Monday, January 29, 2018

BỒ ĐỀ VỮNG ,NHÂN LOẠi HƯNG ( BBC : SONG NGỮ )

Fr: Loan Nguyen

Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề

Mike Shanahan BBC Earth
2 tháng 7 / 2017
Hơn 2.000 năm trước, một nhánh từ thân cây đặc biệt quan trọng đã được chiết ra theo lệnh của quốc vương Ấn Độ Ashoka Đại đế. Nó nằm ngay dưới tán cây nơi được cho là Đức Phật Thích Ca Mầu Ni đã đắc đạo.

Ashoka ban tặng dấu ấn vương quyền lên cành cây rồi trồng nó trong một bình làm bằng vàng ròng, rồi đưa cành cây lên núi và rồi đưa xuôi Sông Hằng xuống Vịnh Bengal.
Tại đó, nàng công chúa con ngài đã rước nó lên tàu ra khơi, đem tới Sri Lanka cung tiến cho nhà vua nước này. Vua Ashoka yêu mến cái cây tới mức ngài đã nhỏ lệ khi nhìn cảnh nó được đưa đi.
Câu chuyện này, được trích từ sử thi The Mahavamsa của Sri Lanka, nói tới cây bồ đề, mà các khoa học gia gọi là Ficus religiosa. Đúng như tên gọi của nó, cây bồ đề nối về với quá khứ hàng ngàn năm, trước cả thời vua Ashoka.
Thế nhưng bồ đề không phải là loại cây duy nhất. Nó chỉ là một trong số hơn 750 loại khác nhau trong chi họ sung. Không loài cây nào có sức mạnh hơn chi họ sung trong việc tác động tới trí tưởng tượng của con người.
Loài cây này xuất hiện trong mọi loại tôn giáo lớn, có ảnh hưởng tới các vị vua, các nữ hoàng, các nhà khoa học, và binh lính. Chúng đóng vai trò trong sự tiến hóa của loài người và trong thuở bình minh của văn minh nhân loại.
Tượng Phật tại Chùa Đá, tức chùa Rangiri Dambulla Rajamaha Viharaya tại Dambulla, Sri Lanka
        AFP/GETTY IMAGES
Những cái cây này không chỉ chứng kiến lịch sử mà chúng còn định hình lịch sử; nếu được nhìn nhận một cách đúng đắn thì có lẽ chúng thậm chí sẽ còn làm cho tương lai chúng ta trở nên phong phú hơn.
Hầu hết các loài cây có hoa đều nở bung cho thế giới chiêm ngưỡng, nhưng các loại cây thuộc chi họ sung lại giấu hoa bên trong những trái quả rỗng ruột. Và trong khi hầu hết các loài cây chôn vùi gốc rễ xuống đất, thì cây vả sống bám (strangler fig) lại khoe chúng trên phía trên.
Vả sống bám là loài cây thú vị, mọc lên từ những hạt cây do chim, thú thải ra, mắc lại trên các cây khác. Nhờ việc nảy nở từ tầng trên của những tán rừng rậm thay vì ở mặt đất tối tăm, hạt cây sống bám có đủ ánh sáng cần thiết để phát triển mạnh mẽ.
Trong quá trình phát triển, chúng mọc rễ dài từ trên không xuống dưới, và đám rễ ngày càng trở nên dày dặn, to cứng thêm, bao trùm và biến cây chủ thành một 'con mồi' sống. Chúng thậm chí còn có thể bóp nghẹt, làm chết những cây chủ to lớn, và phát triển mạnh mẽ, trở thành những khối cột cao lớn.
Có hai quốc gia đã dùng hình ảnh cây vả sống bám để trang trí trên phù hiệu.
Tại Indonesia, cây này biểu tượng cho sự thống nhất đến từ sự đa dạng, những cái rễ chằng chịt thể hiện cho vô số những hòn đảo tạo thành nước này.
Còn ở Barbados, nó được lấy cảm hứng từ cảnh nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Pedro a Campos được chào đón khi chiếc thuyền của ông cập đảo hồi 1536. Ông đã nhìn thấy nhiều cây vả sống bám mọc dọc bờ biển của đảo, loại cây có tên khoa học Ficus citrifolia. Từng chùm rễ khổng lồ màu nâu đỏ mạnh mẽ rủ từ những cành cây xuống trông giống như những lọn râu tóc được bện xoắn. A Campos đã đặt tên cho đảo là Los Barbados - "đảo râu dài".
