Wednesday, July 15, 2020

HOWARD SCHULTZ: ÔNG CHỦ ĐẾ CHẾ STARBUCKS

Fr: Toan Dang* Dinh Thuc Ngo

 CEO Starbucks: Từ cậu bé nhà nghèo đến tỷ phú cà phê
Howard Schultz quyết tâm thay đổi số phận, trở thành người đứng sau thành công của thương hiệu nổi tiếng có hơn 27.000 cửa hàng ở 75 quốc gia.

Bất kể người Mỹ nào cũng biết đến thương hiệu cà phê Starbucks và vị CEO nổi tiếng Howard Schultz. Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Schultz đã đưa thương hiệu Starbucks mở rộng ra toàn cầu và làm nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cà phê.
Howard Schultz là người đã đưa thương hiệu cafe Starbucks mở rộng toàn cầu - Ảnh: Bussiness ínsider
Howard Schultz là người đã đưa thương hiệu cà phê Starbucks mở rộng toàn cầu. Ảnh: Bussiness Insider.
Biến cố thay đổi toàn bộ cuộc đời
Schultz sinh năm 1953 tại Brooklyn, New York. Cha mẹ ông đều là người lao động nghèo và cả gia đình sống trong một khu tập thể chật chội. Khi Schultz 7 tuổi, cha ông bị tai nạn nghiệm trọng và điều này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của ông. Trong tâm trí Schultz, ông vẫn nhớ như in ngày trở về nhà và trông thấy cha nằm trên ghế với băng nẹp bó chặt từ thắt lưng đến đầu gối vì tại nạn tại nơi làm việc. Cha ông, một tài xế xe tải, không được nhận tiền bồi thường, bị mất việc và không có bảo hiểm y tế.
Trong buổi nói chuyện với sinh viên tại lễ tốt nghiệp ở Đại học bang Arizona năm 2017, ông kể lại quãng thời gian đó: "Năm lên 7, tôi đã có một trải nghiệm đau thương trong cuộc đời mình. Tôi nhìn thấy giấc mơ của mình tan vỡ và cha mẹ tôi hoàn toàn tuyệt vọng... Điều đó vẫn ám ảnh tôi đến ngày hôm nay".
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ của Schultz vẫn luôn khuyến khích con trai tiếp tục việc học để thay đổi tương lai. Ngoài thời gian làm việc phụ giúp tài chính cho gia đình, Schultz vẫn theo đuổi việc học. Ông giành được một suất học bổng thể thao của Đại học Northern Michigan.
Tuy nhiên lên đến đại học, Schultz quyết định không chơi thể thao mà dành toàn bộ thời gian rảnh để đi làm thêm. Schultz đã làm rất nhiều các công việc lặt vặt trong trường, thậm chí để trả tiền học phí, ông còn bán cả máu.
Sau khi tốt nghiệp, Schultz từng kinh qua nhiều việc để kiếm sống: Làm việc tại nhà nghỉ trượt tuyết ở Michigan, bán hàng tại Xerox và tại một cửa hàng kinh doanh đồ dùng gia đình Hammarplast. Sau đó, ông tìm thấy Starbucks.
Người tạo nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cà phê
Thương hiệu Starbucks xuất hiện vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên lúc đó chỉ là hai quán cà phê nhỏ và không được nhiều người biết đến. Vào đầu thập niên 80, Schultz gia nhập công ty với vị trí giám đốc marketing và tin tưởng rằng Starbucks có thể phát triển thành chuỗi cà phê quốc tế.
Nhưng những ý tưởng của Schultz không thể thuyết phục được người sáng lập Starbucks. Vì vậy ông đã rời khỏi công ty và tự mở mô hình kinh doanh riêng của mình. Năm 1987, Schultz mua lại thương hiệu Starbucks và 17 cửa hàng. Sau đó, Schultz bắt tay vào thay đổi hướng đi của Starbucks.
Schultz còn là người luôn tích cực trong các hoạt động xã hội - Ảnh: Bussiness ínsider
Schultz là người luôn tích cực trong các hoạt động xã hội. Ảnh: Bussiness Insider.
Khi cửa hàng đầu tiên khai trương tại thành phố New York, Starbucks đã tạo được ấn tượng riêng cho khách hàng bởi không gian của quán, hương vị cà phê rang xay đặc biệt. Schultz đã xây dựng Starbucks dựa trên cảm hứng từ văn hóa cà phê Italy.
Từ năm 1998 đến năm 2008, Starbucks liên tục mở rộng thị trường, từ 1.886 cửa hàng lên 16.680. Schultz chứng minh rằng cách làm chuỗi cà phê thông minh và tiện lợi như vậy hoàn toàn thành công trên phạm vi toàn cầu.
Luôn đấu tranh cho các vấn đề xã hội
Tính tới cuối năm 2017, Starbucks có hơn 27.300 cửa hàng tại 75 quốc gia. Doanh thu năm 2017 của công ty đạt 22.4 tỷ USD và công ty được định giá 84 tỷ USD. Hiện nay Schultz sở hữu khối tài sản khoảng 3 tỷ USD.
Schultz là người tích cực trong các hoạt động xã hội. Năm 2011, Schultz khuyến khích mọi người không đóng góp tiền cho các chiến dịch chính trị cho đến khi chính phủ giải quyết được nợ quốc gia. Tiếp đến năm 2015, ông dẫn dắt chiến dịch chống nạn bạo hành và chế độ phân biệt chủng tộc của cảnh sát.
Tháng 12/2017, ông từ chức CEO Starbucks, trở thành chủ tịch điều hành công ty và tập trung vào "các sứ mệnh xã hội". Kể từ đó, ông nỗ lực kêu gọi cộng đồng chống lại chính sách ngăn cản những người tị nạn nhập cảnh Mỹ của Tổng thống Trump.
Schultz có những khát vọng lớn lao tạo nên sự thay đổi ở Mỹ, ông luôn là người tiên phong đấu tranh cho quyền bình đẳng của công dân về các vấn đề từ nhập cư đến cải cách thuế. Đến nay đã là một tỷ phú giàu có nhưng Schultz vẫn giữ lối sống giản dị và lao động không mệt mỏi, với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Change that is bigger than coffeeHoward Schultz

