Wednesday, October 30, 2019

NGƯỜI GIÀ KHÔNG CÒN LÀ GÁNH NẶNG

Fr: Hong Nguyen

Người già là gánh nặng hay cơ hội cho nền kinh tế?


Mari Shibata BBC Worklife 

24 tháng 10 2019

Tuổi trẻ có thể đã sẵn sàng để kế thừa tương lai, nhưng giờ đây dân số già đang định hình tương lai.
Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, những người từ 65 tuổi trở lên đông hơn trẻ em dưới năm tuổi trên toàn cầu. Và số người từ 80 tuổi trở lên được dự kiến sẽ tăng gấp ba, từ 143 triệu người vào năm 2019 lên đến 426 triệu người vào năm 2050.

Dân số từ 65 tuổi trở lên đang tăng nhanh hơn tất cả các nhóm tuổi khác, nhất là khi tỷ lệ sinh toàn cầu đã tuột xuống kể từ nửa sau Thế kỷ 20.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ sinh ở mọi khu vực ngoại trừ Châu Phi đều ở gần hoặc thấp hơn mức được coi là 'tỷ lệ thay thế' - mức cần thiết để giữ ổn định dân số.
Ở hầu hết các nước thu nhập cao, tỷ lệ này dao động khoảng 2,1 con/phụ nữ. 
Sống khỏe
Tuy nhiên, dân số không chỉ già đi: con người đang sống lâu hơn và sức khỏe của họ cũng tăng lên, tức là họ khỏe mạnh lâu hơn.
Điều đó có nghĩa là khi dân số người lớn tuổi tăng lên thì số lượng người tiêu dùng, người lao động và người sáng tạo cũng tăng theo.
Nói cách khác, họ không chỉ đơn giản là đối tượng cần các dịch vụ của 'kinh tế bạc', vốn chỉ dành cho người già - thay vào đó, người già có thể tiếp tục tham gia hoàn toàn vào nền kinh tế nói chung.
"Chúng ta giờ đây đang nói về một giai đoạn mới trong cuộc đời vốn dài như giai đoạn sau trong cuộc đời trưởng thành," Tiến sĩ Joseph Coughlin, giám đốc phòng thí nghiệm tuổi già của MIT và là tác giả của 'Kinh tế Tuổi thọ: Mở khóa Thị trường phát triển nhanh nhất và bị hiểu lầm nhiều nhất thế giới', nói.
Các giai đoạn cuộc sống có thể được đo đếm bằng khoảng thời gian tính bằng ngày tương đối bằng nhau, ông nói: từ 0 đến 21 tuổi, từ 21 đến 40 tuổi và từ 40 đến tuổi nghỉ hưu - tất cả đều có độ dài khoảng 8.000 ngày. 

                                                     Bản quyền hình ảnh Getty Images
"Nếu sống đến 65 tuổi, bạn sẽ có trên 50% cơ hội sống đến trên 85 tuổi - đó là thêm 8.000 ngày nữa. Vì vậy, giờ đây chúng ta đang nhìn vào một phần ba cuộc đời trưởng thành của chúng ta mà không có câu chuyện, công cụ, phần thưởng hoặc kỳ vọng gì cả."

