Tuesday, March 14, 2017

TIN VỊT VỀ CÁCH CHỮA BỆNH ( ANH VIỆT)

Fr: Loan Nguyen

Làm sao phát hiện 'tin vịt' dạy cách chữa bệnh



Khi báo Anh, the Independent, phân tích 20 câu chuyện được chia sẻ nhiều nhất trong năm 2016 có chữ 'ung thư' trong tiêu đề, thì có tới quá nửa đưa ra những nội dung mà giới chức ngành y tế hoặc các bác sỹ cho là không đáng tin cậy.(ISTOCK)
Tuy nhiên, vẫn có nhiều triệu người coi đó là những bài viết có nội dung thú vị, đáng chia sẻ trên mạng xã hội.
Nếu như các bài viết nêu tin tức giả về chính trị có thể ảnh hưởng tới cách thức cử tri đi bỏ phiếu, thì các bài báo về sức khỏe đưa ra những cách chữa trị chưa hề được kiểm chứng có khiến độc giả bỏ qua biện pháp điều trị đang được bác sỹ chỉ định để thử nghiệm những gì được nêu trong bài báo không?
Một số người lo sợ rằng những bài báo như thế sẽ gây tác động rất nguy hiểm.
Bản quyền hình ảnh ISTOCK
Mọi người cần phải thận trọng khi đọc tin, nhưng làm sao để biết được những gì ta nhìn thấy trên Facebook hay Twitter hàng ngày là những tin được dựa trên bằng chứng khoa học đúng đắn hay không?
Mỗi ngày, tôi nhận được hàng chục email từ các công ty quảng cáo, đôi khi là thư nói về những nghiên cứu rất hay, nhưng có lúc lại là thư nhảm.
Cũng giống như các phóng viên y tế khác, tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem làm thế nào để biết được tin nào đúng, tin nào không.
Tôi tự hỏi liệu cách tốt nhất để biết được chất lượng bài báo mà mình đang đọc có phải là bằng cách bắt tay vào tìm kiếm những thông tin tương tự hay không.
Thế là cho loạt chương trình phát thanh Health Check của BBC, tôi tìm đến ba phóng viên y tế dày dạn kinh nghiệm để tham vấn, gồm Sarah Boseley, chủ biên mảng y tế của tờ The Guardian, James Gallagher, phóng viên chuyên về khoa học và y tế của BBC, và Ivan Oransky, nhà bình luận của Stat News và cũng là
cây viết của Distinguished tại Đại học New York. Và tôi cũng bổ sung thêm kinh nghi ệm cá nhân nữa.
Bạn có phát hiên ra những dòng tin không đáng tin cậy
 không ?(Getty) 
 1. Trước tiên, hãy nhìn nguồn tham khảo của bài báo. Hãy kiểm tra xem đó có phải là bài đăng trên một tờ báo, một trang mạng hay của một hãng truyền thông có uy tín hay không.
2. Hãy tự hỏi xem liệu kết quả nghiên cứu được đưa ra trong bài đó có thực sự hợp lý không. Nếu thấy nó có vẻ hoàn hảo tới mức không thể tin được thì có lẽ nó không đáng tin.
3. Nếu như bài báo có những mô tả như "điều bí mật thậm chí bác sỹ cũng không nói cho bạn biết" thì ta nên thận trọng. Các bác sỹ chẳng có lợi gì khi giữ bí mật những cách chữa trị hiệu quả. Họ muốn chữa khỏi bệnh cho mọi người, bởi đó chính là công việc của họ.
4. Nội dung càng tuyên bố mạnh mẽ bao nhiêu thì bạn càng cần phải xem thêm bằng chứng nhiều bấy nhiêu, đủ để bạn có thể tin rằng nội dung đó đúng. Nếu thực sự có một bước đột phá thì hẳn là cách điều trị được nhắc tới đã phải được thử nghiệm trên hàng ngàn bệnh nhân, được công bố trên các tạp chí y khoa và được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông lớn nhất thế giới. Nếu như đó là điều mới và chỉ có một bác sỹ khuyên dùng, thì bạn nên chờ đợi cho tới khi có thêm các bằng chứng trước khi nghe theo lời khuyên đó.
5. Nếu bài viết nói rằng kết quả nghiên cứu được nêu đã được công bố trong một tạp chí nào đó, thì bạn hãy tìm kiếm nhanh trên mạng để kiểm tra xem tạp chí đó có phải là loại được kiểm định nội dung (peer-reviewed) không. Tức là loại tạp chí trước khi in một bài báo thì họ sẽ gửi nội dung bài cho các khoa học gia làm việc trong cùng ngành đó để yêu cầu họ nghiên cứu, thẩm định. Ngay cả các tạp chí như thế cũng có khi rút lại những bài đã đăng nếu phát hiện có sự gian lận, nhưng đa phần các bài đều đạt chất lượng. Nếu như kết quả nghiên cứu chưa được công bố trên một tạp chí được kiểm định nội dung thì rất cần nghi ngờ, cảnh giác.
6. Cách chữa trị tuyệt vời được nêu trong bài viết đã từng được thử nghiệm trên con người chưa? Hay mới chỉ trong ống nghiệm, hay trên chuột trong phòng thí nghiệm? Nếu chưa được thử nghiệm trên người thì cách chữa trị đó có thể vẫn rất thú vị về mặt khoa học và hứa hẹn sẽ đem lại kết quả đáng mừng, nhưng vào lúc này thì vẫn còn quá sớm để biết liệu có hiệu quả gì khi áp dụng cho con người hay không.
7. Mạng internet có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hãy tìm hiểu trên trang mạng chuyên bình luận về việc đưa tin trên truyền thông, như Health News Review, và bạn sẽ nhận ra là họ đã làm giúp bạn rất nhiều trong việc kiểm tra độ tin cậy của thông tin được nêu trong bài báo mà bạn quan tâm.
8. Nếu không, hãy tìm kiếm tên của phóng viên viết bài để xem họ thường viết về chủ đề gì. Nếu họ thường viết về khoa học hay y tế thì nhiều khả năng họ biết cần đặt ra những câu hỏi gì liên quan tới biện pháp chữa trị mới.
9. Hãy tìm kiếm trên mạng bằng các thông tin nêu trong câu chuyện, và kèm thêm chữ "myth" (hoang đường) hoặc "hoax" (tin vịt). Có thể bạn sẽ thấy là chủ đề này đã được chỉ trích, đề cập tới ở đâu đó rồi.
10. Và cuối cùng, một khi bạn xác định được là câu chuyện về sức khỏe đó không phải là tin giả, đã được công bố trên một tạp chí y khoa có uy tín, thì bạn vẫn nên kiểm tra phương pháp tiến hành cuộc nghiên cứu. Trang Behind the Headlines thuộc Cơ quan Y tế Anh quốc (NHS) xem xét chi tiết các nghiên cứu, thảo luận về cách thức các nghiên cứu đã được thực hiện, và về việc liệu các kết quả thu được có được tường thuật một cách chính xác hay không.




Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen


How to spot misleading health news
·                         By Claudia Hammond
9 February 2017 
When the UK newspaper, the Independent, analysed the 20 most shared stories in the past year with cancer in the headline, more than half included claims which health authorities or doctors had discredited. Yet many millions of people had considered them interesting enough to share on social media.
If fake news stories about politics can influence voting patterns, then could health stories about unproven treatments result in people eschewing their current medical treatment in favour of the latest recommendation in an article they see? Some fear these articles could be dangerous.
People need to be wary of what they read, but how are they supposed to know whether something they see on Facebook or Twitter is based on good science? Every day I get dozens of emails from PR companies, sometimes about very good research, sometimes about nonsense. Like other health journalists, I spend time working out how to spot which is which.
I wondered whether the only way to be sure of the quality of what you're reading, is to start employing the same tactics. So for the BBC's radio series Health Check, I turned to three experienced health journalists for their tips – Sarah Boseley, the health editor of The Guardian, James Gallagher, BBC Science and Health reporter and Ivan Oransky, Watchdog Columnist at Stat News and Distinguished writer in residence at New York University. I also added a few of my own.  
1. First, look for the source of the article. Check that it's from a newspaper, website or broadcasting organisation with a good reputation.  
2. Ask yourself whether this finding is really plausible. If it looks too good to be true, it probably is.
3. If it's described as "the secret that even doctors won't tell you" then be wary. Doctors have little to gain by keeping effective treatments a secret. They want to cure people. That's what they're there for.
4. The bigger the claim, the more evidence you need to see that it's true. If this really is a massive breakthrough (and of course massive breakthroughs do happen) it will have been tested on thousands of patients, published in medical journals and covered by the biggest media around the world. If it is something so new that just one doctor is recommending it, you would do well to wait for some more evidence before following any health advice.
5. If the article says the research has been published in a particular journal, do a quick search online to check that the journal is peer-reviewed. This means that before an article can be published, it is sent out for scrutiny by scientists working in the same field. Occasionally even peer-reviewed papers have to be retracted if the results are later discovered to be fraudulent, but the vast majority do stand. If the research has not been published in a peer-reviewed journal, be more sceptical.
6. Has the wonder treatment been tried in humans yet? Or only in a test-tube, or in mice?  If human trials haven't taken place, the treatment could still be interesting scientifically and it could show promise, but it's too early to say whether it will ever be a viable treatment for people.  
7. The web can save you a lot of time.Check it out on a website that reviews media coverage of news such as Health News Review, and you might find they've done the hard work for you.

How do you spot the untrustworthy headlines? (Credit: Getty Images)
8. If not, search for the journalist's name to see what they usually write about. If they regularly write about science or health they're more likely to know the right questions to ask about a new treatment.  
9. Do an online search for the story's details, plus the word "myth" or "hoax". You might find it's already been critiqued elsewhere.
10. Finally, once you've established that a health story isn't fake and has been published in a reputable journal, you might still want check the methodology of the research. NHS Behind the Headlineslooks at studies in detail, discussing how they were done and whether they've been reported correctly in the press. 


         Words
        Syllables
         IPA
   Pronunciation
promise
 prom-ise
/ˈprɒmɪs/
compromise
 com-pro-mise
/ˈkɒmprəmaɪz/
chew
 chew
/tʃuː/
eschew
 es-chew
/ɪsˈtʃuː/
Listen to Claudia Hammond discuss this topic and more on the BBC radio programme Health Check.
Join 800,000+ Future fans by liking us on Facebook, or follow us on Twitter, Google+, LinkedIn and Instagram
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter, called "If You Only Read 6 Things This Week". A handpicked selection of stories from BBC Future, Earth, Culture, Capital, Travel and Autos, delivered to your inbox every Friday.