Saturday, June 26, 2021

MỘT THÓI QUEN “RẤT HẠI GAN” KHI THỨC DẬY MỖI SÁNG MÀ BẠN CẦN BỎ

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, nhiều người thường có một thói quen rất gây hại cho gan, đó chính là “nhịn tiểu”.

Có những người đi ngủ muộn vào ban đêm, đến sáng thức dậy đã gần đến giờ trưa, dù trong lúc ngủ rất buồn đi vệ sinh, nhưng vì quá mệt mỏi nên không muốn dậy. Sau quá trình trao đổi chất trong suốt cả một đêm, trong nước tiểu sẽ sản sinh ra rất nhiều chất thải và chất độc hại, nếu không kịp thời bài tiết ra ngoài, cơ thể sẽ dễ hấp thu ngược lại những chất này làm gây hại đến gan.

(Ảnh: tommaso79/Shutterstock)

Ảnh hưởng của việc “nhịn tiểu” đối với gan

Sau một đêm nghỉ ngơi, cơ thể sẽ trải qua vài giờ đồng hồ trao đổi chất, do đó sẽ tích tụ chất độc trong cơ thể. Nếu những chất này không được kịp thời bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu thì sẽ phải cần đến gan bài tiết và đảo thải chúng.

Sau khi ngủ dậy, chức năng gan mới dần dần làm việc trở lại và những chất độc tích tụ trong cơ thể sẽ gây nặng nề hơn cho gan. “Lượng công việc” quá lớn sẽ khiến gan xuất hiện tình trạng bất ổn, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu vào gan. Vì vậy, đừng đợi đến khi thật sự không nhịn được nữa mới thức dậy đi tiểu.

Ngoài ra, nếu tiếp tục ngủ trên giường trong khi nhịn tiểu, cả cơ thể và thần kinh của bạn đều sẽ ở trong trạng thái căng cứng. Ngay cả khi đã chìm vào giấc ngủ, bạn sẽ gặp phải tình trạng ngủ không ngon và khó ngủ sâu. Điều này cũng khiến gan gặp phải tình trạng rất “căng thẳng”, không biết nên “làm việc” hay nên “nghỉ ngơi”, gan sẽ rất nặng nề.

(Ảnh: siro46/Shutterstock)

Những sự thay đổi của cơ thể khi gan không khỏe

1. Vấn đề về hệ tiêu hóa

Khi bị bệnh về gan sẽ dễ xuất hiện tình trạng đầy bụng, tiêu chảy, nôn ói, chán ăn v.v… Chức năng gan suy giảm cũng sẽ khiến chức năng tiêu hóa của cơ thể kém đi.

Khi tế bào gan bị tổn hại sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết mật, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn chậm đi, khi ăn sẽ có cảm giác dễ no, lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.

2. Vấn đề về da

Chức năng gan suy giảm sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể gặp vấn đề, khi đó một số chất độc không thể bị bài tiết sẽ đào thải ra ngoài qua da khiến da bị sần sùi, ngứa và nhờn.

3. Mệt mỏi gián đoạn

Khi gan không khỏe có thể dẫn đến rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa trong cơ thể như việc tổng hợp protein và hấp thụ vitamin, một khi quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng này diễn ra chậm, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi.


(Ảnh: Shutterstock)

4. Vàng da

Biểu hiện rõ nhất của suy giảm chức năng gan là vàng da và các cơ quan khác trên cơ thể do mật tiết ra quá nhiều, đặc biệt là lòng trắng mắt, nếu thấy lòng trắng mắt có màu vàng thì nên cảnh giác, đây có thể là do vấn đề ở chức năng gan.

Ba thói quen cần ghi nhớ để bảo vệ và chăm sóc gan

1. Uống đủ nước mỗi ngày

Thường xuyên uống nước giúp gan được nuôi dưỡng tốt, đạt được hiệu quả chăm sóc gan, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, cải thiện chứng chán ăn.



(Ảnh: Shutterstock)

2. Hạn chế uống rượu

Thường xuyên uống rượu sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan, uống liên tục sẽ khiến chất cồn trong rượu không được bài tiết mà tích tụ bên trong cơ thể sẽ dễ gây bệnh gan nhiễm mỡ.

3. Tránh thức khuya

Thường xuyên thức khuya sẽ khiến gan không thể thực hiện quá trình trao đổi chất và giải độc một cách suôn sẻ, dẫn đến tổn thương gan.

Minh Ngọc trithucvn.org