Monday, August 27, 2018

NHẬT BẢN : GIA ĐÌNH- HỌC ĐƯỜNG - XÃ HỘI

 Fr: Toan Dang*Dinh thuc Ngo* Phi Bang Dansereau

1) Đây là lý do tại sao Nhật Bản không giống với bất kỳ quốc gia nào?
Bạn có thể biết Nhật Bản là quốc gia của anime, của sumo, và hoa anh đào.. Nhưng bạn đã bao giờ nghe đến các nhà vệ sinh vô cùng sáng tạo, những chuyến tàu luôn chính xác đến từng giây, hoặc máy bán hàng tự động đầy trứng tươi..
Các trường học ở Nhật không có người nhân công vệ sinh. Thay vào đó, các học sinh tự làm chuyện vệ sinh trường lớp của mình. Bằng cách này, các em học được cách tôn trọng trường học và có ích hơn cho xã hội.

       
Đây là bằng chứng đoàn tàu ở Nhật chạy êm như thế nào

Nhật Bản có những nắp cống đẹp nhất thế giới

Người Nhật luôn tuân thủ một cách nghiêm khắc các quy tắc trong xã hội. Ngay cả khi cầu thang bên phải không một bóng người, vẫn không ai được phép sang bên đó để đi cho nhanh, vì đó là lối đi xuống.

Một chiếc túi bị thất lạc được đặt cẩn thận dưới gốc cây chờ người chủ đến nhận lại.
            
Giá treo dù có khóa để bạn không cần phải luôn luôn mang theo nó bên mình và tránh người khác sơ ý cầm nhầm.
                    
Những chú cá Koi hồn nhiên bơi tung tăng trong cống thoát nước
             
Một chiếc tủ lạnh chia ngăn, có khóa để khách hàng có thể cất thực phẩm vào đây rồi tiếp tục mua sắm các hàng hóa khác.
              
Một số đoàn tàu ở Nhật có bồn ngâm chân, giúp hành khách thư giãn hơn.
              
Hầu hết người dân Nhật Bản đều quay ngược đầu khi đậu xe để lấy ra tiện hơn.

Một nhà hàng ở Nhật bày các món ăn giả làm từ chất dẻo trông y như các món ăn thật.
                    
Còn đây là một máy bán hàng tự động bán trứng gà tươi
                   

















Một số thang máy ở Nhật có chế độ báo trời mưa cho người sử dụng thang máy.
      
Cổ động viên Nhật Bản nán lại sau trận đấu tại World Cup 2014 để giúp thu dọn rác.
                     
Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng của Nhật Bản đều có ghế giữ em bé gắn vào tường để giúp mẹ bé có vài phút tự do.
        








Bạn đã bao giờ gặp một chiếc bồn cầu như thế này chưa? Rửa tay xong sử dụng nước rửa tay để xả bồn cầu luôn.
                                            
Đây là những bữa ăn tại một bệnh viện Nhật Bản dành cho bà mẹ vừa sinh
     




Tờ giấy ghi dòng chữ “Tôi vô tình đụng phải xe và làm hư chuông. Tôi vô cùng xin lỗi”
                 

Nhà vệ sinh công cộng ở Nhật có bảng hệ thống thông báo các nhà vệ sinh nào có người, nhà vệ sinh nào còn trống.
Hồng Thắm  

2) Người mẹ của các bậc vĩ nhân (Kỳ 2):

Người phụ nữ can trường xứng danh ‘Osin của nước Nhật’


Đằng sau mỗi người đàn ông thành đạt đều có bóng dáng một người phụ nữ”, người ta vẫn luôn nói thế để đề cao vai trò của người vợ đối với thành công của nam giới. Đúng vậy, nhưng ít ai để ý rằng trước khi người phụ nữ ấy đến với cuộc đời anh ta thì đã có một người phụ nữ khác sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo cho anh ta từ những bước đi đầu đời, người gieo những hạt giống tâm hồn đầu tiên vào đầu óc thơ trẻ của anh ta, chăm lo tưới bón cho nó bằng tình yêu thương để sau này nó lớn thành đại thụ. Người ấy luôn dõi theo bước chân anh ta trên bước đường đời dù gian khó hay thuận lợi để nâng đỡ tinh thần. Đó là mẹ. Do vậy cũng có thể nói rằng: “Đằng sau mỗi vĩ nhân đều có hình bóng một người mẹ”. Đại Kỷ Nguyên xin giới thiệu với bạn đọc loạt bài dài kỳ về người mẹ của những vĩ nhân trên thế giới.
Noguchi Hideyo (1876-1928), tên cúng cơm là Noguchi Seisaku là một nhà vi khuẩn học lỗi lạc của Nhật Bản, người đã phát hiện ra tác nhân của bệnh giang mai vào năm 1911.
Ông sinh năm 1876 tại Sanjo Gata, thị trấn Inawashiro, quận Yama County, gần trung tâm của Fukushima Prefecture trong một gia đình làm nông với gia cảnh rất nghèo khó. Năm 1900, ông tới Mỹ và làm việc tại trường Đại học Pennsylvania, sau đó tại viện nghiên cứu y học của Rockefeller. Ông đã từng được đề cử giải Nobel Y học.
Noguchi đã đi khắp Trung Phi và Nam Mỹ để làm nghiên cứu về vắc-xin cho bệnh sốt vàng da và để nghiên cứu bệnh sốt Oroya (một loại bệnh dịch ở Nam Mỹ do ruồi cát gây ra), bệnh viêm tủy xám, bệnh mắt hột. Năm 1928, khi Noguchi Hideyo 52 tuổi, ông đã đến phía tây châu Phi để chữa bệnh sốt vàng da cho nhân dân nơi đây. Không may, chính ông cũng bị nhiễm độc và qua đời vào ngày 21 tháng 5 năm 1928. Tất cả người dân nơi đây đều tiếc thương ông. Cho đến nay, ở Gana vẫn có một bệnh viện mang tên ông.
Hình ảnh của Noguchi được in trên tờ bạc 1000 Yên của Nhật Bản từ năm 2004:
            alt