Thảo Nguyên
Theo Business insider



Fr: Toan Dang* Van Hoa Long *Chi Tieu*Dinh xuan Thao *Thu Thi Cromme
             CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI 
            ÔNG CHỦ ĐẾ CHẾ STARBUCKS
 Đó là một ngày mùa đông lạnh lẽo năm 1961. Trong mắt cậu bé Howard Schultz, đó là ngày buồn bã vô cùng.
 Sau khi người cha lái xe tải bị tai nạn và mất đi một chân, kinh tế gia đình Schultz mất đi hoàn toàn chỗ dựa. Mỗi bữa ăn tối, trên bàn ăn của gia đình chỉ toàn là những món khó nuốt, là rau mẹ Schultz nhặt nhạnh ngoài vườn và cafe gần hết hạn được giảm giá.
 Từ ngày bị mất việc làm do tai nạn lao động, cha Schultz cũng mất luôn cả niềm tin vào cuộc sống. Mỗi ngày chỉ biết mượn rượu giải sầu, và trở thành một con ma men. Bởi sẵn có men rượu trong người, nên chỉ cần Schultz hơi không nghe lời cha liền nổi giận lôi đình, và cũng từ đó trận đòn tra tấn của cha diễn ra hằng ngày như cơm bữa.
 Một đêm Noel, năm cậu bé Schultz 12 tuổi, trong khi các gia đình đang quây quần vui vẻ bên bàn ăn với những món thơm ngon nức mũi trong ánh nến lung linh huyền ảo thì cảnh nhà cậ
u lại hoàn toàn khác biệt. Mẹ cậu vì không mượn được tiền đang cau mày rầu rĩ ngồi ở góc nhà, còn cha cậu thì đang nổi trận lôi đình mắng nhiếc những người kia là kẻ ngu ngốc. Người mẹ bất lực của cậu không còn cách nào khác chỉ đành biết xua mấy anh em cậu ra phố chơi.
Ba đứa trẻ bụng đói cồn cào đành đi ra phố, vừa ra tới cổng ba anh em phát hiện một cửa hàng tổng hợp đang bày la liệt các loại đồ ăn và nước ngọt. Mấy anh em cậu thèm rỏ dãi. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu. Schultz liền bảo em trai và em gái mình về nhà trước, còn bản thân thì đứng nhìn chăm chú vào một lon cafe được đóng gói cầu kỳ đẹp mắt ở đó. Schultz rất muốn làm một điều gì đó để giúp cha vui vẻ hơn.
Nhìn ngó một hồi đợi đúng thời cơ, Schultz nhanh chóng lấy lon cafe đó nhét vào túi áo bông. Tuy nhiên thật không may là cậu lại bị ông chủ cửa hàng phát hiện. Ông ta hét lớn: “Bắt lấy kẻ trộm”. Cậu cắm đầu bỏ chạy một mạch về nhà và cứ nghĩ rằng đã thoát nạn. Cậu mang món quà nhỏ đó tặng cha. Khỏi phải nói nét mặt cha cậu khi đó vui mừng cỡ nào. Khi mở lon ra mùi thơm ngào ngạt của cafe bốc lên làm ông cứ hít hà mãi và nhắm mắt tận hưởng. Nhưng khi còn chưa kịp thưởng thức thì ông chủ cửa hàng tạp hóa đã đuổi tới tận nhà Schultz. Sự việc bại lộ, cậu bé bị lãnh một trận đòn đau nhớ đời.Đêm Noel năm đó đối với Schultz thật sự vô cùng khó quên khiến cậu mãi khắc cốt ghi tâm. Khi cảm nhận được những dư vị của sự khốn khó và đau khổ tột cùng, cậu tự thề với mình sẽ nỗ lực hơn nữa để bằng mọi giá mua được loại cafe hảo hạng nhất, thay vì phải uống cafe sắp hết hạn như lúc này.
Để giảm gánh nặng kinh tế cho mẹ, sau giờ học, cậu tới làm thêm ở một quán ăn nhỏ và nhận giao báo sáng trước khi lên lớp. Nhưng số tiền ít ỏi mà cậu bé đáng thương kiếm được lại bị cha lấy cắp để mua rượu uống. Cậu trở nên oán giận và chán ghét cha. Hai cha con cậu vì thế mà càng ít nói chuyện hơn.
Từ sau ngày đó, để kiếm tiền cậu đã làm thêm rất nhiều việc: kéo da thú trong một công ty sản xuất áo da, xử lý sợi ở công ty sản xuất giầy thể thao… Chỉ có một điều mâu thuẫn giữa hai cha con cậu mãi không thay đổi. Trải qua vô số khó khăn, chông gai, cuối cùng Schultz cũng xuất sắc thi đỗ đại học.