Khi những người lớn tuổi sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn và tiếp tục tham gia tích cực vào kinh tế toàn cầu, thì điều đó sẽ mở ra các khả năng biến tuổi thọ thành tài sản cho xã hội.
Trong năm 2015, người Mỹ từ 50 tuổi trở lên có hoạt động kinh tế trị giá gần 8 nghìn tỷ đô la. Tập đoàn Tư vấn Boston dự kiến đến năm 2030, dân số từ 55 tuổi trở lên ở Mỹ sẽ chiếm một nửa tổng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng nội địa kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Con số này đạt 67% ở Nhật Bản và 86% ở Đức.
Khi những người lớn tuổi điều khiển một phần đáng kể hoạt động kinh tế thế giới hiện tại và trong tương lai, 'nền kinh tế tuổi thọ' có thể mở ra những cơ hội tăng trưởng hiện chưa được khai thác. Thách thức khái niệm 'tuổi già'
Sự lão hóa xã hội toàn cầu nói chung được coi là có hại cho sức khỏe kinh tế của một quốc gia, vì nó làm giảm lực lượng lao động và tăng gánh nặng lên hệ thống y tế.
Tại cuộc họp G20 năm nay tại Nhật Bản, nơi lần đầu tiên vấn đề lão hóa được đưa vào danh sách ưu tiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda nói rằng dân số già có thể đặt ra 'những thách thức nghiêm trọng' cho các ngân hàng trung ương.
Một phúc trình mới đây của Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo rằng sự lão hóa toàn cầu sẽ làm tăng 'áp lực tài chính mà nhiều quốc gia sẽ đối mặt trong những thập kỷ tới khi họ tìm cách xây dựng và duy trì các hệ thống y tế, lương hưu và bảo vệ xã hội cho người già." Điều này đặc biệt có ảnh hưởng đối với nhiều quốc gia trên khắp thế giới vốn có ngày càng đông người nghỉ hưu.