Hơn 300 năm sau, nhà sinh vật học người Anh Alfred Russel Wallace đi khám phá các hòn đảo ở phía bên kia của Trái Đất. Ông nói các cây vả sống bám mà ông từng nhìn thấy trong hành trình odyssey kéo dài tám năm của mình trên khắp Quần đảo Malay là "những cái cây vô cùng độc đáo ở trong rừng". Việc chúng vượt qua được những trở ngại để tồn tại đã tạo cảm hứng để ông phát triển học thuyết tiến hóa nhờ sự lựa chọn tự nhiên, là thuyết hoàn toàn độc lập so với thuyết tiến hóa của Charles Darwin.
Nhưng vả sống bám đã bắt rễ được vào tâm trí con người từ rất lâu trước khi các nhà thám hiểm châu Âu bắt đầu hành trình trên biển.
Ta hãy nhìn vào cây bồ đề của Ashoka Đại đế. Những người theo Phật giáo, Ấn giáo và Gia-nai giáo (một loại tôn giáo phát xuất từ Ấn Độ) đã thờ phụng loại cây này trong suốt hơn hai ngàn năm qua.
Cây bồ đề cũng xuất hiện trong khúc chiến ca của giới Bà-la-môn hồi 3.500 năm trước.
Và trước đó nữa 1.500 năm, cây bồ đề xuất hiện trong các truyền thuyết, trong nghệ thuật của nền văn minh lưu vực sông Ấn (Indus Valley Civilisation).
Người dân ở Ấn Độ nắn rễ cây thành những cây cầu sống vững chắc ADITIVERMA/CC BY 2.0
Tại các nơi khác ở châu Á - mà có thể nói là trên toàn các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, các nền văn hóa đã tiếp nhận cây đa, cây đề như những biểu tượng quyền lực và là nơi để người ta tới làm lễ cầu nguyện.
Những cây này được xuất hiện trong các câu chuyện kể, trong văn hóa dân gian, và trong cả các nghi lễ về sinh sản.
Được tôn kính nhất là cây bồ đề Ấn Độ (Ficus benghalensis), loại cây có thể lớn tới mức từ xa nhìn lại thì trông nó giống như một khu rừng nhỏ.
Cây bồ đề Ấn Độ có thể phát triển rất to bởi rễ của chúng thả xuống từ các cành có thể hợp lại với nhau thành các cột trụ to, chắc như các cây sồi, đỡ cho các cành khổng lồ của cây, cho phép các cành cây mọc ra dài hơn, rồi lại tiếp tục thả xuống nhiều rễ thêm nữa.
Có một cây bồ đề ở Uttar Pradesh được cho là bất tử. Một cây khác tại Gujarat được cho là đã lớn lên từ một nhánh con chỉ bé bằng cái bàn chải đánh răng. Một cái cây khác, cây thứ ba, được cho là đã mọc lên khi một thiếu phụ lao mình vào dàn hỏa thiêu xác người chồng quá cố để quyên sinh theo. Cây này, mọc tại Andhra Pradesh, lớn tới mức đủ chỗ trú cho 20 ngàn người.
Những người châu Âu đầu tiên được hưởng bóng mát của cây bồ đề là Alexander Đại đế và đội quân chinh chiến của ông, vốn đặt chân tới Ấn Độ vào năm 326 trước Công nguyên.
Những câu chuyện kể của họ về cây này nhanh chóng đến tai nhà triết học Hy Lạp cổ đại, Theophrastus, người đã đặt nền móng cho ngành thực vật học hiện đại.
Ông đã nghiên cứu loại cây vả cho quả ăn được, vả tây, có tên khoa học là Ficus carica. Theophrastus nhận thấy có những con bọ tí xíu chui ra chui vào quả vả. Điều này trở thành một trong những khám phá thú vị nhất của ngành sinh vật học.
Hơn 2.000 năm trôi qua cho tới khi các khoa học gia phát hiện ra rằng mỗi giống vả lại có một loại côn trùng thụ phấn riêng cho mình, và một số giống vả thậm chí còn có hai loài côn trùng 'đặc chủng' như thế. Tương tự, mỗi loại bọ vả chỉ có thể đẻ trứng vào hoa của những loài vả nhất định mà thôi.