Cảnh nhà nghèo khó, cha kiên quyết không cho Schultz vào đại học mà muốn cậu đi làm kiếm tiền. Schultz gào lên: “Cha không có quyền quyết định cuộc sống của con. Con không muốn sống những ngày tháng không có mơ ước, không có động lực phấn đấu, ăn bữa nay lo bữa mai như của cha. Cuộc sống của cha làm con cảm thấy thật hổ thẹn”.
Khi vào học đại học bắc Michigan, để tiết kiệm tiền lộ phí và có tiền trang trải học hành trong, trong kỳ nghỉ hầu như Schultz không về nhà mà đều đi làm thêm. Mỗi tháng Schultz đều viết thư về cho mẹ nhưng không hề hỏi thăm về tình hình của cha mình. Sau khi tốt nghiệp Schultz trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. Tất cả mọi cố gắng phấn đấu trong cuộc sống của cậu chỉ là vì muốn chứng minh cho cha cậu hiểu rằng lựa chọn của mình không sai lầm.
Năm đó nhờ làm việc chăm chỉ, Schultz kiếm được một món tiền khá lớn. Lần này phá lệ cậu quyết định mua cho cha mình một hộp cafe đen của Brazil loại hảo hạng. Schultz cứ nghĩ cha sẽ rất vui khi nhận món quà đó, nhưng nào ngờ cậu lại bị cha chế nhạo tới ức phát khóc. Ông nói với cậu: “Con dốc sức học hành chỉ là vì để mua loại cafe này thôi à?”. Để không bị cha xem thường hơn nữa, Schultz quyết tâm đạt thành tích tốt hơn để chọc tức ông.
Nhiều năm sau, mẹ điện cho Schultz nói cha nhớ và muốn gặp anh. Từ trước tới nay chưa bao giờ cha anh nói với anh những lời như vậy. Schultz ngạc nhiên và khó hiểu. Dù vậy, vì đang bận đàm phán với khách hàng nên anh từ chối không về, cũng không nói chuyện điện thoại với cha. Vì những bận rộn công việc, hai tuần sau anh mới về nhà được. Khi này, anh mới biết cha đã mất rồi…
Khi dọn dẹp sắp xếp lại những di vật còn sót lại của cha, Schultz phát hiện có một lon cafe đã rỉ sét lốm đốm. Anh nhận ra ngay đó là lon cafe mình đã ăn cắp năm lên 12 tuổi. Trên đó là nét chữ của cha: “Món quà của con trai yêu quý, Noel1964’”. Trong đó còn có một bức thư ngắn gửi cho anh:“Con trai yêu quý, cha xin lỗi, vô cùng xin lỗi con. Cha là một người cha thất bại. Cha đưa con đến với thế giới này nhưng lại không thể mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ tốt đẹp.Nhưng cha cũng có ước mơ của mình. Ước mơ lớn nhất của đời cha là có một quán cafe nhỏ và cha có thể nhàn nhã pha cafe cho mọi người yêu thích cafe. Nhưng tiếc là cha đã không thể thực hiên được. Cha hi vọng con có thể trải nghiệm niềm hạnh phúc đó”.Trong giây phút đau thương ấy, Schultz bỗng phát hiện ra những trận đòn đánh mắng của cha lại chính là một ký ức đáng trân quý. Sau khi nghe Schultz kể lại câu chuyện, Shirley vợ anh đã động viên: ‘”Nếu cha đã có nguyện vọng như vậy thì chúng ta hãy thực hiện mơ ước này của ông đi”. Vừa hay khi đó quán Seattle Cafe lại muốn chuyển nhượng, Schultz đã từ bỏ công việc với mức lương 75.000 đô la/ năm để mua lại quán cafe đó.
 From Brooklyn to Billionaire: The Story of How Howard Schultz Transformed Starbucks Into an $84 Billion Business
 Đây chính là câu chuyện cuộc đời của ông chủ đế chế cafe Starbucks, người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nổi tiếng thế giới.

