Saturday, November 28, 2015

THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA FONTAINE * DICH GIẢ : ĐÀM DUY TẠO

          simonid-X
Simonide préservé par les Dieux
On ne peut trop louer trois sortes de personnes :
Les Dieux, sa Maîtresse, et son Roi.
Malherbe le disait; j’y souscris quant à moi:
Ce sont maximes toujours bonnes.

La louange chatouille et gagne les esprits ;
Les faveurs d’une belle en sont souvent le prix.
Voyons comme les Dieux l’ont quelquefois payée.
Simonide avait entrepris
L’éloge d’un Athlète, et, la chose essayée,
Il trouva son sujet plein de récits tout nus.
Les parents de l’Athlète étaient gens inconnus,
Son père, un bon Bourgeois, lui sans autre mérite :
Matière infertile et petite.
Le Poète d’abord parla de son Héros.
Après en avoir dit ce qu’il en pouvait dire,
Il se jette à côté, se met sur le propos
De Castor et Pollux, ne manque pas d’écrire
Que leur exemple était aux lutteurs glorieux,
Elève leurs combats, spécifiant les lieux
Où ces frères s’étaient signalés davantage.
Enfin l’éloge de ces Dieux
Faisait les deux tiers de l’ouvrage.
L’Athlète avait promis d’en payer un talent ;
Mais quand il le vit, le galand
N’en donna que le tiers, et dit fort franchement
Que Castor et Pollux acquitassent le reste.
Faites-vous contenter par ce couple céleste.
Je vous veux traiter cependant :
Venez souper chez moi, nous ferons bonne vie.
Les conviés sont gens choisis,
Mes parents, mes meilleurs amis. Soyez donc de la compagnie.
Simonide promit. Peut-être qu’il eut peur
De perdre, outre son dû, le gré de sa louange.
Il vient, l’on festine, l’on mange.
Chacun étant en belle humeur,
Un domestique accourt, l’avertit qu’à la porte
Deux hommes demandaient à le voir promptement.
Il sort de table, et la cohorte
N’en perd pas un seul coup de dent.
Ces deux hommes étaient les gémeaux de l’éloge.
Tous deux lui rendent grâce ; et pour prix de ses vers,
Ils l’avertissent qu’il déloge,
Et que cette maison va tomber à l’envers.
La prédiction en fut vraie ;
Un pilier manque ; et le plafonds,
Ne trouvant plus rien qui l’étaie,
Tombe sur le festin, brise plats et flacons,
N’en fait pas moins aux Echansons.
Ce ne fut pas le pis ; car, pour rendre complète
La vengeance due au Poète,
Une poutre cassa les jambes à l’Athlète,
Et renvoya les conviés
Pour la plupart estropiés.
La renommée eut soin de publier l’affaire.
Chacun cria miracle. On doubla le salaire
Que méritaient les vers d’un homme aimé des Dieux.
Il n’était fils de bonne mère
Qui, les payant à qui mieux mieux,
Pour ses ancêtres n’en fit faire.
Je reviens à mon texte et dis premièrement
Qu’on ne saurait manquer de louer largement
Les Dieux et leurs pareils; de plus, que Melpomène
Souvent sans déroger trafique de sa peine ;
Enfin qu’on doit tenir notre art en quelque prix.
Les grands se font honneur dès lors qu’ils nous font grâce :
Jadis l’Olympe et le Parnasse
Etaient frères et bons amis.


HEADPHONEDaniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen
 



THI SĨ ĐƯỢC THIÊN THẦN PHÙ HỘ simonid-X
Có ba vị tha hồ ta tán:    1
Vua, thiên thần và bạn tình nương,
Ấy câu châm ngữ ngọc vàng.    2
Mà thầy Man-Lẹp dạy làng thơ văn.    3
Lời tán tụng mơn man siêu dạ,
Coi thiên thần đền trả sao đây
Si-mo-nit định ra tay
Tặng nhà lực sĩ thơ hay một bài.
Thấy sự thực thi tài không đẹp,    4
Khó đem vào gò ép nên thơ:
Tổ tiên danh giá trụi trơ,    5
Mẹ cha cũng chỉ khù khờ vậy thôi,    6
Mà hắn cũng không tài đặc sắc;    7
Rõ nguồn văn bế tắc khô khan.    8
Nhà thơ theo sáo viết tàn,    9
Tán bừa lực sĩ mở màn áng văn.    10
Rồi quay tán con thần Tích Lịch.
Là Cat-To, Pon-Luých hai ông.    11
Nêu gương lẫm liệt soi chung.    12
Tán dương hết thẩy chiến công vang trời;
Bao nhiêu chỗ các ngài xuất sắc.    12b
Tả đủ ra siêu cực vô biên;    13
Tụng thần đoạn ấy liên miên.    14
Chia ba tác phẩm hết nguyên hai phần.
Lực sĩ thấy lời văn hùng vĩ,    15
Hẹn đền ơn thi sĩ lạng vàng.
Nhưng khi cạn kẽ xem tường,    16
Ba phần vàng nọ bỗng chàng bớt hai,
Và thẳng cánh trả lời thi sĩ:    17
“Phần thiếu đòi hai vị thiên thần.
Nhưng sao làng vẫn mang ơn,
Kính bầy dạ yến tình thân xin mời.    18
Tiệc long trọng tình người lựa chọn:
Song thân tôi và bọn thâm giao.    19
Chiếu tình ngưỡng mộ tài cao.    20
Xin đừng từ chối lẽ nào, cám ơn”.
Ci-mô-nit dẹp hờn vui nhận:    21
Mất của rồi sợ mất cả ân.
Tiệc kia đúng hẹn tới ăn,
Tạc thù niềm nở, chủ tân vui vầy    22
Đương chè chén bỗng nay sự lạ:
Một người nhà tất tả vào thưa;    23
“Cửa ngoài hai khách đứng chờ,
Nhắn mời lâp tức nhà thơ việc cần”.
Thi sĩ vội rời chân khỏi tiệc,
Đoàn khách ăn cứ việc ngồi xơi.
Thì ra hai vị sinh đôi.    24
Đến tìm thi sĩ ban lời cám ơn.
Và để thưởng lời văn gấm vóc,    25
Truyền bạn thơ tức tốc lẩn ngay.    26
Cơ trời tiết lộ cho hay:
Chỉ trong giây lát nơi đây sẽ nhào.
Lời thần bảo phút đâu thấy thật:
Một cột nhà biến mất bỗng dưng.
Mái trần không cột chống nâng,
Rơi vào giữa đám tưng bừng vui say.
Bao chai, đĩa phút giây vỡ hết.
Lũ trì hồ sống chết kể chi. 27
Chàng lực sĩ mới thảm thê:
Thiên thần muốn tỏ thiên uy chớ lờn:
Và muốn rửa sạch hờn cho bạn,    28
Văng giầm tin chàng nát hai chân.    29
Lại cho cả bọn khách ăn,
Phần nhiều què gẫy chung phần thiên tai.
Thần Phê Báo trổ tài bá cáo.    30
Đem chuyện này phi báo khắp nơi. 31
Thẩy đều tán tụng oai trời,
Nhà thơ thiên quyến ngươi người ước ao. 32
Tiền nhận bút đua nhau trả đắt, 33
Gấp mấy lần cũng nhảng kêu ca.
Phàm ai là kẻ con nhà 34
Muốn cho danh giá ông cha lẫy lừng,
Đem vất của đến dâng thi bá, 35
In thơ đề mới hả, mới sang.
Này đây truyên kể ý tường:
Đức thần chớ ngại tân dương hết lời.
Nhà văn phải lộc trời vinh hưởng; 36
Nghề văn: nghề cao thượng phải tôn;
Vương hầu có được ban ơn;
Bao dung văn sĩ, tâm hồn mới cao:
Văn phong, thần lĩnh xưa đâu. 37, 38
Là anh em ruột, lại bầu bạn thân.