                                                      Bản quyền hình ảnh Getty Images
Nhưng Tiến sỹ Coughlin ở MIT nghĩ rằng ngay cả khi dân số già đi một cách đáng kể, chúng ta không thể để ý nghĩ về 'sự già nua' và những hệ lụy của nó bóp nghẹt suy nghĩ của chúng ta về cơ hội kinh tế.
Ông lập luận rằng tuổi già là một cấu trúc xã hội vốn không phản ánh cách con người sống trên thực tế sau tuổi trung niên, và nói rằng các doanh nghiệp cần phục vụ những gì người già thực sự muốn, chứ không phải những gì mà hiểu biết thông thường cho là họ cần.
Đó không chỉ là xe hơi dành cho người già, mà còn là niềm vui, thời trang và hơn thế nữa.
"Đó là về sự 'không tuổi' - những thứ được cá nhân hóa hơn, tập trung hơn vào sự an lạc, về những điều dễ dàng. Những giá trị này là vượt thế hệ," Coughlin nói. Ông nói thêm rằng mặc dù nhu cầu của người trẻ có liên quan đến sự ra đời của nền kinh tế theo yêu cầu, nhưng người cao tuổi hưởng lợi rất nhiều từ sự tiện lợi của nó. "Đối với những người thực sự già, nó đã trở thành trợ lý ảo cho cuộc sống."
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về bản thân nền kinh tế tuổi thọ, nhưng điều rõ ràng là nếu các doanh nghiệp có thể khai thác nhóm người tiêu dùng tuổi già này trong giai đoạn mới này của cuộc đời họ, điều đó có thể có nghĩa là cơ hội lớn.
Suy cho cùng, bộ phận người tiêu dùng này đang chi tiêu. Báo cáo về người tiêu dùng trực tuyến tại 51 quốc gia năm 2017 của KPMG cho thấy những người thuộc thế hệ sinh bùng nổ (sau Đệ nhị Thế chiến) chi tiêu trực tuyến nhiều nhất với trung bình 203 đô la cho mỗi giao dịch, so với 'thế hệ trẻ sành sỏi về công nghệ' vốn thực sự chi tiêu trung bình ít nhất là 173 đô la.
Thị trường lớn nhất cho kinh tế tuổi thọ có thể là Nhật Bản, quốc gia già hóa nhanh nhất thế giới. Từ những tiện ích nhỏ nhặt, chẳng hạn như cung cấp kính đọc có ghi là 'cứ dùng thoải mái' ở bưu điện, ngân hàng và khách sạn, cho đến những cải tiến lớn hơn về cấu trúc như thiết kế nút bấm ở những chỗ băng qua đường để người đi bộ có thể bấm để có thêm thời gian băng qua, văn hóa hiện đại Nhật Bản đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày cho dân số đang lão hóa của họ.
Với ít nhất 20% dân số hiện tại của Nhật Bản trên 70 tuổi, nền văn hóa hòa nhập của nước này cũng được phản ánh trong cách người lớn tuổi tiêu thụ ngay bên cạnh thế hệ trẻ - chẳng hạn như tại các bể bơi địa phương, vào các ngày lễ và ở các lớp tập thể dục.
Sự xuất hiện của thế hệ mới những người lớn tuổi trên mạng trực tuyến - kiểu như Bon và Pon, những người chia sẻ ảnh của những chuyến đi và hoạt động của họ bằng cách mặc trang phục 'hợp cạ' với nhau - là một ví dụ cho thấy thế hệ cao tuổi đang tiêu thụ và tận hưởng cuộc sống như người trẻ. 
Kéo dài độ tuổi làm việc của nhân viên
Một phần quan trọng của tuổi thọ và sống khoẻ là sự tự do làm việc. Khi người lao động sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, thì lực lượng lao động lão hóa có thể là cơ hội để gặt hái điều mà hãng tư vấn Deloitte gọi là 'cổ tức tuổi thọ' - khả năng tăng năng suất kinh tế nhờ vào những người lao động lớn tuổi.
Ở Đức, giữ người lao động lớn tuổi ở lại làm việc là vấn đề ổn định kinh tế quốc gia.
Hơn 21% dân số Đức lớn hơn 65 tuổi. Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's nói rằng dân số lão hóa của Đức đặt ra hiểm họa đối với sức mạnh kinh tế của nước này; Nếu có bao giờ Đức mất điểm tín dụng AAA thì Moody's đã cảnh báo rằng lý do khả dĩ sẽ là do 'tác động của thay đổi dân số đối với kinh tế và hệ thống an sinh xã hội của Đức'.
Xét trên các tiến bộ trong lĩnh vực sức khỏe và tuổi thọ, một người Đức 65 tuổi ngày nay dự kiến sẽ sống thêm 20 năm nữa, theo OECD. Tuy nhiên, do tính chất đòi hỏi cao về thể lực của ngành công nghiệp chế tạo, việc giữ chân công nhân lại ở các nhà máy cho đến tuổi nghỉ hưu sẽ tiếp tục là một thách thức.
Một số công ty Đức đang sử dụng những tiến bộ trong công nghệ để đáp ứng người lao động lớn tuổi và giữ họ tiếp tục làm việc.
Tại nhà máy của Porsche ở Leipzig, công thái học (khoa học tối ưu hóa điều kiện làm việc) được triển khai để giúp những công nhân luôn phải làm việc nhiều giờ được luân chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong ngày làm.
Toàn bộ nhà máy được đánh dấu hệ thống đèn giao thông thể hiện sự thoải mái trong công việc, vì vậy các nhà quản lý có thể lên lịch ca làm việc để đảm bảo các bộ phận không bị làm việc tới kiệt sức.
"Mục đích của công thái học không phải là để phản ứng mà là để phòng ngừa," Alissa Frey, chuyên gia công thái học tại nhà máy Porsche Leipzig, nói.
"Việc luân chuyển giữa các bước sản xuất khác nhau giúp ngăn ngừa căng thẳng một phía. Hơn nữa, quy trình và điều chỉnh thành phần, giới hạn sức lực, không gian làm việc có thể điều chỉnh độ cao, thiết bị xử lý và hệ thống hỗ trợ cũng như sử dụng nhân viên một cách phù hợp giúp tránh tình trạng làm việc quá sức."
Nhưng việc tuổi thọ tăng là gánh nặng hay lợi ích phụ thuộc vào mức độ xã hội chuẩn bị cho những thách thức của dân số già cũng như nhận diện và tối đa lợi ích của nó.
"Thế hệ bùng nổ sinh đã sản sinh ra thế hệ tiếp theo," Coughlin nói. "Vì vậy, có kỳ vọng rằng mặc dù họ không còn trẻ nữa, họ vẫn luôn cảm thấy trẻ trung. Họ không chỉ mong đợi, mà trong nhiều trường hợp đòi hỏi, sản phẩm mới, dịch vụ mới, trải nghiệm mới, để làm cho mỗi giai đoạn trong cuộc đời - nếu không muốn nói là mỗi ngày - tốt hơn một chút."
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-50173387


