Thursday, July 13, 2017

CÁCH TRÁNH BỊ NGHE DỐI TRÁ VÀ XEM TIN VỊT'

Cách tránh bị nghe dối trá và xem 'tin vịt'

David Robson
BBC Future
Ông Trump từng chỉ trích các hãng tin lớn việc đăng tin giả mạo.AFP
Từ những tuyên bố rằng gia đình Simpsons đã tiên đoán việc trúng cử tổng thống của Trump từ năm 2000 cho đến câu chuyện vô lý rằng Hoàng Hậu đã nói đùa về việc ám sát Trump, truyền thông xã hội của chúng ta tràn ngập những điều dối trá và gây hiểu lầm.

Hãy xem xét việc xả súng ngày 29/2 trong một nhà thờ hồi giáo ở Quebec của Alexandre Bissonnette. Chỉ trong vài giờ, lý thuyết âm mưu đã bắt đầu lan tràn, tuyên bố rằng có sự che đậy của cảnh sát để bảo vệ một kẻ tòng phạm hồi giáo.
Như David Mikkelson, người đồng thành lậptrang mạng Snopes, nói: "Chuyện nhảm nhí dâng nhanh hơn cả bạn bơm." Cụ thể là, số người xem của Snopes tăng gần gấp đôi (tới 13.6 triệu người xem/tháng) trong tháng 10 năm ngoái, khi mà bạn đọc cố gắng để hiểu những sự kiện dẫn tới việc bầu cử.
May mán là các nhà tâm lý đã bắt đầu hiểu vì sao ta chấp nhận những lới tuyên bố mơ hồ khi nó hợp với quan điểm của mình, trong khi lại không đếm xỉa gì đến những thực tế mà nó không phù hợp với ta. Ở bài tổng kết những nội dung đã viết từ trước này, chúng tôi muốn nêu ý thăm dò 6 chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tránh bị lừa.

Đừng bị dụ dỗ vì sự đơn giản

Một loạt các nghiên cứu cho hay là thật dễ dàng để che dấu một sự dối trá dưới màn che của tín nhiệm, bằng cách cho nó có vẻ thật rõ ràng nên nó là sự thật. Thường thì điều này tập trung vào "sự trôi chảy mang tính nhận thức", tùy thuộc ý tưởng đó có dễ xử lý hay không. Chỉ cần in một câu chuyện với font chữ dễ đọc là xong trò bịp. Với cùng lý do đó, chúng ta cũng dễ tin ai đó nếu thấy họ quen thuộc (thí dụ như họ xuất hiện nhiều trên TV), ngay cả khi họ rõ ràng không có chuyên môn trong điều mà họ nói. Bạn hãy cố hỏi các nguồn tin của mình và hãy nhìn ra ngoài sự trình bày lừa gạt này.

Khôn ngoan khi nhìn hình đã sửa đổi

Hình ảnh cũng có thể làm tăng sự cả tin cho câu chuyện, nhưng do có phần mềm như Photoshop, ảnh có thể dễ dàng bị sửa đổi, và bạn không thể nghĩ rằng việc này có thể bóp méo trí nhớ sự kiện của bạn dễ dàng tới mức nào. Trang mạng Slate có làm một thí nghiệm trong đó họ đăng những ảnh của một vài sự kiện chính trị, chỉ một số ảnh là thật. Khi được hỏi sau đó, gần 1/2 người đọc tuyên bố rằng họ đã nhớ rằng những sự kiện giả tạo đã thực sự xảy ra. Đây chỉ là một phương pháp gợi ý tế nhị để cho người ta tin vào sự dối trá. Do vậy bạn hãy xem nhiều nguồn thông tin, và đừng chỉ dựa vào bằng chứng có ngay trước mắt mình.

Chấp nhận mình dốt

Nhiều người quá tự tin, nghĩ rằng mình hiểu biết hơn một người trung bình. Và cái smartphone (với kiến thức vô biên ở đầu ngón tay) có thể làm trầm trọng hóa sự tự tin. Vì vậy, ta có thể ít phê phán các thông tin mà nó củng cố giả thuyết của ta, trong khi đó ta gạt bỏ những cái không như ta nghĩ.

Nhìn ra ngoài tầm ảo tưởng của mình

Như Zaria Gorvett giải thích trong câu chuyện của bà về "phân cực nhóm", người ta thường hội tụ quan điểm với những người quanh họ, về hình thức và ở lân cận với họ. Do vậy hãy cố nói chuyện với những người có cách nhìn nhận khác với cách của mình, và hãy xem những nguồn tin tức mà bạn thường không đọc. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên tìm thấy những thông tin mà chúng đặt câu hỏi cho những sự việc mà bạn cho là đương nhiên.

Hãy hiếu kỳ

Theo phương châm tương tự, nhà tâm lý Tom Stafford đề xuất là tất cả chúng ta sẽ có lợi nếu hiếu kỳ hơn. Trong khi sự giáo dục đơn phương ít có tác động ngăn cản sự phân cực trong suy nghĩ, những người hiếu kỳ hơn xem ra là người đánh giá cao bằng chứng khoa học một cách cân đối hơn nên họ không bị hệ tư tưởng hiện hữu che khuất mắt.

