Wednesday, April 17, 2019

44 NĂM QUỐC HẬN

Fr: Viet Do  
           Bản tin cuối cùng 29 tháng 4/1975                                      

                                             https://youtu.be/SbBDG7cEsWw

Hơn 40 năm và những người "kinh tế mới" 

Gùi, một công cụ quen thuộc trong các gia đình Tây Nguyên. (Nguyên Quang/Viễn Đông)
Bài NGUYÊN QUANG
Thời bây giờ, nói đến “kinh tế mới” chắc tuổi trẻ nghe ra lạ lẫm, không chừng họ nghĩ đó là một bộ sách nào đó tựa như NEP của Lê-Nin tái bản. Nhưng, thế hệ sinh trước 1975 chừng 5 năm, 10 năm, 20 năm có thân quyến là người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng phải rời bỏ thành phố để theo đoàn rồng rắn lên tít tận cao nguyên, đối mặt với sốt rét, muỗi mòng, cọp beo, rắn rết… Có lẽ, nỗi kinh hoàng của “kinh tế mới” vẫn còn nguyên vẹn. Và, nỗi kinh hoàng này càng nhân lên bội phần khi họ phải đối mặt với một loại kinh tế mới khác. Nói khác đi là họ vẫn là người kinh tế mới triền miên.

…….
Bà Thương, 55 tuổi, người đã theo cha đi kinh tế mới, chia sẻ, “Nhà tôi hồi đó ở Quảng Nam, sau 1975, gia đình tôi vốn khá giả trở nên khốn đốn vì bị tịch biên tài sản sung công quĩ gì đó. Tôi còn nhớ như in cái hình ảnh ngày đó…” Bà im lặng một lúc để khỏi khóc…
“Tôi nhớ là nhà tôi ăn cơm trưa, cha tôi đi đạp xe thồ ngoài bến xe mới về rửa mặt là cả nhà ngồi vào bàn ăn. Vì bữa cơm là phải chờ cha về, cha khổ lắm! Hồi đó ăn cơm khoai độn, canh rau muống và có mấy con cá biển, cá hồi đó ngon và rẻ lắm. Một dĩa cá lầm kho dưa, một nồi canh rau muống và một chén mắm cái là xong bữa. Tôi vừa gắp con cá bỏ vào chén thì nghe gõ cửa. Cha tôi nháy mẹ tôi, mẹ tôi tái mét, lấy ngay hai chục lượng vàng trong đảy (một loại túi may bằng vải, buộc trong lưng quần của phụ nữ xưa) bỏ vào nồi canh và đi ra mở cửa. Các cán bộ vào nhà, họ đọc lệnh khám nhà để tịch thu tài sản. Họ lục lọi khắp nơi, gia đình tôi vẫn giả vờ như không có gì, tiếp tục ngồi ăn cơm. Họ lục lọi mà không thấy gì, chỉ thu được mấy cái quạt điện, mà khi giải phóng về thì không có điện, không biết họ thu làm chi nữa! Những tưởng thoát được. Bỗng có người nói to Nhà này bố láo, ăn cơm cả buổi mà không thấy ai múc canh, như vậy phải kiểm tra nồi canh!. Vậy là họ xông lại, lấy cái vá khuấy vào nồi canh. Hỡi ôi, họ nghe leng keng lát két trong đó và dùng cái rá đổ nồi canh vào đó, nước canh chảy đi, chỉ còn lại rau muống vá vàng. Mẹ tôi ngất xỉu sau khi họ đọc lệnh tịch thu và cảnh cáo vì tội không thành thật…”
“Bị thu hết vàng, nhà mình sống làm sao đây cô?”