Mối quan hệ này đã bắt đầu từ hơn 80 triệu năm trước, và nó đã định hình thế giới kể từ đó tới nay. Các giống thuộc chi họ sung Ficus phải đảm bảo ra quả trong cả năm để đảm bảo sự sinh tồn cho các giống bọ thụ phấn cho nó. Đây là điều tuyệt vời cho các loài động vật ăn trái cây vốn rất khó tìm được thức ăn trong phần lớn thời gian trong năm. Thực sự, các trái sung, vả giúp nuôi, duy trì sự tồn tại của nhiều loài động vật trong đời sống tự nhiên hơn bất kỳ loài trái cây nào khác.
Có hơn 1.200 giống loài động vật khác nhau ăn quả vả, trong đó có một phần mười toàn bộ các loài chim trên thế giới, gần như toàn bộ các loài dơi ăn hoa quả đã được con người biết đến, và hàng chục loài linh trưởng. Đổi lại, các loài động vật này cũng giúp phát tán hạt cây đi các nơi. Bởi vậy, các nhà sinh thái học đã gọi quả vả là "những nguồn tài nguyên chủ yếu". Và cũng giống như hòn đá trụ của một cây cầu, nếu như cây vả biến mất thì mọi thứ khác cũng bị phá hủy theo.
Cây vả không chỉ giúp nuôi dưỡng động vật. Việc quả vả chín quanh năm có lẽ cũng giúp cho sự tồn tại bền vững của tổ tiên loài người trong giai đoạn sơ khai.
Những quả vả chứa nhiều năng lượng có thể đã giúp cho tổ tiên chúng ta phát triển não bộ to hơn. Có giả thuyết cho rằng bàn tay chúng ta tiến hóa để trở thành công cụ hữu hiệu nhằm đánh giá xem quả vả đã mềm chưa, tức là đã đủ ngọt, đủ dinh dưỡng, năng lượng để ăn hay chưa. Các loại quả vả nằm trong số những cây quả đầu tiên mà con người thuần hóa từ hàng ngàn năm trước.
Nữ thần Ai Cập Hathor hiện lên từ cây vả để chào đón linh hồn các vị vua pharaoh vào thế giới bên kia, theo tín ngưỡng của người A Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại đã thuần hóa được một loài sung có tên gọi Ficus sycomorus (sung dại khô), là loài cây mà côn trùng thụ phấn cho nó hoặc đã tuyệt chủng, hoặc chưa từng có mặt tại vùng đất đó. Lẽ ra thì loài sung này sẽ không thể cho ra được nổi một quả sung chín. Thế nhưng những người nông dân đã tìm được cách 'đánh lừa' cây bằng cách dùng lưỡi dao vạch lên thân cây.
Trước đó rất lâu, quả sung đã là một nguồn thu chính của nông nghiệp Ai Cập. Các nhà nông thậm chí còn luyện cho khỉ biết trèo cây hái quả nữa.
Cây sung ở Ai Cập vừa là thực phẩm, vừa nuôi dưỡng những niềm tin tôn giáo. Các vị vua Ai Cập, Pharaoh, đem các quả sung khô vào hầm mộ của mình nhằm giúp linh hồn vua trên hành trình đi sang cõi bên kia thế giới. Các vị vua tin rằng nữ thần Hathor sẽ hiện lên từ một cây sung thần bí để đón họ vào thiên đường.
Từ phía bắc sang phía đông, loài họ hàng ngọt ngào hơn của sung dại khô Ai Cập là vả tây (F. carica) đã trở thành một loại thực phẩm quan trọng của một số nền văn minh cổ đại khác.
Vua Urukagina của nền văn minh lưu vực sông Ấn đã viết về loại quả này từ gần 5.000 năm trước. Vua Nebuchadnezzar II cho trồng chúng trong các khu vườn treo Babylon. Vua Solomon của Israel ca ngợi chúng trong một bài hát. Người Hy Lạp cổ đại và người La Mã nói quả vả là thứ hoa trái đến từ thiên đường.
Sức hấp dẫn của loài quả này có lẽ có thể được giải thích bằng một điểm quan trọng khác. Ngoài việc ngon ngọt, chúng còn có nhiều chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất.

