Fr: Thuy Hong
1. Nhà tù - "thiên đường" cho những bà lão ở Nhật
Dân Trí- Tất cả những nước có dân số già đều phải đối mặt với những thách thức riêng.Tuy nhiên, Nhật Bản - một trong những nước có dân số già nhất thế giới đang phải đối mặt với thách thức mà giới chức nước này đã không dự liệu trước được: tình trạng người già phạm tội.
Với 27,3% dân số từ 65 tuổi trở lên, cao gần gấp đôi so với Mỹ, Nhật Bản hiện là nước có dân số già nhất thế giới. Bên cạnh những thách thức thường gặp, nước này còn đang phải đối phó với vấn đề rất nan giải: tỉ lệ người già phạm tội cao.
Theo thống kê, số đơn tố cáo và những vụ bắt giữ liên quan đến người già, đặc biệt là phụ nữ, ở Nhật Bản thời gian qua luôn ở mức cao hơn bất cứ nhóm nhân khẩu học nào khác. Tính trung bình, cứ 5 phụ nữ hiện bị giam giữ trong các nhà tù của Nhật có 1 người là người già. Điều đáng chú ý ở đây là việc các tội danh mà họ phạm phải thường là tội nhẹ: 9/10 phụ nữ có tuổi bị buộc tội trộm cắp.
Lý giải về nguyên nhân có quá nhiều phụ nữ lớn tuổi ở Nhật Bản thay vì tuân thủ luật pháp lại có hành vi trộm cắp, Bloomberg cho hay, trước đây, trách nhiệm chăm sóc người già ở Nhật Bản thường thuộc về gia đình hoặc các cộng đồng. Tuy nhiên, gần đây, tình hình đã thay đổi. Từ năm 1980 đến năm 2015, số người già sống một mình ở Nhật đã tăng hơn 6 lần, lên đến gần 6 triệu người. Một khảo sát do chính quyền Tokyo thực hiện trong năm 2017 cho thấy có đến hơn một nửa người già bị bắt quả tang đang có hành vi trộm cắp sống 1 mình, 40% không có gia đình hoặc hiếm khi chuyện trò với người thân.
Những người này nói rằng họ không có ai để nhờ đến khi cần giúp đỡ. Ngay cả những phụ nữ có nơi nương tựa cũng cho biết họ cảm giác như người vô hình. "Họ có thể có nhà để ở. Có thể họ cũng có gia đình nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một nơi cho họ cảm giác gia đình. Họ cảm thấy họ không được thấu hiểu", bà Yumi Muranaka, quản lý ở nhà tù nữ Iwakuni nằm cách Hiroshima gần 50km lý giải.
Bên cạnh đó, những phụ nữ già ở Nhật Bản cũng thường là những người dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Ví dụ, theo các số liệu chính thức, có đến gần một nửa những phụ nữ từ 65 tuổi trở lên sống một mình ở Nhật Bản phải sống trong cảnh nghèo. Tỉ lệ này ở đàn ông là 29%. "Chồng tôi đã qua đời hồi năm ngoái. Chúng tôi không có con nên tôi rơi vào cảnh một thân một mình. Khi đến siêu thị mua rau, tôi nhìn thấy một gói thịt bò. Tôi muốn mua gói thịt nhưng không có tiền. Vì thể nên tôi đã đánh cắp gói thịt đó", một nữ tù nhân ở nhà tù Iwakuni kể về hoàn cảnh và lý do khiến bà phải vào tù.
Cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản và khu vực tư nhân ở nước này chưa có các chương trình cải tạo hiệu quả cho người già. Do đó, chi phí cho việc giam giữ họ trong tù đã tăng khá nhanh. Những khoản chi liên quan đến chăm sóc người già đã đẩy chi phí y tế tại các cơ sở giam giữ của Nhật Bản trong năm 2015 vượt mức 6 tỉ yen (tương đương hơn 50 triệu USD), tăng cao hơn 80% so với con số của 1 thập kỷ trước.
Tại các cơ sở giam giữ này, ban ngày, giới chức Nhật phải thuê những nhân viên đặc biệt để giúp tắm rửa hay làm vệ sinh cho những tù nhân già vào ban ngày. Còn ban đêm, trách nhiệm này được giao lại cho các quản ngục.
