Thursday, December 18, 2014

NHÀ VĂN SOLZHENITSYN VIỆT NAM ĐÃ QUA ĐỜI

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời

(Tổng hợp BBC-RFI)- Sau một thời gian dài bị ung thư phổi, nhà văn Bùi Ngọc Tấn  đã  qua đời sáng ngày18/ 12/ 2014, ở tuổi 81,tại nhà người con trai ông ở Hải Phòng.Ảnh: Xuân Bình: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (bên phải)
Sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng, ông bắt đầu sáng tác từ năm 1954.
Ông từng làm phóng viên báo Tiền Phong và biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết.
Tuy nhiên ông được biết đến nhiều trong vai trò một nhà văn.
Nhà văn Bùi ngọc Tấn đã bị 5 năm tù -từ 11/1968 đến 3/1973 - với tội danh “Tuyên truyền phản cách mạng” trong vụ án "Xét lại chống Ðảng, làm tay sai cho nước ngoài”, cùng với  các thân hữu của ông như nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà điện ảnh Huy Vân, nhà báo Vũ Huy Cương, nhà báo Kỳ Vân. 
Sau khi ra tù, ông đã gác bút vì  phải làm nhiều công việc kiếm sống cho bản thân và gia đình.Mãi tới hai mươi năm sau (1994), ông mới trở lại với độc giả bằng những trang hồi ký về nhà văn Nguyên Hồng.
Ông có nhiều tác phẩm được biết đến như : Những người rách việc, Rừng xưa xanh lá, Mùa cưới, Đêm tháng 10, Nhằm thẳng quân thù mà bắn, Nguyên Hồng thời đã mất, Một thời để mất, Một ngày dài đằng đẵng...
 
media
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã được trao nhiều giải thưởng văn học trong nước và cũng đã được tặng Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm “Biển và chim bói cáviết dựa trên những gì ông trải nghiệm trong thời gian làm việc tại một xí nghiệp thủy sản.. Đây là giải thưởng của Liên hoan Sách và Biển, được tổ chức hàng năm tại Pháp. Tác phẩm này do nhà xuất bản Hội nhà văn ở trong nước và công ty Nhã Nam ấn hành lần đầu năm 2009, tái bản năm 2010, 
Nhưng tác phẩm gây nhiều tiếng vang trong và ngoài nước của Bùi Ngọc Tấn là 'Chuyện kể năm 2000' , xuất bản vào năm 2000, (được dịch sang tiếng Anh, Pháp và Đức).Nội dung ghi lại thực tế chốn lao tù CS, qua kinh nghiệm của chính bản thân ông . Ông đã được ví như Solzhenitsyn của Việt Nam.  “Chuyện kể năm 2000' được khởi viết từ cuối năm 1990 và tiếp tục hoàn chỉnh cho tới khi được Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành vào đầu năm 2000 . Nhưng sau đó bộ Văn hóa-Thông tin đã ra quyết định cấm lưu hành , thu gom để tiêu hủy.Các báo ở Việt Nam khi đưa tin về cái chết của ông đều không đề cập gì tới tác phẩm này.