The untapped potential of the ‘longevity economy’

With increased lifespans, elders are living thousands of days longer. That’s very good news for the global economy.





By Mari Shibata
10th October 2019 Youth may be poised to inherit the future, but now ageing populations are defining it.
In 2018, for the first time in history, those aged 65 or older outnumbered children younger than five globally. And the number of people aged 80 years or older is projected to triple, from 143 million in 2019 to 426 million in 2050.
The population aged 65 and older is growing faster than all other age groups, especially as the global birth rate has been plummeting since the second half of the 20th Century. According to the World Health Organization, fertility rates in every region except Africa are near or below what’s considered the ‘replacement rate’ – the level needed to keep a population stable. In most high-income countries this hovers around 2.1 children per woman.
The population isn’t just ageing, though: people are living longer and increasing their ‘healthspan’ for prolonged health, too. That means that as the population of elders increases, so grows a group of consumers, workers and innovators. In other words, they’re not simply a group that needs services from the ‘silver economy’, which is aimed solely at older and ageing people – rather, the ageing population can continue to be full-service participants in the economy at large.
“We’re now talking about a new life stage which is as long as the latter part of your adult life,” says Dr Joseph Coughlin, director of the Massachusetts Institute of Technology AgeLab and author of Longevity Economy: Unlocking the World’s Fastest-Growing, Most Misunderstood Market.

Japan, the world’s fastest ageing nation, may have the biggest market for the longevity economy as elders desire things such as travel and recreation (Credit: Alamy)
Life stages can be quantified in fairly equal measurements of days, he says: 0 to 21, 21 to 40 and 40 to retirement age all measure about 8,000 days. “If you make it to 65 years old, you have more than 50% chance you’ll make it over age 85 – that’s [another] 8,000 days. So we’re now looking at a third of our adult life where there are no stories, tools, rewards or expectations.”
As elders live longer and healthier lives, and continue to actively participate in the global economy, possibilities open to potentially turn longevity into an asset for society.
In 2015, Americans aged 50 and older generated nearly $8 trillion worth of economic activity. The Boston Consulting Group projects that by 2030, the 55-plus population in the US will have accounted for half of all domestic consumer spending growth since the global financial crisis. The number rises to 67% in Japan and 86% in Germany.
With elders driving a substantial portion of the world’s economic activity now and in the future, the ‘longevity economy’ could open up currently untapped opportunities for growth.

We’re now looking at a third of our adult life where there are no stories, tools, rewards or expectations – Joseph Coughlin

Challenging ‘oldness’
Global societal ageing has generally been considered detrimental to a country’s economic health, since it reduces the workforce and increases burdens on healthcare systems.
At this year’s G20 meeting in Japan, where ageing was on the priority list for discussion for the first time, Bank of Japan Governor Haruhiko Kuroda said that an ageing population could pose “serious challenges” for central banks.
A recent United Nations report also warned that global ageing would increase the “fiscal pressures that many countries will face in the coming decades as they seek to build and maintain public systems of health care, pensions and social protection for older persons”. This could be particularly impactful for the many countries around the world with growing numbers of retirees.

