Tuesday, September 10, 2019

HONG KONG : DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH 10-9-2019

Hong Kong: violence follows calls for Trump to 'liberate' territory 

  

          https://www.youtube.com/watch?v=AG3FlmUJKQs

Hong Kong protesters ask President Trump to 'liberate' Chinese territory as clashes erupt | ABC News 

https://www.youtube.com/watch?v=dxjqUGtgiSY
South China Morning Post Published on 8 Sep 2019

Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu Mỹ không can thiệp
Hong Kong Chief Executive Carrie Lam, talks during a press conference at the government building in Hong Kong Tuesday, Sept. 10, 2019. (AP Photo/Vincent Yu)
AFP cho biết, trong cuộc họp báo thứ Ba (10/9), trưởng đặc khu Carrie Lam yêu cầu Mỹ không can thiệp vào cách giải quyết của chính quyền đối với biểu tình đặc khu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-10-9-trung-quoc-vo-cung-bat-man-khi-hoang-chi-phong-gap-ngoai-truong-duc.html

  Học sinh,sinh viên tham gia biểu tình

Hong Kong government warns U.S. as students join latest protest

Thousands of students formed human chains outside schools across Hong Kong Monday in solidarity with pro-democracy protesters, as the city's government issued a warning to the U.S. to keep out of its affairs, AP reports.
 Students, alumni and teachers in the Mid-Levels area take part in a joint school human chain rally in Hong Kong Monday. Photo: Anthony Wallace/AFP/Getty Images
High school students during a rally in the Sha Tin district of Hong Kong. Photo: Philip Fong/AFP/Getty Images

Many students displayed signs to convey their message. Photo: Anthony Wallace/AFP/Getty Images

Hơn 150 nghị sĩ Anh kêu gọi ‘chính sách bảo hiểm’ cho người Hồng Kông
Người biểu tình Hồng Kông cầm cờ Anh và áp phích hộ chiếu Anh (ảnh: SCMP/ Winson Wong).
Gần 130 nhà lập pháp Anh đã ký một bức thư gửi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, kêu gọi các quốc gia Khối thịnh vượng chung trao quyền công dân thứ hai cho cư dân Hồng Kông. Bức thư gửi chính quyền Trung Quốc thông điệp “người dân Hồng Kông không đơn độc”. Trước đó, 39 thành viên nghị viện khác có động thái tương tự. 
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-150-nghi-si-anh-keu-goi-chinh-sach-bao-hiem-cho-nguoi-hong-kong.html

Trái ý Bắc Kinh về Biển Đông và Hồng Kông, Anh Quốc bị chỉ trích là ‘thực dân’

 Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming), cáo buộc các chính trị gia của xứ xở sương mù gần đây thể hiện một “não trạng thực dân” khi họ công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với những người biểu tình ở Hồng Kông, thổi phồng những lo ngại đối với Huawei và vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông, theo The Guardian.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trai-y-bac-kinh-ve-bien-dong-va-hong-kong-anh-quoc-bi-chi-trich-la-thuc-dan.html

Hoàng Chi Phong tới Đức kêu gọi dân chủ cho Hồng Kông

Nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chi Phong (ảnh: Reuters/ Joan Huang).
So sánh cuộc đấu tranh của những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông với vai trò của Berlin trong Chiến tranh Lạnh, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong nói với khán giả ở thủ đô nước Đức rằng, thành phố của anh giờ đây là một bức tường giữa thế giới tự do và “chế độ độc tài Trung Quốc”, theo Reuters.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoang-chi-phong-hong-kong-khong-bi-viec-rut-du-luat-danh-lua.html
Trung Quốc ‘vô cùng bất mãn’ khi Hoàng Chi Phong gặp Ngoại trưởng Đức
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo, Trung Quốc “vô cùng bất mãn và kiên quyết phản đối” việc Đức cho phép Hoàng Chi Phong tới gặp Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas.
Bà Hoa tuyên bố “Bất kỳ âm mưu nào dựa vào các thế lực nước ngoài để đề cao bản thân, bất kỳ hành động hoặc lời nói nào nhằm chia rẽ đất nước chắc chắn thất bại”.

 Joshua Wong đến Đức, Đảng quan ngại – Báo Quốc doanh im lặng, Ba Đình lo

        
                       https://www.youtube.com/watch?v=RrJucpRsmU0

Báo Nhật: Ông Tập Cận Bình khó lòng kiểm soát Hồng Kông?