Noguchi trên tờ bạc 1000 Yên. (Ảnh: ngccoin.com)
  Và ông cũng được dựng tượng tại công viên Ueno, Tokyo:altTượng Noguchi tại công viên Ueno, Tokyo. (Ảnh: livejapan.com)
  Nhưng phía sau những vinh quang của Noguchi Hideyo là hy sinh của người mẹ tần tảo can trường.
Hồi nhỏ, gia đình Noguchi rất nghèo. Khi được một tuổi rưỡi thì ông bị ngã vào đống lửa. Mẹ ông đi làm đồng về, bà kinh hoàng phát hiện ra cảnh tượng đó và kéo ông ra nhưng Noguchi đã bị lửa đốt làm tay trái bị tổn thương nghiêm trọng và ông thành người tàn tật.
Cũng vì tàn tật, ốm yếu, gia cảnh lại nghèo khó nên thời thơ ấu của Noguchi rất vất vả. Ở trường ông hay bị bạn bè chế nhạo, có khi đánh đập. Những khi ấy, ông thường ra đồng tìm đến chỗ mẹ, òa khóc và bà Noguchi đã dịu dàng an ủi ông.
Nhưng bà cũng vừa nhẹ nhàng vừa rắn rỏi khuyên con trai, đại
  ý rằng: “Người ta càng coi thường con, con càng phải cố gắng học thật tốt để vượt qua họ, cho họ biết con giỏi như thế nào”.Được mẹ động viên, Noguchi trở lại trường. Ông bắt đầu tập trung vào học hành hơn, cố gắng bỏ qua những kẻ ăn hiếp ở trường học. Ông bắt đầu được thầy giáo khen ngợi qua bài văn mô tả “người quan trọ
 ng nhất trong cuộc đời”, đó là mẹ ông. Bài văn đó ông được điểm tối đa 100, cao nhất lớp. Kể từ ngày đó, ông lao vào học ngày học đêm. Đến cuối năm lớp 4 tiểu học, ông trở thành học sinh giỏi nhất lớp và được thầy chủ nhiệm chỉ định làm một Seicho (Seicho là chức vụ đặt ra cho học sinh có thành tích học tập cả năm xuất sắc nhất, có thể thay thầy giảng bài. Đây là quy tắc được đặt ra từ thời Minh Trị thiên hoàng, áp dụng cho những nơi mà thầy giáo không đủ). Có nghĩa là ông là học sinh giỏi nhất trường.
Ông vui sướng chạy về khoe với mẹ. Bà Shika mừng lắm, bà ôm con vào lòng đôi mắt rơm rớm những giọt lệ hạnh phúc.
Bà Shika thực sự là một tấm gương vượt khó cho con trai mình. Bố mẹ bà bỏ đi từ nhỏ, bà phải ở với bà ngoại. Khi lấy chồng, bà lại trở thành trụ cột trong gia đình. Chồng bà, bố của Noguchi Hideyo, ông Sayosuke Noguchi được cho là người đàn ông nát rượu và tệ bạc với vợ con. Trong tâm trí non nớt của cậu bé 8 tuổi Noguchi, mẹ là người đã phải chịu nhiều bất công trong đời, nhưng bà Shika nói rằng: “Có gia đình bên cạnh, dù lao động cực khổ mẹ vẫn thấy hạnh phúc”.
alt Bà Shika Noguchi. (Ảnh: wikipedia.org)
Bà Shika có một niềm tin mạnh mẽ vào Phật Bà Quan Âm, bà ngày đêm cầu nguyện Phật Bà cứu giúp con mình. Nhưng mặt khác, biết Hideyo muốn học lên cao nữa làm thầy giáo, rồi sau là bác sĩ khi ông được chứng kiến khả năng to lớn của y học đã chữa khỏi cho cánh tay tàn tật của ông, bà Shika đã làm ngày làm đêm để có thêm chút thu nhập cho Noguchi thực hiện ước mơ. Như bà Tú Xương trong bài “Thương vợ” của nhà thơ Trần Tế Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Một thời gian, trong thôn nơi gia đình Noguchi ở có lời đồn là buổi đêm, ngoài đồng lại xuất hiện ma. Vài người tò mò rủ nhau nửa đêm đi “xem ma”, phát hiện hoá ra con ma là mẹ Noguchi Hideyo đang quăng lưới bắt tôm. Cứ thế, hết đông lại hè, dù tuyết rơi gió nổi, dù nắng cháy trên lưng, bà Shika vẫn cặm cụi ngoài đồng từ sớm đến khuya để sẽ có một ngày con trai bà công thành danh toại.
