Thursday, July 25, 2019

HETTY GREEN : BÀ PHÙ THỦY PHỐ WALL

Fr: Loan Phan*Ann Nguyen

Giàu có bậc nhất Mỹ, nữ đại gia không dám bỏ tiền chữa bệnh cho con

VN Express - Hetty Green đưa con tới phòng khám miễn phí cho người nghèo, và từ chối trả tiền khi bị phát hiện thân phận, khiến chân con bị hoại tử. 
Hetty Green (1834 - 1916), nổi tiếng với biệt danh "The Witch of Wall Street" (phù thủy của phố Wall), bởi những thương vụ đầu tư vang dội. Bà được coi là người đàn bà kiếm tiền giỏi nhất nước Mỹ. Bên cạnh tài năng, đầu óc phán đoán thời cơ nhanh nhạy không ai có thể phủ nhận, Hetty Green còn nổi tiếng với lối sống lập dị, keo kiệt bậc nhất.
Bà sinh ra trong một gia đình vô cùng giàu có, cha là chủ của công ty săn bắt cá voi, kiếm hàng triệu đôla mỗi năm. Vì mẹ của Hetty Green ốm yếu bệnh tật nên việc chăm sóc và dạy dỗ Hetty hoàn toàn do cha và ông nội đảm nhận.