Đọc tiếp :
http://www.viendongdaily.com/hon-40-nam-va-nhung-nguoi-34kinh-te-moi34-0ODiHKLb.html

          Nói với người chiến binh Hoa Kỳ


Thơ HOÀI ZIANG DUY

Năm xưa anh tham chiến ở miền Nam Việt Nam
Vai trò chiến binh, lực lượng đồng minh
Của thế giới tự do
Máu xương anh, đổ xuống trên miền đất xa lạ
Nhưng thật quen thuộc với địa danh
An Khê, Khe Sanh, Chu Lai, Đà nẵng, Cam Ranh
Đến cả đồng bằng sông Cửu Long, ĐồngTâm, U Minh
Sình lầy đỉa vắt

Chúng ta chiến đấu cùng chung chiến tuyến
Thấy thế nào là cái chết hy sinh,
Cho một cuộc chiến dài lâu
Không có lối thoát
Chỉ giải quyết bằng bom đạn
Cày lên hầm sâu, đồi núi, rừng già
Cái chết nào
Tựa cũng như nhau

Không nghĩ có một ngày
“Tiền đồn thế giới tự do” mất đi
Mất nước, mất thủ đô Sàigòn
Chiến tranh trở thành thương mãi hoá bán buôn
Cho lợi nhuận dân tộc trước hết
Cho sự bội phản trên bàn hội nghị
Cho lý lẽ quay lưng

Với chiến tranh Viêt nam, tướng tư lệnh Wesmoreland nói
“Một cuộc chiến mà người Mỹ không có quyền thắng,
không có quyền thua”

Thế nên mặc cả với kẻ thù
Chiến tranh kết thúc
Danh dự chỉ dành cho cuộc rút quân
Sự thú nhận
Bỏ rơi
Chỉ có quân đội Hoa Kỳ
Những người cầm súng không quên chúng tôi
Trong tình đồng đội, hy sinh xương máu
Sống còn ở mặt trận, không ai muốn bỏ ai
Trước sự đối đầu với kẻ thù


Đâu nghĩ có một ngày chúng tôi
Sống trên đất nước nầy
Thân phận người di tản
Đất nước không còn
Cuộc sống lưu vong
Ở đây đường phố an lành
Một đất nước thanh bình
Không có hiểm họa chiến tranh

Đôi khi tự hỏi lấy mình
Cuộc đời trớ trêu không thể hiểu
Nếu không mất miền Nam
Làm sao có hàng trìệu người vượt thoát
Tản lạc trên toàn thề giới
Phải chăng là sự đánh đổi?

Nếu không mất chính phủ Sài gòn
Làm sao có gia đình, nhân dân miền
Nam
Định cư trên xứ sở Hoa Kỳ
Và nhiều quốc gia khác
Mở ra một trang sử mới
Còn đó
Một dân tộc Việt Nam Tự Do
Trên phần đất tạm dung

Quân dân miền Nam ra đi
Hoà nhập dòng người
Đổi thay căn cước dân tộc
Đổi thay nguồn cội gia đình, thế hệ về sau
Phải chăng là sự đền bù?
Trở thành tình bằng hữu công dân

Cho nên khi nghĩ về định mệnh trả vay
Thật tình có những điều không thể hiểu
Chỉ có một điều hiểu được
Số phận người dân ở lại, đúng như lời
của cố Tổng Thống Ronald Regan ngậm ngùi phát biểu

“ Đằng sau việc bỏ rơi Quân Đội miền Nam, là bỏ lại
cả một dân tộc, nhân dân miền
Nam đắm chìm lâu dài
trong tăm tối điêu linh”

Chuyện cũ qua rồi
Đâu ai biết chuyện ngày sau
Xa vời
Sẽ tới. 


 *****


Bài “Nói với người chiến binh Hoa Kỳ” trích từ tập thơ “Đứng Tựa Bên Đời”, tác phẩm thứ sáu của nhà thơ lính Hoài Ziang Duy, vừa được xuất bản tháng Tư 2019.
“Đứng Tựa Bên Đời” được trân trọng giới thiệu “là bức tranh toàn cảnh, một giai đoạn lịch sử trả giá bằng máu và nước mắt của quân dân miền
Nam Việt Nam kéo dài.
“Đọc để thấy lại thực trạng đất nước quê nhà, tâm tư ngưới lính còn ở lại, người lính lưu vong trên xứ người, những góc nhỏ ở đời thường.
“Một tập thơ giúp cho anh em bạn trẻ, thế hệ sau này hiểu hơn về sự có mặt của mình trên xứ người.”
Ấn phí và cước phí cho tập thơ là $15. Xin liên lạc Mrs. Do Bình, 21269 Mirror Ridge Pl, Sterling, VA 20164.
Hoặc hoaiziangduy@gmail.com, (571) 232-989.