Quả vả có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. BERNARD DUPONT/CC BY 2.0
Những lợi ích dinh dưỡng này đã được biết đến từ lâu. "Quả vả rất bổ dưỡng," nhà triết học La Mã hồi thế kỷ thứ nhất Pliny Già (Pliny the Elder) viết, "và là thứ thực phẩm ngon nhất mà những người bị ốm bệnh lâu ngày có thể ăn."
Một ví dụ nổi tiếng về sức mạnh trị bệnh của cây vả được nêu trong Kinh Thánh. Hezekiah, Vua vùng Judah, đã 'lâm bệnh đến chết' nhưng đã khỏe trở lại sau khi những kẻ tôi tớ đắp quả vả nghiền nhuyễn lên da ngài.
Khả năng trị bệnh của cây vả không chỉ nằm ở các quả cây. Các loại thuốc được phát triển qua hàng ngàn năm đã sử dụng cả vỏ cây, lá cây, rễ cây và cả nhựa cây nữa.
Việc dùng cây vả để chữa bệnh thậm chí còn có từ trước khi loài người hình thành. Tổ tiên còn sống gần gũi nhất với chúng ta là tinh tinh có vẻ như cũng biết cách dùng các loại cây này để chữa trị bệnh, cho thấy tổ tiên chung của loài người và tinh tinh cũng biết làm vậy.
Các nhà nghiên cứu làm việc tại Uganda thỉnh thoảng quan sát được các con tinh tinh ăn những thứ thức ăn khác thường, chẳng hạn như vỏ cây hoặc lá cây vả dại. Những con tinh tinh này có lẽ đang tự chữa bệnh, các nhà nghiên cứu kết luânh. Các xét nghiệm cho thấy thành phần lá và vỏ cây vả có tác dụng chống khuẩn, các loài ký sinh trùng, và các khối u.
Cây vả, cây sung không chỉ giúp cho các nền văn minh, các nền văn hóa của con người phát triển. Chúng còn chứng kiến cảnh lụi tàn nữa, và thậm chí còn giúp chôn vùi, che giấu những kết cục suy tàn đó.
Chẳng hạn như các thành phố vĩ đại của nền văn minh lưu vực sông Ấn từng phát triển rực rỡ trong thời gian từ năm 3300 đến 1500 trước Công nguyên, nhưng chúng đã biến mất khỏi lịch sử loài người cho tới tận năm 1827, khi một kẻ đào tẩu bỏ chạy khỏi Công ty Đông Ấn có tên là Charles Masson phát hiện ra.
Những cây sống bám khổng lồ hiện lên sừng sững át hết các loại cây khác. Những đống đổ nát nhô lên như những gò đống bí hiểm. Người dân địa phương nói với Masson rằng đó là những vết tích còn lại của một xã hội bị thần linh trừng phạt vì "những ham muốn và những tội lỗi của nhà vua". Thực ra, chính là một trận hạn hán kéo dài đã khiến nền văn minh lưu vực sông Ấn tàn lụi.
Các cây vả sống bám cũng thay thế chỗ của con người ở những nơi bị nạn khô hạn xóa sổ, như các kim tự tháp của người Maya ở Tikal thuộc Guatemala, hay các ngôi đền Khmer ở Angkor Wat của Campuchia.