Keeping elder workers in their jobs longer can create a significant 'longevity dividend' for countries – in other words, it can boost an economy's bottom line (Credit: Alamy)
But MIT’s Coughlin thinks that even though populations may be ageing in significant numbers, we can’t let the idea of ‘oldness’ and its implications stifle the way we think about economic opportunity. He argues that oldness is a social construct that doesn’t reflect how people realistically live after middle age, and says that businesses need to serve what older people actually want, not what conventional wisdom suggests they need. That’s not just cars for old men, say, but rather fun, fashion and far more.
“It’s about being ‘ageless’ – things that are more personalised, more focused on well-being, on things being very easy. Those value sets are generationally agnostic,” says Coughlin. He adds that although millennial demands are linked to the rise of the on-demand economy, older adults benefit immensely from its convenience. “For the really old, it’s turned into a virtual assistance living.”

As elders live longer and healthier lives, possibilities open to potentially turn longevity into an asset for society.

Although there isn’t a lot of research available about the longevity economy itself, what’s clear is that if businesses are able to tap this ageing consumer base in this new phase of their lives, that could mean major opportunity. After all, these groups are spending. KPMG’s 2017 report of online consumers in 51 countries revealed that baby boomers spend the most online at $203 on average per transaction, compared to ‘tech-savvy’ millennials, who actually spend the least at $173 on average.
The biggest market for the longevity economy may be Japan, the world’s fastest ageing nation. From small conveniences, such as providing reading glasses labelled “feel free to use these” at post offices, banks and hotels, to larger structural improvements such as providing buttons at pedestrian crossings that can be pushed to provide extra time to cross, modern Japanese culture accommodates everyday needs to its ageing population.
With at least 20% of Japan’s current population older than 70, its inclusive culture is also reflected in how elders consume right alongside the younger generations – at local swimming pools, on package holidays and in exercise classes to name a few. The emergence of a new generation of elders online – such as Bon and Pon, who share snaps of their travels and activities by wearing matching outfits – is an example of how elderly generations are consuming and enjoying life like younger people.
Prolonging employees’ working lives
A key part of longevity and increased healthspan is the freedom to work. When workers are living healthier, longer lives, an ageing workforce can be an opportunity to reap what consultancy Deloitte calls the ‘longevity dividend’ – being able to boost economic productivity from older employees.
In Germany, keeping ageing workers on the job is a matter of national economic stability. More than 21% of the German population is older than 65. Credit rating agency Moody’s says that Germany’s ageing population poses risks to its economic strength; if Germany ever loses its triple-A credit rating, Moody’s has warned that the likely reason will be “the impact of demographic change on the German economy and social security systems”.
In light of health and life expectancy advances, a German aged 65 today is expected to live about another 20 years, according to the OECD. Yet due to the physically demanding nature of the manufacturing industry, retaining workers on factory floors until retirement age will continue to be a challenge.

At Porsche’s plant in Leipzig, the company uses ergonomics to help workers get through shifts without strain, which may enable older workers to be more productive (Credit: Alamy)
Some German companies are using advances in technology to accommodate ageing workers and keep them active. At Porsche’s plant in Leipzig, ergonomics are deployed to help workers who typically operate in hour-long shifts, rotating from station to station throughout the day. The entire factory is mapped out with a traffic-light system indicating ergonomic comfort, so managers can schedule shifts that ensure body parts are not burdened.
“The aim of ergonomics is not to react but to be preventive,” says Alissa Frey, ergonomics specialist at Porsche Leipzig. “The rotation between different manufacturing steps helps to prevent one-sided strains. Furthermore, process and component adjustments, force limits, height-adjustable workspaces, handling-devices and supporting systems as well as an appropriate deployment of our employees avert a physical overload.”
But whether increased longevity is a burden or a dividend depends on how much societies prepare for the challenges of ageing populations as well as identify and maximise its benefits.
“The baby boomers have created a next generation,” says Coughlin. “So there is the expectation that while they’re no longer young, they do feel perennially youthful. They not just expect, but in many cases demand new products, new services, new experiences, to make every stage of life – if not every day – a little bit better.”


https://www.bbc.com/worklife/article/20190930-the-untapped-potential-of-the-longevity-economy