Cha càng già mắt càng kém, vì thế từ năm 6 tuổi, cô bé Hetty đã đọc hết các tài liệu tài chính cho ông nghe và nghe ông phân tích về thị trường. Những ngày tháng ấy giúp Hetty có nền tảng về tài chính vững chắc từ bé. Trong khi bạn bè cùng trang lứa còn bay bổng với các câu chuyện cổ tích, Hetty Green đã làm quen với báo cáo thị trường chứng khoán. Năm 13 tuổi, Hetty đảm nhận vị trí kế toán cho việc kinh doanh của gia đình.
                     Hetty Green có năng khiếu kinh doanh ngay từ khi còn nhỏ. Ảnh:
Hetty Green có năng khiếu kinh doanh ngay từ khi còn nhỏ. Ảnh: Headstuff.
Hetty càng lớn càng khá hấp dẫn, vì vậy cha bà hy vọng con gái sẽ có một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Cha đã gửi Hetty tới chỗ một người anh em họ ở New York, và cho cô 1.200 đôla để mua quần áo đẹp. Nhưng Hetty đã gửi 1.000 đôla vào ngân hàng và nhờ anh em họ giúp mình mua đồ với 200 đô còn lại.
Năm 20 tuổi, ông Green tiếp tục mua tặng Hetty một cái tủ chứa đầy những bộ trang phục đẹp đẽ và thời thượng nhất, với hy vọng con gái sẽ quyến rũ được đàn ông giàu có làm chồng. Nhưng cuối cùng, Hetty đã bán sạch quần áo rồi lấy số tiền đó mua trái phiếu chính phủ.
Năm 33 tuổi, Hetty Green lên xe hoa với Edward Henry Green, người lớn hơn bà 12 tuổi, cũng là một người giàu có, nhưng ít hơn nhiều so với bà. Vốn là một người tính toán, nên trước khi kết hôn, bà đã buộc chồng ký vào bản thỏa thuận tiền hôn nhân, trong đó có điều kiện sẽ không được đụng vào tiền của bà nếu họ chia tay. Cả hai có với nhau hai đứa con là Ned và Sylvia.
Sau khi ông bố qua đời vào năm 1865, Hetty Green thừa kế số tài sản lên đến 5 triệu đôla, tương đương với 15 triệu đôla bây giờ (gần 348 tỷ đồng). Ngay khi nhận tiền thừa kế, bà đã thực hiện một thương vụ lớn. Bà đã dùng tất cả tiền mua hết trái phiếu chính phủ, dù nhiều người khi đó cho rằng việc làm đó là "điên rồ" trong thời điểm nội chiến vừa kết thúc. Bà mua được trái phiếu giá rất rẻ từ các thương nhân.
                 Phù thủy phố Wall nhạy bén trong việc nhìn ra các cơ hội kinh doanh. Ảnh: Headstuff.
"Phù thủy phố Wall" nhạy bén trong việc nhìn ra các cơ hội kinh doanh. Ảnh: Headstuff.
Ít năm sau, đúng như dự đoán của Hetty, nước Mỹ không chỉ tái thống nhất mà còn dần phục hồi. Trái phiếu chính phủ Mỹ tăng giá, giúp cho bà kiếm được 1,25 triệu đôla trong vòng chưa đầy một năm. Cũng với tiêu chí này, bà đổ tiền mua cổ phiếu đang rớt giá chóng mặt sau "Ngày thứ 5 đen tối" - 18/9/1873, chỉ ngày hôm sau, cổ phiếu phục hồi lại như cũ và bà đã có một khoản tiền khổng lồ.
"Tôi mua những thứ có giá trị thấp và chẳng ai ngó ngàng đến, tôi giữ chúng cho đến khi chúng tăng giá và mọi người đổ xô đi mua", bà Hetty giải thích. Với phương châm "mua rẻ, bán đắt", chọn đúng thời điểm, Hetty đã nhanh chóng thành công trên cả thị trường chứng khoán, bất động sản, kinh doanh và trái phiếu.
Dù sở hữu khối tài sản đồ sộ, Hetty sống cực kỳ tiết kiệm. thậm chí keo kiệt. Mỗi ngày đi làm bà mang theo một chiếc cặp lồng, trong đó chỉ có bánh quy và bột yến mạch. Mỗi chiếc bánh có giá 15 xu.
Quần áo chỉ có vài bộ, và chỉ mua đồ mới nếu chúng bị mốc. Bà từng chia sẻ với đồng nghiệp rằng chỉ giặt đường viền của váy khi chúng bị bẩn để tiết kiệm xà phòng. Bà cũng không bao giờ tắm bằng nước nóng hay dùng lò sưởi dù trời lạnh đến đâu. Hai đứa con của Hetty chỉ mặc quần áo cũ và sống như những đứa trẻ bình thường, thậm chí còn không bằng.
Người viết tiểu sử kể rằng, khi cậu con trai Ned bị thương ở chân trong một vụ tai nạn, Hetty đã cho con mặc đồ cũ, tới phòng khám tư nhân miễn phí dành cho người nghèo. Khi các bác sĩ nhận ra "Phù thủy phố Wall", họ lập tức bắt bà trả viện phí. Hetty chỉ im lặng và rời khỏi đó, tìm cách chữa chân cho con bằng thảo dược ở nhà. Kết quả là không được điều trị kịp thời và đúng đắn, chân Ned bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.
Khi chồng gặp khó trong kinh doanh, nhờ tới sự trợ giúp của vợ, Hetty một mực từ chối. Bà cho rằng dù sống với nhau, tài chính của hai người hoàn toàn tách biệt, bà không có nghĩa vụ phải giúp đỡ chồng. Khi đó tài sản ròng của Hetty ước tính khoảng 25 triệu đôla. Không có tiền, không được vợ đứng ra bảo lãnh, công ty của Edward phá sản. Edward vô cùng xấu hổ vì điều này. Cả hai chia tay không lâu sau đó.
Trong 25 năm tiếp theo, Hetty cùng hai con sống trong các căn hộ thuê ở New York và New Jersey. Bà liên tục đổi chỗ ở vì sợ bị ám sát.
                      Niềm yêu thích duy nhất của người phụ nữ giàu
Niềm yêu thích cuối đời của người phụ nữ giàu có này là con chó cảnh. Ảnh: Headstuff.
Năm 1898, sức khỏe của ông Edward rất yếu. Cô con gái Sylvia đã thuyết phục được hai người hòa giải với nhau. Bà Hetty đã ở bên cạnh chồng trong suốt thời ông bệnh tật và qua đời vào năm 1902. Sau đó, bà mặc đồ đen của góa phụ trong suốt quãng đời còn lại. Chính những bộ quần áo này đã mang đến cho bà biệt danh "Phù thủy của phố Wall".
Hetty vẫn giữ thói quen tiết kiệm, keo kiệt khi về già. Bà mắc chứng thoát vị đĩa đệm nhưng không tới bệnh viện khám. Bà chỉ đồng ý cho các con đưa tới gặp bác sĩ khi không thể đi lại được nữa. Khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bà đã bảo vệ phần cột sống bị nhô ra bằng cách nhét một chiếc gậy vào trong quần lót.  Khi bác sĩ nói cần phẫu thuật ngay lập tức, và chi phí sẽ tốn khoảng 150 đôla, b
Năm 1916, bà Hetty qua đời vì ốm yếu, để lại khối tài sản ước tính khoảng 200 triệu đôla cho hai con, sau khi đã đóng góp một khoản cho từ thiện. Cậu con trai Ned trở thành nhà sưu tập những thứ đắt đỏ, kết hôn với mối tình đầu, người bà Hetty từng nhất quyết phản đối. Còn Sylvia lập gia đình và tận hưởng cuộc sống nổi loạn, tự do, không có con cái.
Năm 1961, trước khi qua đời, Sylvia để lại di chúc quyên góp tài sản ước tính vài trăm triệu đôla cho các tổ chức từ thiện.
Mộc Miên (Theo Headstuff, Financeonline)
                                 *****