Xem xét điều ngược lại

Bạn cũng có thể có lợi từ chiến lược sau đây được thấy trong một bài viết xuất sắc về tâm lý. Như Stafford mô tả trong bài viết của ông, những người tham gia được yêu cầu đọc những bài báo về án tử hình với những chỉ dẫn như sau: "Bạn hãy tự hỏi mình ở từng bước xem bạn có cùng sự đánh giá cao hoặc thấp nếu như chính bài nghiên cứu này đưa ra những kết quả ngược lại với vấn đề nêu lên."
Thí dụ, nếu được nghe trình bày với những số liệu cho rằng án tử hình làm giảm tỷ lệ án mạng, thì những người tham gia được yêu cầu phân tích phương pháp luận của nghiên cứu và tưởng tượng là kết quả là ngược lại. Kỹ thuật này hóa ra làm giảm sự thiên vị đồng ý của những người tham gia, xu thế của họ là gạt bỏ bằng chứng không phù hợp với lòng tin hiện hữu của họ, đồng thời làm cho họ có tính phê phán hơn với những bằng chứng ủng hộ giả thuyết của họ. Kết quả là, nhìn chung, họ có được ý kiến cân đối hơn.





How to avoid falling for lies and fake news
  • By David Robson
11 February 2017
From claims that The Simpsons predicted Trump's presidency in the Year 2000 to the absurd /əbˈsɜː(r)d/ story that the Queen has joked about assassinating Trump, our social media feeds are awash /əˈwɒʃ/ with lies and misunderstandings.
Just consider the 29 January shootings in a Quebec mosque /mɒsk/, by Alexandre Bissonnette. In just a few hours, conspiracy theories had begun to percolate /ˈpɜ(r)kəleɪt/, claiming a police cover-up to protect a Muslim accomplice /əˈkʌmplɪs/.
As David Mikkelson, the co-founder of myth-busting site Snopes, puts it: "The bilge 
/bɪldʒ/ is rising faster than you can pump." Tellingly, Snopes's own traffic almost doubled – to 13.6 million monthly visitors – in October last year, as readers struggled to make sense of the events leading up to the election.
Fortunately, psychologists are beginning to understand why we accept dubious /djuːbiəs/claims that support our own viewpoint while neglecting facts that disagree with our views. In this round-up of our previous content, we explore six strategies you can adopt to avoid being fooled.
Don't be seduced by simplicity
A series of studies have shown that it is surprisingly easy to mask a lie in the veil of credibility, by making it sound so obvious it must be true. Often, this revolves around the "cognitive /ˈkɒɡnətɪv/ fluency" – whether the idea is easy to process. Simply printing a story in an easy-to-read font can do the trick. For the same reason, we are also more likely to trust someone if they feel familiar (if they have appeared on TV a lot, for instance) – even if they clearly lack expertise /ˌekspə(r)ˈti:z/ in what they are saying. Try questioning your sources and look beyond the slick presentation. 
Be smart to doctored images
Images can also increase a story's cognitive fluency, but thanks to software like Photoshop, they can now be easily doctored, and you may not realise just how easily this can manipulate your memory of history. The site Slate once ran an experiment, in which they showed pictures of certain political events – only some of which were real. When questioned afterwards, nearly half their readers claimed to have remembered the fake events actually occurring. It's just one method of subtle suggestion that could lend credibility to a lie. So try to look for multiple sources of information, and don't just rely on the evidence immediately in front of your eyes.
Accept your ignorance /ˈɪɡnərəns/
Many people suffer from over-confidence – the belief they know more than the average person. And our smartphones – with infinite knowledge at our finger-tips – can exacerbate /ɪɡˈzæsə(r)beɪt/  this effect. As a result, we may feel less critical of the information that reinforces our assumptions, while dismissing anything that disagrees with us.
Look beyond your bubble
As Zaria Gorvett explains in her story on 'group polarisation', people naturally converge on the views of those around them – in both their physical and virtual neighbourhoods. So try talking to people with different views from your own, and look to news sources you wouldn't normally read. You might be surprised to find information that questions the facts you took for granted.
Be curious
Along similar lines, psychologist Tom Stafford suggests that we could all benefit from being more curious. Whereas education alone does little to prevent polarised thinking, people who are more curious appear to appraise scientific evidence in a more balanced way – so that they are not blinded by their existing ideology.
Consider the opposite /ˈɒpəzɪt/
You may also benefit from the following strategy found in a vintage psychology paper. As Stafford describes in his piece, participants were asked to read articles about the death penalty, with the following instructions: "Ask yourself at each step whether you would have made the same high or low evaluations had exactly the same study produced results on the other side of the issue."
So, for example, if presented with data suggesting the death penalty /ˈpen(ə)lti/ lowered murder rates, the participants were asked to analyse the study's methodology and imagine the results pointed the opposite /ˈɒpəzɪt/ way. The technique turned out to reduce the participants' confirmation bias – their tendency to discount evidence that did not agree with their existing beliefs, while leading them to be more critical of the evidence that supported their assumptions. As a result, they came to a more balanced opinion overall.
http://www.bbc.com/future/story/20170131-the-secret-to-living-a-meaningful-life

          Bảng từ vng  4 cột
http://www.macmillandictionary.com/

    Từ     Âm tiết      Phiên âm      Phát âm
absurd ab-surd  /əbˈsɜ:(r)d/ /absurd/
awash a-wash  /əˈwɒʃ/  /awash/
bilge bilge /bɪldʒ/  /bilge?
cognitive cog-ni-tive /ˈkɒɡnətɪv/ /cognitive/
expertise ex-per-tise /ˌekspə(r)ˈti:z/  /expertise/
mosque mosque /mɒsk/  /mosque//
percolate per-co-late /ˈpɜ(r)kəleɪt/  /percolate//

Phân biệt phát âm 
accomplice ( đồng lõa )                   /əˈkʌmplɪs/    /accomplice/
accomplish ( hoàn thành/hoàn tất)  /əˈkʌmplɪʃ/     /accomplish

mask  (mặt nạ)                      /mɑ:sk/   /mask_1
mosque (đền thờ Hồi giáo)  /mɒsk/     /mosque