 A 'defining moment' shaped Schultz's entire lifeHoward Schultz



Howard Schultz at the Tokyo ribbon cutting of Starbucks' first store outside of North America, in August 1996.
AP Photo/Koji Sasahara
Schultz was born in Brooklyn, New York, in 1953. The child of two high-school dropouts, Schultz grew up in a public housing project.
It was here that Schultz says he experienced one of the biggest defining moments in his life.
At age seven, Schultz came home one day to find his father "laying on the couch with a cast from his hip to his ankle" after being injured on the job. His father was an army vet and a truck driver with no workman's compensation, no severance, and no health insurance, Schultz told graduates at Arizona State University in 2017.
"When I was seven years old, I had a defining moment in my life," Schultz said. "I saw the fracturing of the American Dream and I saw my parents go through hopelessness and despair ... And those scars, that shame, that is with me even today."
Schultz's mother, however, encouraged him to pursue an education to open more doors for himself. He earned an athletic scholarship to attend Northern Michigan University, but, upon arriving in college, he decided he wasn't going to play sports at all.
Schultz took on a wide range of odd jobs in school and following graduation. To pay for college, he worked as a bartender and even sold blood. After graduating, Schultz worked at a ski lodge in Michigan, in sales at Xerox, and at a housewares business called Hammarplast.
Then, he discovered Starbucks.