HULTON ARCHIVE/GETTY IMAGES
Trong các trường hợp kể trên, các cây vả đã giúp rừng xanh trở lại, bao phủ lên các khối kiến trúc bị bỏ hoang. Các hạt cây nảy lên từ các vết nứt trong tường đá. Rễ cây công phá các vết vữa và bao cuốn, bóp nghẹt những bức tường. Cây vả thu hút vạn vật tới sinh sống, và rồi những sinh vật đó lại đem hạt cây đi phát tán xa hơn. Cứ thể, rừng xanh dần lấn hết các khối công trình do con người dựng lên.
Sức mạnh này cũng đã được chứng kiến tại các núi lửa như Krakatoa, nơi trận núi lửa phun trào hồi 1883 đã hủy diệt toàn bộ sự sống trên đảo. Các cây vả tái chiếm những nơi vốn chỉ còn mỗi lớp nham thạch, khởi đầu cho sự hình thành của những khu rừng mới.
Ở khắp các khu vực nhiệt đới, các khoa học gia nay đang dựng lại hiệu ứng này với việc trồng các cây vả để tăng tốc tái phát triển rừng ở các nơi cây cối đã bị đốn mất gần hết do nạn chặt phá bừa bãi.
Và điều này đồng nghĩa với việc cây vả có thể đem lại hy vọng cho tương lai trong bối cảnh có tình trạng biến đổi khí hậu.
Cây vả cũng có thể giúp chúng ta thích nghi được với những điều kiện khắc nghiệt.
Ở vùng đông bắc Ấn Độ, người dân nắn rễ cây vượt sông, tạo thành những cây cầu sống dày dặn, vững chắc, giúp việc qua lại được dễ dàng trong những mùa mưa lũ.
Tại Ethiopia, cây vả giúp nhà nông thích nghi với nạn khô hạn bằng việc cung cấp bóng râm vô cùng cần thiết cho hoa màu, và thức ăn khô cho dê. Đây là những tác dụng có thể có ích cho cả những vùng khác nữa.
Nhìn chung, cây vả có thể giúp chúng ta hạn chế bớt tình trạng thay đổi khí hậu, bảo vệ tính đa dạng sinh thái, và cải thiện đời sống nếu như chúng ta tiếp tục trồng và bảo vệ chúng, điều mà nhân loại đã làm từ cả ngàn năm qua.
Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, việc chặt hạ các cây thuộc chi họ sung, như cây đa, cây đề, là điều cấm kỵ.
Câu chuyện lịch sử dài lâu của loài cây đặc biệt này nhắc nhở cho chúng ta rằng chúng ta chỉ mới xuất hiện trên Trái Đất này thôi, so với quá trình 80 triệu năm tồn tại của chúng. Tương lai của chúng ta sẽ an toàn hơn nếu như chúng ta đưa những loài cây đặc biệt này vào kế hoạch đồng hành với chúng ta tới tương lai.
http://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-40409153