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-nhat-ong-tap-can-binh-kho-long-kiem-soat-hong-kong.html

 Báo Trung Quốc cảnh báo người biểu tình Hong Kong
Global Times và China Daily nói những người biểu tình tìm giúp đỡ của Mỹ đang thách thức sự kiên nhẫn của chính quyền trung ương.
"Nếu Mỹ thông qua dự luật can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hong Kong, thì đó không phải vì lợi ích của đặc khu, mà nhằm mục đích biến trung tâm tài chính thành một quân bài để Washington có thể tăng áp lực lên Bắc Kinh. Mỹ sẽ chỉ quyết định chính sách đối với Hong Kong dựa trên lợi ích của họ", bài xã luận trên Global Times ngày 9/9 cho biết.
Bài báo được đăng một ngày sau khi hàng ngàn người biểu tình Hong Kong tuần hành tới lãnh sự quán Mỹ, kêu gọi các quan chức và chính trị gia Mỹ ủng hộ bằng cách đưa ra những hành động ngoại giao chống lại chính quyền thành phố.
Global Times, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết một số người biểu tình cực đoan đang "trải qua cơn cuồng loạn, tuyên bố sẵn sàng phá hủy mọi thứ nếu nhu cầu không được đáp ứng".
Tờ báo lập luận việc Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong sẽ là hành động can thiệp sâu sắc vào đặc khu và khẳng định điều này không ảnh hưởng tới quyền hạn của Bắc Kinh trong việc xử lý vấn đề ở Hong Kong.
"Nếu tình hình ở Hong Kong vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn đến rối loạn và thảm họa nhân đạo trong xã hội, Bắc Kinh chắc chắn sẽ có hành động theo Luật cơ bản", Global Times nói thêm.
Người biểu tình Hong Kong kéo đến lãnh sự quán Mỹ hôm 8/9, giơ 5 ngón tay thể hiện 5 yêu sách với chính quyền đặc khu. Ảnh: Reuters.
Người biểu tình Hong Kong kéo đến lãnh sự quán Mỹ hôm 8/9, giơ 5 ngón tay thể hiện 5 yêu sách với chính quyền đặc khu. Ảnh: Reuters.
Một bài xã luận khác đăng tải trên China Daily cùng ngày cũng cảnh báo người biểu tình không nên thách thức sự kiên nhẫn của chính quyền trung ương và khẳng định đang có các thế lực nước ngoài đứng sau xúi giục.
"Họ đã thách thức điểm mấu chốt của chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ để đạt được mục tiêu bất chính là tạo ra một 'Hong Kong độc lập'", bài đăng trên China Daily cho biết.
Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong cho phép chính phủ Mỹ đánh giá mức độ tự chủ chính trị của Hong Kong hàng năm để xác định có nên tiếp tục tình trạng thương mại đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Mỹ - Hong Kong năm 1992 hay không. Nếu tình trạng thương mại đặc biệt không còn, các khoản đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc và Hong Kong sẽ bị ảnh hưởng.
Truyền thông Trung Quốc cũng lên án hành vi bạo lực hôm 8/9, khi một số người biểu tình đập phá trạm tàu điện ngầm. Bài đăng trên Tân Hoa Xã hôm 9/9 cáo buộc người biểu tình quá ích kỷ, đặt lợi ích bản thân lên trên mọi người.
"Đối với phần lớn những người yêu Hong Kong thầm lặng, đã đến lúc phải đứng lên và lớn tiếng nói không với bạo lực này", Tân Hoa Xã khẳng định.
Người phát ngôn của chính quyền Hong Kong cũng cho biết các cơ quan lập pháp nước ngoài không nên can thiệp vấn đề nội bộ của đặc khu dưới bất kỳ hình thức nào. "Chúng tôi sẽ duy trì quyền tự chủ để bảo vệ lợi ích và lợi thế của chúng tôi dựa trên chính sách một quốc gia, hai chế độ", người phát ngôn nói.
Biểu tình tại đặc khu Hong Kong đã bước sang tuần thứ 14 với những diễn biến ngày càng phức tạp. Trung Quốc nhiều lần lên án hành vi bạo lực của người biểu tình giống như "khủng bố" và có biểu hiện của cách mạng màu, thuật ngữ được dùng để chỉ phong trào biểu tình ở Đông Âu vào những năm 2000.
Chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã tuyên bố áp dụng mọi biện pháp và không khoanh tay đứng nhìn nếu chính quyền đặc khu không thể kiểm soát tình hình biểu tình.
Ngọc Ánh (Theo Politico)
 
                                       ***********