A revolutionary coffee conceptstarbucks barista
Tracy Bryant (right) and Roland Smith, (center), Starbucks employees, watch as a manager Justin Chapple makes an espresso at a Starbucks in New York, Tuesday, February 26, 2008.
AP Photo/Seth Wenig

Throughout the '70s and much of the '80s, Starbucks was a coffee roaster first and a coffee shop second. But in the early '80s, Schultz joined the company and became convinced that Starbucks could achieve a seemingly impossible goal: remain premium while becoming ubiquitous.
Schultz had never wanted Starbucks to stay small like other regional chains such as Peet's. In fact, Schultz left the company for a brief period in the mid-'80s because he was unable to convince Starbucks founders that the company could be an international chain, not just a coffee roaster.
In 1987, Schultz acquired the Starbucks brand and 17 locations from its founders, who decided to focus their energy on Peet's. Then Schultz began planting the seeds for one of the most ambitious retail expansions in history.
When the first Starbucks opened in New York City, The New York Times had to define what a latte was (and explain it was pronounced "LAH-tay"). Starbucks played up its exotic nature in everything it did, down to its sizes, with "grande" and "venti" providing a connection to the Italian coffee culture that inspired Schultz.
"Customers believed that their grande lattes demonstrated that they were better than others — cooler, richer, more sophisticated," Bryant Simon wrote in his book about Starbucks, "Everything But the Coffee." "As long as they could get all of this for the price of a cup of coffee, even an inflated one, they eagerly handed over their money, three and four dollars at a clip."
Between 1998 and 2008, Starbucks grew from 1,886 stores to 16,680. Schultz took the chain from just an idea to an entirely new kind of store that hadn't existed before.

Starbucks now has more than 28,000 stores in 77 countries. The chain reported net revenues of $22.4 billion in 2017, and the company's market cap is roughly $84 billion. 
While Schultz led the company to incredible growth, especially after returning as CEO in 2008 after a period serving as chairman, his leadership has also been marked by his continued commitment to social issues.
In 2011, Schultz encouraged people not to donate to political campaigns until the government addressed national debt. In 2015, he spearheaded the "Race Together" campaign to address police brutality and racism. In a 2015 New York Times op-ed celebrating bipartisan leadership, Schultz said he wasn't running for office, "despite the encouragement of others."
Schultz's political efforts have ramped up even more in recent years. In September 2016, Schultz endorsed Hillary Clinton for president — his first time publicly endorsing a candidate.
In December 2016, he announced plans to step down as CEO, saying he would instead be focusing on Starbucks' "social missions" as chairman. Since then, he has blasted Trump's attempt to bar refugees from entering the United States, written in the Financial Times about national identity after white supremacists rallied in Charlottesville, and launched the second season of "Upstanders," a series committed to highlighting people making a difference in their communities.
"One and a half years ago, during campaign season, we began to get quite concerned with the vitriol, and the hate, and the lack of respect in American society," Schultz said in an event promoting "Upstanders." "And we know there's a different narrative. There's different stories. And those stories are in every town and every city and every state in America."
He left his role as chairman in June 2018, reigniting rumors that he would run for office.
Newsletter           
https://www.businessinsider.com/starbucks-howard-schultz-net-worth-2018-6
















 CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI ÔNG CHỦ
ĐẾ CHẾ STARBUCKS
 Đó là một ngày mùa đông lạnh lẽo năm 1961. Trong mắt cậu bé Howard Schultz, đó là ngày buồn bã vô cùng.