Tại một số cơ sở giam giữ, các quản ngục luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để trở thành các điều dưỡng viên. Cô Satomi Kezuka - một nhân viên kỳ cựu tại nhà tù nữ Tochigi ở cách Tokyo gần 100km về phía bắc – cho biết, công việc hàng ngày của cô giờ đây bao gồm cả việc giải quyết việc tiểu tiện không tự chủ của các tù nhân. "Họ xấu hổ và giấu đồ lót đi. Tôi phải đề nghị họ mang đưa cho mình và phải đi giặt", cô Kezuka cho hay. Đó có thể là một phần lý do khiến hơn 1/3 các nhân viên tại các cơ sở giam giữ nữ giới ở Nhật Bản bỏ việc trong 3 năm đầu tiên làm việc.
Trước tình hình này, năm 2016, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật để đảm bảo rằng những người già ở nước này nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống phúc lợi và dịch vụ xã hội. Sau khi luật được thông qua, các văn phòng công tố viên và nhà tù đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong chính phủ để đảm bảo những người già phạm tội nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên, các vấn đề khiến những phụ nữ đó phải tìm đến sự thoải mái của nhà tù thì vẫn chưa được giải quyết.
Theo Minh Ngọc
Pháp luật Việt Nam
Xem nguyên bản tiếng Anh :Japan’s Prisons Are a Haven for Elderly Women ở cuối bài.
2. Người già Nhật Bản
https://www.youtube.com/watch?v=IyelOrtsmkQ&t=95s
3. Người già Nhật Bản nghĩ gì về người Việt Nam cũng như người nước ngoài đang ở Nhật.
https://www.youtube.com/watch?v=08UTB_TYNeg
Japan’s Prisons Are a Haven for Elderly Women
Lonely seniors are shoplifting in search of the community and stability of jail.By Shiho Fukada
March 16, 2018, 4:00 AM EDT
Every aging society faces distinct challenges. But Japan, with the world’s oldest population (27.3 percent of its citizens are 65 or older, almost twice the share in the U.S.), has been dealing with one it didn’t foresee: senior crime. Complaints and arrests involving elderly people, and women in particular, are taking place at rates above those of any other demographic group. Almost 1 in 5 women in Japanese prisons is a senior. Their crimes are usually minor—9 in 10 senior women who’ve been convicted were found guilty of shoplifting.
Why have so many otherwise law-abiding elderly women resorted to petty theft? Caring for Japanese seniors once fell to families and communities, but that’s changing. From 1980 to 2015, the number of seniors living alone increased more than sixfold, to almost 6 million. And a 2017 survey by Tokyo’s government found that more than half of seniors caught shoplifting live alone; 40 percent either don’t have family or rarely speak with relatives. These people often say they have no one to turn to when they need help.
Even women with a place to go describe feeling invisible. “They may have a house. They may have a family. But that doesn’t mean they have a place they feel at home,” says Yumi Muranaka, head warden of Iwakuni Women’s Prison, 30 miles outside Hiroshima. “They feel they are not understood. They feel they are only recognized as someone who gets the house chores done.”
Elderly women are also often economically vulnerable—nearly half of those 65 or older who live alone also live in poverty relative to the broader population, for example, compared with 29 percent of men. “My husband died last year,” one inmate says. “We didn’t have any children, so I was all alone. I went to a supermarket to buy vegetables, and I saw a package of beef. I wanted it, but I thought it would be a financial burden. So I took it.”
Neither the government nor the private sector has established an effective rehabilitation program for seniors, and the costs to keep them in prison are rising fast. Expenses associated with elder care helped push annual medical costs at correctional facilities past 6 billion yen (more than $50 million) in 2015, an 80 percent increase from a decade before. Specialized workers have been hired to help older inmates with bathing and toileting during the day, but at night these tasks are handled by guards.
At some facilities, being a correctional officer has come to resemble being a nursing-home attendant. Satomi Kezuka, a veteran officer at Tochigi Women’s Prison, about 60 miles north of Tokyo, says her duties now include dealing with incontinence. “They are ashamed and hide their underwear,” she says of the inmates. “I tell them to bring it to me, and I will have it washed.” More than a third of female correctional officers quit their jobs within three years.