 
Daniel Doan* Paula Le *Kimmy Nguyen



The tree that shaped human history/ˈhɪst(ə)ri/
Fig trees have not only witnessed history but have shaped it and they could even enrich
 /ɪnˈrɪtʃ/our future
    • By Mike Shanahan  17 January 2017
Over 2,000 years ago, an important tree had one of its branches removed on the order of Indian emperor Ashoka the Great. It was under this very tree that the Buddha is said to have attained enlightenment/ɪnˈlaɪt(ə)nmənt/. Ashoka bestowed /bɪˈstəʊdkingship on the branch, and planted it in a thick-rimmed solid gold vase.
He then took the branch over mountains and down the Ganges River to the Bay of Bengal. There, his daughter carried it aboard a ship and sailed for Sri Lanka to present it to the king. Ashoka loved the plant so much that he shed tears as he watched it leave.
This story, from the epic poem The Mahavamsa, is about a kind of fig tree scientists call Ficus religiosa. True to its name, an unbroken line of devotion towards it stretches back to thousands of years before Ashoka's time.
But F. religiosa is not alone. It is just one of more than 750 fig species. No other plants have held such sway over human imagination. They feature in every major religion and have influenced kings and queens, scientists and soldiers. They played roles in human evolution and the dawn of civilisation. These trees have not only witnessed history; they have shaped it. If we play it right, they could even enrich our future.
Figs sustain many animals (Credit: Alessandro de Leo/Alamy)
Figs sustain many animals (Credit: Alessandro de Leo/Alamy)
Most flowering plants display their blooms for all to see, but the Ficus species hide them away inside their hollow figs. And while most plants bury their roots underground, the strangler figs and their kin show them off.
The strangler figs are awesome plants that grow from seeds dropped high on other trees by passing birds and mammals. By starting out high in the forest canopy /ˈkænəpiinstead of on its gloomy floor, the strangler seedlings get the light they need to grow with vigour. As they do, they send down aerial roots that become thick and woody, encasing their host trees in a living mesh. They can even smother and kill giant trees, growing into colossal forms.
Two countries have placed a strangler fig on their coats of arms. In Indonesia's case, the tree symbolises unity from diversity, its dangling roots representing the many islands that comprise the nation.
In the case of Barbados, it was inspired by the view that greeted the Portuguese explorer Pedro a Campos, when his ship reached the island in 1536. He saw many strangler figs growing along the island's coast, a kind called Ficus citrifolia. Masses of ruddy-brown roots hung from their branches like matted strands of hair. A Campos named the island Los Barbados – "the bearded ones".

Ashoka the Great's daughter Sanghamitta
Ashoka the Great's daughter Sanghamitta accompanying the sacred fig tree to Sri Lanka (Credit: Photo Dharma/CC by 2.0)
More than 300 years later, the British biologist Alfred Russel Wallace was exploring islands on the other side of the word. He said the strangler figs he saw during his eight-year odyssey across the Malay Archipelago were "the most extraordinary trees in the forest". How they overcame their struggle for existence inspired him as he developed the theory of evolution by natural selection, independently of Charles Darwin.
But the strangler figs had reached into human minds long before these European explorers took to the seas.
Take Ashoka the Great's F. religiosa. Buddhists, Hindus and Jains have revered this species for more than two millennia. The same tree featured in battle hymns sung by the Vedic people 3,500 years ago. And, 1,500 years earlier, it appeared in the myths and art of the Indus Valley Civilisation.
Elsewhere in Asia — indeed across the tropics and subtropics — cultures have adopted fig trees as symbols of power and places of prayer. These figs feature in creation stories, folklore and fertility rites. The champion is the Indian banyan /ˈbænjən/
 (Ficus benghalensis), a tree so big it can resemble a small forest from afar.
Buddhists, Hindus and Jains have revered this species for more than two millennia
Buddhists, Hindus and Jains have revered F. religiosa for more than two millennia (Credit: Image Broker/Alamy)
Banyans grow so large because the roots they drop from their branches can merge into stout pillars as thick as English oak trees. These false trunks support the banyan's huge branches, enabling them to grow longer and send down even more roots.
One banyan in Uttar Pradesh is said to be immortal. Another in Gujarat is said to have grown from a twig used as a toothbrush. A third is believed to have sprung up where a woman threw herself onto her husband's burning funeral pyre and died. That tree, in Andhra Pradesh, can shelter 20,000 people.
The first Europeans to enjoy a banyan's shade were Alexander the Great and his soldiers, who arrived in India in 326 BCE. Their tales of this tree soon reached the Greek philosopher Theophrastus, the founder of modern botany. He had been studying the edible fig, Ficus carica.
Theophrastus had noticed tiny insects entering or emerging from figs. Their story would turn out to be one of the most astounding in all of biology. More than 2,000 years would pass before scientists realised that each Ficus species has its own wasp pollinator, while some even have two. Likewise, each fig-wasp species can only lay its eggs in the flowers of its partner figs.
This relationship began more than 80 million years ago and has shaped the world ever since. Ficusspecies must produce figs year-round to ensure their pollinator wasps survive. This is great news for fruit-eating animals that would otherwise struggle to find food for much of the year. Indeed, figs sustain more species of wildlife than any other kinds of fruit.