 Sau khi người cha lái xe tải bị tai nạn và mất đi một chân, kinh tế gia đình Schultz mất đi hoàn toàn chỗ dựa. Mỗi bữa ăn tối, trên bàn ăn của gia đình chỉ toàn là những món khó nuốt, là rau mẹ Schultz nhặt nhạnh ngoài vườn và cafe gần hết hạn được giảm giá.
 Từ ngày bị mất việc làm do tai nạn lao động, cha Schultz cũng mất luôn cả niềm tin vào cuộc sống. Mỗi ngày chỉ biết mượn rượu giải sầu, và trở thành một con ma men. Bởi sẵn có men rượu trong người, nên chỉ cần Schultz hơi không nghe lời cha liền nổi giận lôi đình, và cũng từ đó trận đòn tra tấn của cha diễn ra hằng ngày như cơm bữa.
 Một đêm Noel, năm cậu bé Schultz 12 tuổi, trong khi các gia đình đang quây quần vui vẻ bên bàn ăn với những món thơm ngon nức mũi trong ánh nến lung linh huyền ảo thì cảnh nhà cậ
u lại hoàn toàn khác biệt. Mẹ cậu vì không mượn được tiền đang cau mày rầu rĩ ngồi ở góc nhà, còn cha cậu thì đang nổi trận lôi đình mắng nhiếc những người kia là kẻ ngu ngốc. Người mẹ bất lực của cậu không còn cách nào khác chỉ đành biết xua mấy anh em cậu ra phố chơi.
Ba đứa trẻ bụng đói cồn cào đành đi ra phố, vừa ra tới cổng ba anh em phát hiện một cửa hàng tổng hợp đang bày la liệt các loại đồ ăn và nước ngọt. Mấy anh em cậu thèm rỏ dãi. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu. Schultz liền bảo em trai và em gái mình về nhà trước, còn bản thân thì đứng nhìn chăm chú vào một lon cafe được đóng gói cầu kỳ đẹp mắt ở đó. Schultz rất muốn làm một điều gì đó để giúp cha vui vẻ hơn.
Nhìn ngó một hồi đợi đúng thời cơ, Schultz nhanh chóng lấy lon cafe đó nhét vào túi áo bông. Tuy nhiên thật không may là cậu lại bị ông chủ cửa hàng phát hiện. Ông ta hét lớn: “Bắt lấy kẻ trộm”. Cậu cắm đầu bỏ chạy một mạch về nhà và cứ nghĩ rằng đã thoát nạn. Cậu mang món quà nhỏ đó tặng cha. Khỏi phải nói nét mặt cha cậu khi đó vui mừng cỡ nào. Khi mở lon ra mùi thơm ngào ngạt của cafe bốc lên làm ông cứ hít hà mãi và nhắm mắt tận hưởng. Nhưng khi còn chưa kịp thưởng thức thì ông chủ cửa hàng tạp hóa đã đuổi tới tận nhà Schultz. Sự việc bại lộ, cậu bé bị lãnh một trận đòn đau nhớ đời.Đêm Noel năm đó đối với Schultz thật sự vô cùng khó quên khiến cậu mãi khắc cốt ghi tâm. Khi cảm nhận được những dư vị của sự khốn khó và đau khổ tột cùng, cậu tự thề với mình sẽ nỗ lực hơn nữa để bằng mọi giá mua được loại cafe hảo hạng nhất, thay vì phải uống cafe sắp hết hạn như lúc này.
Để giảm gánh nặng kinh tế cho mẹ, sau giờ học, cậu tới làm thêm ở một quán ăn nhỏ và nhận giao báo sáng trước khi lên lớp. Nhưng số tiền ít ỏi mà cậu bé đáng thương kiếm được lại bị cha lấy cắp để mua rượu uống. Cậu trở nên oán giận và chán ghét cha. Hai cha con cậu vì thế mà càng ít nói chuyện hơn.
Từ sau ngày đó, để kiếm tiền cậu đã làm thêm rất nhiều việc: kéo da thú trong một công ty sản xuất áo da, xử lý sợi ở công ty sản xuất giầy thể thao… Chỉ có một điều mâu thuẫn giữa hai cha con cậu mãi không thay đổi. Trải qua vô số khó khăn, chông gai, cuối cùng Schultz cũng xuất sắc thi đỗ đại học.
