Monday, April 13, 2020

QUAN HỆ CHA MẸ-CON CÁI KHI TRƯỜNG ĐÓNG CỬA VÌ COVIC-19

Fr: Oanh Nhon Le* Andy Le

Quan hệ cha mẹ - con cái khi trường học đóng cửa dài ngày và phải hạn chế ra ngoài

Eiraku Maiko
NHK World Correspondent

                      The prolonged school closure and the need to stay home affects parent-child relationships
Hơn một tháng trôi qua kể từ khi chính phủ đột ngột kêu gọi đóng cửa trường học trên toàn quốc để hạn chế vi-rút corona chủng mới lây lan.
Số ca nhiễm gần đây tại Tokyo gia tăng dẫn đến việc thị trưởng Koike Yuriko kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài nếu không có việc cần thiết. Năm học mới đáng nhẽ bắt đầu từ ngày 6/4, nhưng hầu hết các trường học ở Tokyo đã quyết định đóng cửa thêm ít nhất một tháng nữa.
Inaba Ai là một bà mẹ 3 con sống ở Yokohama. Con của cô ở nhà hằng ngày kể từ khi trường học đóng cửa vào đầu tháng 3, và cô nói rằng cô cảm thấy căng thẳng. Cô cho biết: "Mấy mẹ con chúng tôi cãi nhau liên tục vì thời gian chúng tôi ở cùng nhau quá nhiều. Tôi đã kiệt sức khi trường học đóng cửa. Bây giờ tôi chẳng còn thời gian để nghỉ ngơi nữa".
Inaba bực mình khi bọn trẻ không giúp dọn bàn ăn, hoặc không chịu dọn dẹp đồ chơi của chúng.
Ngoài gia đình, trẻ em không còn được tiếp xúc với bất kỳ ai khác và cũng không được chơi cùng bạn bè ở trường. Thời gian ở cùng nhau đột ngột gia tăng đang gây áp lực lên tất cả các thành viên trong gia đình.
Cha mẹ và con cái cảm thấy áp lực khi phải ở suốt cùng nhau là câu chuyện đang diễn ra trong các gia đình trên khắp cả nước.
Florence, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ nuôi dạy trẻ em, đã tiến hành khảo sát 10.000 người trên khắp Nhật Bản về những vấn đề mà họ đang phải đối mặt khi trường học đóng cửa.
Gần 70% số người trả lời cho biết họ lo rằng con cái đang vận động ít hơn. Hơn một nửa cho biết họ lo ngại cho sức khỏe tinh thần cũng như sự căng thẳng của bọn trẻ khi trường học đóng cửa và chúng không thể gặp gỡ bạn bè.
chart
Một số người trả lời khảo sát còn nêu lên một vấn đề thậm chí còn rắc rối hơn. Một người cho biết "Tôi đã giận dữ gầm lên... và gần như sắp đánh con mình đến nơi vậy. Tôi cho rằng một số cha mẹ có thể đã động chân động tay với con cái".
Tổ chức phi lợi nhuận có tên Mạng lưới phòng chống ngược đãi trẻ em Nhật Bản cho biết căng thẳng tinh thần là một trong những lý do chính dẫn đến hành vi ngược đãi trẻ em, vì vậy có lo ngại rằng việc đóng cửa trường học có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này. Tổ chức muốn có các biện pháp giúp giảm căng thẳng cho các bậc phụ huynh. Theo họ, giới chức nên bố trí những nơi mà trẻ em có thể học và chơi bên ngoài nhà, dù chỉ là công viên trong khu phố.
Tổ chức cũng khuyến nghị mọi người nên chú ý đến các bậc cha mẹ trong cộng đồng của mình.
Trong khi đó, Inaba Ai nói rằng cô đã tìm ra một cách để giảm căng thẳng trong nhà. Cô nhớ chuyên gia giáo dục Ogi Naoki từng nói trên TV rằng: "Các bà mẹ trưởng thành hơn con cái của mình, vì vậy họ nên tập kiên nhẫn và kiềm chế cơn giận của mình".
Cô cho biết kể từ khi ngừng phàn nàn với con cái và cho chúng thêm thời gian để làm những gì mình muốn, cô nhận thấy sự thay đổi trong thái độ của bọn trẻ.
Cô nói: "Chúng tự nguyện giúp việc nhà như cọ bồn tắm và dọn bàn ăn. Chúng tôi ít cãi cọ hơn và bây giờ bọn trẻ trả lời ngay lập tức khi tôi gọi chúng".

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/news/backstories/1011/

The prolonged school closure and the need to stay home affects parent-child  relationship

Just over a month has passed since the government abruptly called for school closures nationwide to curb the spread of the new coronavirus. A recent spike of confirmed cases in Tokyo has prompted governor Koike Yuriko to ask residents to refrain from non-essential outings. A new school year began Monday, but most schools in Tokyo have decided to stay closed for at least one more month.
Inaba Ai is a mother of three living in Yokohama. Her children have been at home every day since their school closed in early March, and she says she's feeling the strain.
“We've been squabbling constantly because of the sheer length of time we spend together. And I was already worn out when the school closed. Now I never have a moment to rest.”

Inaba found herself getting irritated when the children didn't help set the table at meals, or didn't tidy their toys away.
The children no longer have contact with people other than their family, and don't have the release of spending time with their school friends. The sudden increase in the amount of time they spend together is putting pressure on all members of the family.
It's a story playing out in homes across the country, where parents and children are feeling the pressure of being cooped up together.
Florence, a non-profit organization supporting child-rearing, asked 10,000 people across Japan what kind of problems they are facing because of the school closures.
Nearly 70 percent of respondents said they were worried that their children are getting less exercise. More than half said they were concerned about their children's mental health, and the stress they must be feeling because schools are closed and they can't meet their friends.


chart
And some of the comments raise an even more troubling issue. “I snarled at my children aggressively ... and almost got violent. I thought some parents might cross that line," read one.
The non-profit organization The Japan Network for the Prevention of Child Abuse and Neglect says mental stress is one of the main reasons for child abuse, so there's a concern that the school closures could exacerbate the problem. The organization wants to see measures to help reduce parents’ stress. It says authorities should establish places where children can study and play outside their homes, even if it's just a neighborhood park.
The organization also recommends that people pay attention to parents in their communities.
Meanwhile, Inaba Ai says she's found one method to reduce the stress in her home. She remembered education expert Ogi Naoki speaking on TV, saying "mothers are more mature than their children, so they should exercise patience and refrain from venting their frustrations.”
She says since she stopped complaining to her children and gave them more leeway to do what they wanted, she noticed a change in their attitude too.
"They're volunteering to help with household chores like cleaning the bath tub and setting the table," she says. "We're quarrelling less, and now they respond at once when I call them."