In 2016, Japan’s parliament passed a law aiming to ensure that recidivist seniors get support from the country’s welfare and social-service systems. Since then, prosecutor’s offices and prisons have worked closely with government agencies to get senior offenders the assistance they need. But the problems that lead these women to seek the relative comfort of jail lie beyond the system’s reach.“I was 84 when I came to prison for the first time.”
PHOTOGRAPHER: SHIHO FUKADA
Ms. F, 89
Has stolen rice, strawberries, cold medicine
Second term, sentenced to a year and a half. Has a daughter and a grandchild
“I was living alone on welfare. I used to live with my daughter’s family and used all my savings taking care of an abusive and violent son-in-law.”
PHOTOGRAPHER: SHIHO FUKADA
Ms. A, 67
Has stolen clothing
First term, sentenced to two years, three months
Has a husband, two sons, and three grandchildren.
“I shoplifted more than 20 times, all clothes, not expensive ones, mostly on sale on the street. It’s not that I was in need of money. The first time I shoplifted, I didn’t get caught. I learned that I could obtain what I wanted without paying for it, which I found fun, amusing, exciting.
“My husband has been supportive. He writes me regularly. My two sons are angry—my three grandchildren don’t know I’m here. They think I’m hospitalized.”
PHOTOGRAPHER: SHIHO FUKADA
Ms. T, 80
Has stolen cod roe, seeds, a frying pan
Fourth term, sentenced to two and a half years.Has a husband, a son, and a daughter
“When I was young, I didn’t think about stealing. All I thought about was working hard. I worked at a rubber factory for 20 years and then as a care worker at a hospital. Money was always tight, but we still got to send our son to college.
“My husband had a stroke six years ago and has been bedridden ever since. He also has dementia and suffers from delusions and paranoia. It was a lot to take care of him physically and emotionally because of my old age. But I couldn’t talk about my stress with anyone because I was ashamed.
“I was imprisoned for the first time when I was 70. When I shoplifted, I had money in my wallet. Then I thought about my life. I didn’t want to go home, and I had nowhere else to go. Asking for help in prison was the only way.
“My life is much easier in prison. I can be myself and breathe, however temporarily. My son tells me I’m ill and I should be hospitalized in a mental institution and take it easy. But I don’t think I’m ill. I think my anxiety drove me to steal.”
PHOTOGRAPHER: SHIHO FUKADA
Ms. N, 80
Has stolen a paperback, croquettes, a hand fan
Third term, sentenced to three years, two months
Has a husband, two sons, and six grandchildren
“I was alone every day and feeling very lonely. My husband gave me a lot of money, and people always told me how lucky I was, but money wasn’t what I wanted. It didn’t make me happy at all.
“The first time I shoplifted was about 13 years ago. I wandered into a bookstore in town and stole a paperback novel. I was caught, taken to a police station, and questioned by the sweetest police officer. He was so kind. He listened to everything I wanted to say. I felt I was being heard for the first time in my life. In the end, he gently tapped on my shoulder and said, ‘I understand you were lonely, but don’t do this again.’
“I can’t tell you how much I enjoy working in the prison factory. The other day, when I was complimented on how efficient and meticulous I was, I grasped the joy of working. I regret that I never worked. My life would have been different.
“I enjoy my life in prison more. There are always people around, and I don’t feel lonely here. When I got out the second time, I promised that I wouldn’t go back. But when I was out, I couldn’t help feeling nostalgic.”
PHOTOGRAPHER: SHIHO FUKADA
Ms. K, 74
Has stolen Coca-Cola, orange juice
Third term, sentence undisclosed Has a son and a daughter
“I was living on welfare. It was hard. When I’m released, I will manage to live with 1,000 yen [$9] a day. I don’t have anything to look forward to outside.”
PHOTOGRAPHER: SHIHO FUKADA
Ms. O, 78
Has stolen energy drinks, coffee, tea, a rice ball, a mango
Third term, sentenced to one year, five months Has a daughter and a grandson
“Prison is an oasis for me—a place for relaxation and comfort. I don’t have freedom here, but I have nothing to worry about, either. There are many people to talk to. They provide us with nutritious meals three times a day.
“My daughter visits once a month. She says ‘I don’t feel sorry for you. You’re pathetic.’ I think she’s right.”
This reporting was supported by the Pulitzer Center on Crisis Reporting and the International Women’s Media Foundation.