Cảnh nhà nghèo khó, cha kiên quyết không cho Schultz vào đại học mà muốn cậu đi làm kiếm tiền. Schultz gào lên: “Cha không có quyền quyết định cuộc sống của con. Con không muốn sống những ngày tháng không có mơ ước, không có động lực phấn đấu, ăn bữa nay lo bữa mai như của cha. Cuộc sống của cha làm con cảm thấy thật hổ thẹn”.
Khi vào học đại học bắc Michigan, để tiết kiệm tiền lộ phí và có tiền trang trải học hành trong, trong kỳ nghỉ hầu như Schultz không về nhà mà đều đi làm thêm. Mỗi tháng Schultz đều viết thư về cho mẹ nhưng không hề hỏi thăm về tình hình của cha mình. Sau khi tốt nghiệp Schultz trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. Tất cả mọi cố gắng phấn đấu trong cuộc sống của cậu chỉ là vì muốn chứng minh cho cha cậu hiểu rằng lựa chọn của mình không sai lầm.
Năm đó nhờ làm việc chăm chỉ, Schultz kiếm được một món tiền khá lớn. Lần này phá lệ cậu quyết định mua cho cha mình một hộp cafe đen của Brazil loại hảo hạng. Schultz cứ nghĩ cha sẽ rất vui khi nhận món quà đó, nhưng nào ngờ cậu lại bị cha chế nhạo tới ức phát khóc. Ông nói với cậu: “Con dốc sức học hành chỉ là vì để mua loại cafe này thôi à?”. Để không bị cha xem thường hơn nữa, Schultz quyết tâm đạt thành tích tốt hơn để chọc tức ông.
Nhiều năm sau, mẹ điện cho Schultz nói cha nhớ và muốn gặp anh. Từ trước tới nay chưa bao giờ cha anh nói với anh những lời như vậy. Schultz ngạc nhiên và khó hiểu. Dù vậy, vì đang bận đàm phán với khách hàng nên anh từ chối không về, cũng không nói chuyện điện thoại với cha. Vì những bận rộn công việc, hai tuần sau anh mới về nhà được. Khi này, anh mới biết cha đã mất rồi…
Khi dọn dẹp sắp xếp lại những di vật còn sót lại của cha, Schultz phát hiện có một lon cafe đã rỉ sét lốm đốm. Anh nhận ra ngay đó là lon cafe mình đã ăn cắp năm lên 12 tuổi. Trên đó là nét chữ của cha: “Món quà của con trai yêu quý, Noel1964’”. Trong đó còn có một bức thư ngắn gửi cho anh:“Con trai yêu quý, cha xin lỗi, vô cùng xin lỗi con. Cha là một người cha thất bại. Cha đưa con đến với thế giới này nhưng lại không thể mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ tốt đẹp.Nhưng cha cũng có ước mơ của mình. Ước mơ lớn nhất của đời cha là có một quán cafe nhỏ và cha có thể nhàn nhã pha cafe cho mọi người yêu thích cafe. Nhưng tiếc là cha đã không thể thực hiên được. Cha hi vọng con có thể trải nghiệm niềm hạnh phúc đó”.Trong giây phút đau thương ấy, Schultz bỗng phát hiện ra những trận đòn đánh mắng của cha lại chính là một ký ức đáng trân quý. Sau khi nghe Schultz kể lại câu chuyện, Shirley vợ anh đã động viên: ‘”Nếu cha đã có nguyện vọng như vậy thì chúng ta hãy thực hiện mơ ước này của ông đi”. Vừa hay khi đó quán Seattle Cafe lại muốn chuyển nhượng, Schultz đã từ bỏ công việc với mức lương 75.000 đô la/ năm để mua lại quán cafe đó.
 From Brooklyn to Billionaire: The Story of How Howard Schultz Transformed Starbucks Into an $84 Billion Business
 Đây chính là câu chuyện cuộc đời của ông chủ đế chế cafe Starbucks, người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nổi tiếng thế giới.