Một hôm, giữa buổi học, Noguchi Hideyo bỗng nhiên bỏ học về nhà. Thấy vậy, mẹ của Noguchi Hideyo nói:
“Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền quay mặt vào vách suốt chín năm mới tu luyện xong. Con tu luyện được bao nhiêu năm mẹ không cần biết, nhưng con nhất định phải thành công. Nếu không đạt được mục tiêu thì con cũng đừng bước vào cái nhà này nữa”.
Nghe mẹ nói Noguchi Hideyo vô cùng cảm động, đôi mắt đẫm lệ, cậu bé chạy vụt trở lại trường.
Muốn trở thành một bác sĩ thời đó rất khó. Thầy giáo của Hideyo nói với ông rằng: “Cả nước có hàng ngàn người dự thi ngành y. Thi đậu bác sĩ chỉ có rất ít người mỗi năm. Thi bốn năm lần mới đậu đã là chuyện hiếm có. Nhiều người thi suốt đời cũng không đậu”.
Nhưng cuối cùng, nhờ nỗ lực không mệt mỏi của hai mẹ con Noguchi, ông đã thi đậu bác sĩ năm 20 tuổi. Cánh cửa khoa học mở rộng trước mắt, nhưng ông vẫn muốn sang Mỹ, quốc gia có nền y học phát triển cao trên thế giới để học tiếp. Nhưng ông còn ngần ngại vì muốn ở nhà phụ giúp cho gia đình đỡ khổ. Biết vậy, bà Shika rất ủng hộ ý tưởng du học của con. Bà nói: “Không cần lo cho mẹ, chỉ cần con thành công là mẹ vui rồi!”.
Noguchi Hideyo đi rồi, ngày nào bà cũng đến miếu Quan Âm cầu trời khấn phật phù hộ cho con. Nhằm động viên con học tập, người mẹ già 50 tuổi đã đi học chữ để viết thư cho con (lúc bấy giờ, phụ nữ Nhật Bản rất ít người biết chữ). Lần đầu tiên nhận được thư với những nét chữ run run được viết bởi chính bàn tay mẹ, Noguchi Hideyo đã cảm động tới mức không cầm nổi nước mắt.
Vài năm sau, mẹ ông qua đời ở tuổi 65. Noguchi Hideyo kể lại rằng, trước lúc lâm chung, bà nói: “Việc tốt nhất tôi đã làm trong đời đó là giữ cho tâm hồn của Noguchi Hideyo không bị tổn thương bởi cánh tay tật nguyền”.
Ở quê hương Noguchi đến nay vẫn lưu lại tượng bà Shika, một người mẹ vĩ đại với phẩm hạnh tuyệt vời.

altNoguchi và mẹ. (Ảnh: Wikipédia)
 Không biết rằng cuộc đời của những người như Hideyo Noguchi sẽ ra sao nếu không có những bà mẹ như Shika, một người phụ nữ can trường như Osin của nước Nhật, nếu bạn đã từng xem bộ phim Osin của Nhật Bản.
Và nhữngbệnh nhân sốt vàng da, sốt Oroya, bệnh bại liệt trẻ em, mắt hột, giang mai… khi được chữa khỏi nhờ những thành quả nghiên cứu của Hideyo Noguchi, xin hãy nhớ về công lao của ông, nhưng hãy dành cả lòng biết ơn cho cả bà Shika mẹ ông nữa.Bởi vì đối với Hideyo Noguchi, mẹ của ông chính là:
“Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền
Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, mẹ là ngọn mía ngọt ngào
Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời…”


 
 Xin dành tặng lòng biết ơn cho những người mẹ như bà Shika Noguchi trong mùa Vu Lan năm Mậu Tuất 2018.