The banyan tree can get very big (Credit: August Muench/CC by 2.0)
More than 1,200 species eat figs, including one-tenth of all the world's birds, nearly all known fruit-bats and dozens of species of primates, dispersing their seeds as they do so. Ecologists therefore call figs "keystone resources". Like the keystone of a bridge, if figs disappeared everything else could come crashing down.
Figs do not only nourish animals. The year-round presence of ripe figs would have helped sustain our early human ancestors.
High-energy figs may have helped our ancestors  to develop bigger brains. There is also a theory that suggests our hands evolved as tools for assessing which figs are soft, and therefore sweet and rich in energy. While the first humans benefitted from fig biology, their descendants mastered it.Ficus species are among the first plants people domesticated, several thousand years ago.
The ancient Egyptians seized upon a species called Ficus sycomorus, whose pollinator wasp was either locally extinct or had never arrived. By rights, this species should not have yielded a single ripe fig. But through a stroke of luck or genius, farmers worked out that they could trick the tree into ripening its figs by gashing them with a blade. Before long, the figs were a mainstay of Egyptian agriculture. Farmers even trained monkeys to climb trees  and harvest them.
Egypt's fig trees fed both bellies and beliefs. The Pharaohs took dried figs to their graves in order to sustain their souls on their journey into the afterlife. They believed the mother goddess Hathor would emerge from a mythic fig tree to welcome them into heaven.
F. religiosa is one of more than 750 fig species (Credit: Dave Stamboulis /Alamy)
F. religiosa is one of more than 750 fig species (Credit: Dave Stamboulis /Alamy)
To the north and east, the Egyptian fig's sweeter cousin, F. carica, became an important food to several other ancient civilisations. The Sumerian King Urukagina wrote about them nearly 5,000 years ago. King Nebuchadnezzar II had them planted in the hanging gardens of Babylon. King Solomon of Israel praised them in song. The ancient Greeks and Romans said figs were heaven-sent.
Their allure can perhaps be explained by another crucial point. Aside from being sweet and tasty, they are also packed with fibre, vitamins and minerals.
These nutritional benefits have long been known. "Figs are restorative," wrote 1st-century Roman philosopher Pliny the Elder, "and the best food that can be taken by those who are brought low by long sickness."
A living bridge formed from the roots of two Ficus elastica fig trees
A living bridge formed from the roots of two Ficus elastica fig trees (Credit: AditiVerma/CC by 2.0)
A famous example of the healing power of figs appears in the Bible. Hezekiah, King of Judah, was "sick even to death" with a plague of boils but recovered after his servants applied a paste of crushed figs to his skin.
The healing power of fig species is not limited to their fruit. Medicines developed over millennia by people throughout the tropics make use of their bark, leaves, roots and latex.
The use of fig trees as living medicine cabinets may even pre-date the origin of our species. Our closest living relatives, chimpanzees, also appear to turn to these trees for their curative powers, suggesting our common ancestor with them did too.
Researchers working in Uganda occasionally observed chimps eating unusual foods, such as the bark and leaves of wild fig trees. These chimps may have been self-medicating, the researchers concluded. And for good reason, tests show that compounds in the fig leaves and bark are effective against bacteria, parasites and tumours.
Figs are packed with fibre, vitamins and minerals (Credit: Bernard Dupont/CC by 2.0)
Figs are packed with fibre, vitamins and minerals (Credit: Bernard Dupont/CC by 2.0)
Fig trees have not only helped civilisations and cultures rise. They have also watched them fall, and have even helped to hide their ruins.
For instance, the great cities of the Indus Valley Civilisation boomed between 3300 and 1500 BCE, but they were lost to history until 1827, when a deserter on the run from the East India Company called Charles Masson arrived there.
Giant strangler trees dominated the landscape. Ruins poked out of mysterious mounds. Local people told Masson they were relics of a society that collapsed after some divine intervention corrected the "lusts and crimes of the sovereign". In fact, it was a prolonged drought that brought down the Indus Valley Civilisation.
Strangler figs also replaced drought-stricken people at the Mayan pyramids at Tikal in Guatemala, and the Khmer temples of Angkor Wat in Cambodia.
In each case, the fig trees helped forests return and overwhelm the abandoned buildings. Their seeds germinated in cracks in the stonework. Their roots ripped masonry apart and crushed walls with their weight. Their figs attracted animals that in turn dispersed seeds of dozens of other tree species. And so, the forest reclaimed these sites.
This power has also been observed on volcanoes like Krakatoa, whose 1883 eruption purged the island of all life. Fig trees that recolonised the bare lava were instrumental in encouraging forest to form anew. Across the tropics scientists are now replicating this effect, planting fig trees to accelerate /əkˈseləreɪtrainforest regeneration in areas where trees have been lost due to logging.
All this means fig trees can provide hope for a future with a changing climate.
The Egyptian goddess Hathor emerging from a fig tree
The Egyptian goddess Hathor emerging from a fig tree to welcome the pharaoh's soul into the afterlife
Fig trees could also help us adapt to extreme conditions.
In north-east India, people encourage fig roots to cross rivers, enlace and thicken to form robust bridges, saving lives in monsoon rains. In Ethiopia, fig trees are helping farmers adapt to drought by providing vital shade to crops and fodder to goats. These two approaches can also be applied elsewhere.
In all, fig trees can help us limit climate change, protect biodiversity and improve livelihoods, as long as we continue to plant and protect these trees, as humankind has done for millennia.
Many cultures around the world developed taboos against felling fig trees. Unfortunately today, these beliefs are fading from memory. We would do well to revive them.
Their long history serves as a reminder that we are the ones who are recent arrivals on an Earth in an 80-million-year-long Age of Ficus. Our future will be more secure if we put these trees in our plans.
http://www.bbc.com/earth/story/20170116-the-tree-that-shaped-human-history

