Tuesday, December 2, 2014

QUAN HỆ NGA-THỔ

1) Đóng d án xây dng đường ống“Dòng chy Phương Nam”

clip_image001
 Trong chuyến  công du Ankara, nguyên thủ Nga Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chấm dứt xây dựng dự án "Nam Hải lưu" ( đường ống khí đốt "Dòng chảy phương Nam") (1) nếu như Châu Âu chống lại…vì Bulgaria cấm việc hiện dự án trên lãnh thổ của mình."Với thực tế là chúng tôi vẫn chưa nhận được sự cho phép của Bulgaria, chúng tôi cho rằng trong những điều kiện đó nước Nga không thể tiếp tục dự án này" - ITAR-TASS trích dẫn nhà lãnh đạo Nga.
 Hình : Tổng thống Nga, Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan tại Ankara. Ảnh ngày 01/12/2014. REUTERS/Mikhail Klimentyev/RIA Novosti/Kremlin

clip_image003*Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết rằng quyết định của Tổng thống Vladimir Putin đóng dự án "Dòng chảy phương Nam" liên quan đến quan điểm của EU.Theo Bộ trưởng, trong nhiều năm Ủy ban châu Âu đã không cho phép xây dựng "Dòng chảy" và thuyết phục các nước mà Nga đã ký kết thỏa thuận hủy bỏ việc đó. "
*Tổng giám đốc tập đoàn dầu lửa Nga Gazprom, ông Alexei Miller, ngày 01/12/2014 cũng thông báo từ bỏ dự án ống dẫn khí đốt Nam Hải lưu- South Stream, trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina và quan hệ căng thẳng giữa Nga và Châu Âu 
* Hình : Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_02/280755962/
(1) Dự án ống dẫn khí đối Nam Hải lưu với tổng mức đầu tư lên tới 40 tỷ đô la, chạy từ Nga qua Bulgari để tới các nước phía nam Châu Âu, tránh đi qua Ukraina.

* Bộ Ngoại giao Nga khuyên những ai đã “phá vỡ” “Dòng chảy phương Nam” tính toán hậu quả

Bộ Ngoại giao Nga khuyên những ai đã “phá vỡ” “Dòng chảy phương Nam” tính toán hậu quả
“Những hậu quả của việc chấm dứt thực hiện dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Nam” phải được những ai đã “phá vỡ” nó tính toán,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich tuyên bố như trên để trả lời câu hỏi cuả báo chí về việc quyết định của Nga sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa Matxcơva với các đối tác châu Âu.
Ông Lukashevich đồng thời nhắc nhở về những lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Matxcơva sẽ tìm thấy những hình thức khác để thực hiện kế hoạch của mình về cung cấp khí đốt cho các khu vực khác.
© Photo: «Южный поток
 http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_02/280775878/
2. Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ
Trong ngày đầu tiên chuyến công du Ankara của nguyên thủ Nga, hai nước đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác kinh tế đầy tham vọng : Trao đổi thương mại song phương sẽ tăng gấp 3 từ nay đến năm 2023.
 Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước cũng nêu rõ những bất đồng trong một số hồ sơ quốc tế, như Ukraina, Syria.
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Jérôme Bastion gửi về bài tường trình :
« Liên quan đến Ukraina, ngoài việc nhắc lại quyết tâm giải quyết cuộc khủng hoảng trên cơ sở luật pháp quốc tế, thì Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm trước tiên đến số phận người Tatar ở Crimée. Về điểm này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã hoan nghênh những cam kết rất tích cực của Tổng thống Nga Putin, cụ thể là mở rộng các quyền của cộng đồng người Tatar, như công nhận ngôn ngữ của họ, đó là tiếng Thổ và dành cho cộng đồng này những kênh liên lạc trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Vấn đề Syria thì phức tạp hơn. Dường như sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã làm cho lập trường hai nước xích lại gần nhau hoặc xóa bỏ những bất đồng song phương trong hồ sơ này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói : Cả hai nước đều mong muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng chúng tôi bất đồng về cách thức thực hiện. Về phần mình, Tổng thống Putin bình luận : Tôi không hài lòng về tình hình tại Syria, nhưng ông Bachar Al Assad đã được bầu lên.
Cách nay ít lâu, Ankara đã chỉ trích Matxcơva ủng hộ chế độ khủng bố ở Damas, còn Nga thì tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ các nhóm phiến quân khủng bố. Từ nay, hai nước không chỉ trích tố cáo nhau nữa và nguyên thủ hai nước mong muốn thảo luận, tìm kiếm một giải pháp với sự tham gia của các đối tác trong khu vực, ví dụ như Iran, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã nói như vậy, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể ».
/quoc-te/20141202-nga-huy-du-an-ong-dan-khi-dot-south-stream/