“The Richest Woman in America” Hetty Green in the Gilded Age” by Janet Wallach

By Bethany McLean
October 20, 2012
“I enjoy being in the thick of things. I like to have a part in the great movements of the world and especially of this country. I like to deal with big things and with big men.”
So said Hetty Green, who was known as the Queen of Wall Street and, less flatteringly, as the Witch of Wall Street, according to a new biography by Janet Wallach. Green, who was born in a well-to-do Quaker family in 1834, made her fortune during the Gilded Age by investing in railroads and lending money to America’s great cities, including New York and Chicago. When she died in 1916, she was worth at least $100 million, the equivalent of about $2.5 billion today, making her the world’s richest woman in her day.
Green was feared and loathed — as Wallach makes clear, the rules have always been different for women than for men, and a woman who made rather than spent wasn’t to be trusted. “I am in earnest,” Green once said. “Therefore, they picture me as heartless. I go my own way, take no partners, risk nobody else’s fortune.”
Wallach shows Green’s peculiarities: her fear that someone was out to kill her, her total lack of interest in the normal niceties of house and dress, her use of lawsuits as a weapon and her rage against those who she thought were out to take her money. Green even went so far as to push a housekeeper who then tripped and fell down the stairs, when she feared that the woman was angling for some of her dying aunt’s money.
But Wallach is out to humanize her subject, and that she does. She writes that it was Green’s affection-starved childhood that made her so crazed about money. “Money served as a substitute for her family’s love, a sweetener that satisfied her gnawing need for affection. She knew that money pleased her father; what she yearned for more than anything else was that her father be pleased with her.”
             
’The Richest Woman in America: Hetty Green in the Gilded Age’ by Janet Wallach (Nan A. Talese )
Although Green famously didn’t spend money on a doctor for her young son when he injured his knee, and his leg later had to be amputated, Wallach also relates how Green once pulled out a gun to a businessman who made threats against the boy. “Harm one hair of Ned’s hair and I’ll put a bullet through your heart,” she said. And Wallach tells how, when a deliveryman fell from his cart in Paris, Green rushed to the wounded man’s side and cleaned him up with her handkerchief. The marchioness who employed the footman, having no clue who Green was, offered her a job as a superintendent in a hospital. Green was not offended. Instead, she thanked the marchioness for the compliment of a job offer.
Indeed, whatever Green’s faults, she was not a snob. She disdained self-indulgent socialites, saying to her daughter: “I want you to marry a poor young man of good principles who is making an honest hard fight for success. I don’t care whether he’s got $100 or not, provided he is made of the right stuff.”
Wallach’s book is also about how Green made her money, and aspiring investors might want to memorize her words as they do Warren Buffett’s. Green’s father, Edward Robinson, “made it a practice never to borrow,” and Green too was always a lender. “I buy when things are low and nobody wants them,” she said. “I keep them until they go up and people are crazy to get them. That is, I believe, the secret of all successful business.” She also said that “common sense is the secret of making money. Common sense is the most valuable possession any one can have.”
In telling Green’s story, Wallach also tells the story of America’s repeated busts and booms in a way that seems very relevant right now. She writes that New York of the 1850s “floated on bubbles of champagne,” but after the collapse of 1857 she quotes the Louisville Courier on the character of Wall Street: “Their houses are dens of iniquity. Their aim is financial ruin. Their code of laws is that of the gambler, the sharper, the imposter, the cheat and the swindler.”
Sound familiar? In 1894, the unemployment rate rose to 18 percent, but only a few short years before that, in Rhode Island, Wallach writes, “miles of imported marble wrapped the facades, lapped the floors, and coated the walls of the Newport ‘cottages’; vast lawns greener than money led to the sea.”
Wallach warns at the beginning that this cannot be a traditional biography because Green left so little behind — no diaries, no journals, no correspondence. Rather, the book is “an impressionist painting, a series of brushstrokes meant to shed light on a woman and her times.” That’s a perfect description, but the brushstrokes can be frustratingly vague and leave you craving a better picture.
One mystery is Green’s marriage to the businessman Edward Henry Green, who had made his fortune in the Far East before he returned to America when he was 44 and began courting Hetty Robinson, then 30. He stood by her side through all the lawsuits, but Wallach writes that he was a speculator and a philanderer, and the final straw came when a bank used her money to cover his losses. Green “bade him a fond farewell.” But they never divorced and spent more time together as they grew older, and she cared for him as he died.
Wallach also writes that Green, who said that “a girl should be brought up as to be able to make her own living, whether or not she’s going to inherit a fortune,” had no interest in the suffragist movement. Indeed, Green said, “I don’t believe in suffrage and I haven’t any respect for women who dabble in such trash.” She didn’t leave anything that would explain this seeming dichotomy.
Ultimately Green remains, as Wallach describes her at the end, an “enigma” — but a compelling one nonetheless. When she died in 1916, the New York Times wrote about her, “She had enough of courage to live as she chose and to be as thrifty as she pleased, and she observed such of the world’s conventions as seemed to her right and useful, coldly and calmly ignoring all the others.” If only we all could do the same.

bookworld@washpost.com
Bethany McLean is a contributing editor at Vanity Fair a co-author of “All the Devils Are Here: The Hidden History of the Financial Crisis.”