Mike Shanahan is a freelance writer with a doctorate in rainforest ecology. His new book about fig trees is out now (published in the UK as Ladders to Heaven and in North America as Gods, Wasps and Stranglers).

1. SHADOWING
Tự luyện ( khả năng nghe và nói ) tiếng Anh


 2. Bảng từ vựng 4 cột

Từ điển điện tử xử dụng :
 Macmillan Dictionary | Free English Dictionary and Thesaurus Online           
   1.Words
 2. Syllables
    3. IPA
4.Pronunciation
history
 his- to - ry
ˈhɪs-t(ə)-ri
/ˈhɪst(ə)ri/
   /history/
enrich
 en- rich
  ɪn -ˈrɪtʃ
/ɪnˈrɪtʃ/

enlightenment
en-light-en -ment
ɪn -laɪt-(ə)n-mənt
/ɪnˈlaɪt(ə)nmənt/
banyan
ban -yan
bæn-jən
/ˈbænjən/
bestow
be-stow
bɪ - stəʊ
/bɪˈstəʊ/
canopy
 can -o-py
kæn - ə-pi
/ˈkænəpi/


accelerate
ac-cel-er-ate
ək-sel-ər -eɪt
/əkˈseləreɪt/
acupuncture
ac-u- punc-ture
æk-jʊ-ˌpʌŋk-tʃə(r)/
/ˈækjʊˌpʌŋktʃə(r)/