Giải nghĩa:
1. Tán là tán tụng, tỏ lòng kính khen bằng lời nói hay bằng văn thơ.
2. Thâm ngữ là nhưng lời khuyên nhủ nên làm. Cổ nhân thường viết những lời khuyên này thành văn thơ vắn tắt cho dễ nhớ.
3. Ma-lép nguyên tên Pháp là Malherbe, là một nhà văn nổi tiếng là có những lời hài hước rất thâm thuý tế nhị. Ông được Vua Pháp Henri IV và Louis XIII rất trọng đãi (1555-1628).
3. Làng thơ văn là các nhà văn thơ.
4. Thi tài là những tài liệu để làm lời thơ.
5. Tổ tiên tức là cụ- kỵ- ông- cha.
6. Khù khờ là ngu đần tầm thường.
7. Đặc sắc là những điều tài giỏi đặc biệt hay giỏi.
8. Bế tắc – Bế là đóng lại, tắc là lập lại. Làm bài văn thơ cũng ví như ta khơi một ngòi nước, nếu nguồn nước thông thì khơi dễ thành ngòi lớn.
Nếu nguồn nước bị đóng bị lấp lại, thì khơi sao được thành ngòi. Làm bài văn thơ cũng vậy, nếu nguồn ý tứ dồi dào thì viết dễ được bài hay lắm, nếu nguồn ý tứ khô khan như bế tắc lại thì viết sao được văn thơ hay. Nay tổ tiên bố mẹ nhà lực sĩ đã tầm thường quá mà chính nhà lực sĩ này cũng chẳng có tài cán gì hơn người, chỉ rõ là nguồn thơ bế tắc, bởi vậy nhà thi sĩ Simonide phải mượn những tài liệu oai hùng của 2 vị thiên thần để viết cho được bài văn hay để mà tán dương Lực sĩ.
9. Sáo là luật lệ thông thường phải theo để viết một bài văn thơ.
10. Mở màn là viết đoạn mở đầu bài văn.
Áng văn là một bài văn hay.
11. Castor , Pollux (phiên âm là Cat-to và Bon-Luych) là hai anh để sinh đôi, con thần Jupiter, đều có tài cưỡi ngựa và tài chiến trận, sau bay lên trời thành sao Gémeaux
12. Lẫm liệt là mạnh lừng lẫy – xuất sắc là tài hơn người.
13. Siêu cực vô biên là cao rộng quá mức, không bờ bến.
14. Tụng thần là tận tụng thần thánh.
15. Hùng vĩ là mạnh giỏi, cao đẹp lắm.
16. Cặn kẽ là xem xét suy nghĩ thật kỹ.
17. Thẳng cách là nói thật ngay trước mặt một cách cứng rắn.
18-19. Song thân là hai bố mẹ. Thâm gia là bạn thân.
20. Chiếu tình là soi xét tấm lòng thành thật.
21. Dẹp hờn là nén lòng hờn giận xuống.
22. Trong bữa tiệc, chủ rót rượu mời khách gọi là chén tạc. Khách rót rượu mời lại chủ gọi là chén thù. Tân là khách, chủ là chủ nhà.
23. Tất tả là vội vàng có vẻ lo sợ.
24. Sinh đôi tức là 2 vị thiên thần Castor và Pollux.
25. Lời văn gấm vóc là lời văn hay đẹp như hoa thêu trên gấm vóc.
26. Lẩn ngay là sẽ trốn đi mau.
27. Trì hồ là những người hầu, cầm hồ giót rượu trong bữa tiệc.
28. Bạn tức là Thi sĩ Simonide, được 2 vị thần coi như bạn.
29. Giần là cái sà gỗ thật to nâng cả các bộ phận phần mái nhà.
30. Thần Phe-Báo – (Divinite-allegoigé) có muôn mắt muôn miệng, là con Jupiter và La Tể, chủ việc phê bình và báo cáo để truyền bá những việc hay việc dở ở trên thế gian cho ai cũng biết.
31. Phi báo : Phi là bay, Phi báo là bay đi mà báo cho thật nhanh.
32. Thiên quyến: Thiên là Giời, là vua. Quyến là thân yêu như con cháu, như người nhà. Thiên quyến đây là người thi sĩ được thiên thần thân yêu.
33. Nhuận bút là của tặng làm quà cho văn sĩ để đền công và khuyến khích.
34. Kẻ con nhà là những con cháu nhà sang trọng, tử tế.
35. Thi bá là bực thi sĩ hay nổi tiếng, được coi như bực chúa tể ở làng thơ
36. Lộc Giời vinh hưởng là được hưởng lộc Giời cho một cách vẻ vang.
37. Văn Phong nghĩa đen là ngọn núi các nhà Văn sĩ ở. Đây mượn tên dẫy núi Văn Phong ở tỉnh Thái Nguyên Bắc Việt để mà dịch chữ Parnasse là tên ngọn núi ở Hy Lạp mà người Hy Lạp xưa cho nơi hội họp của các nhà Thi sĩ.
38. Thần Lĩnh nghĩa đen là ngọn núi có thần thiêng, như Thái Lĩnh, Tản Linh, Đây dùng chữ Thần Lĩnh để dịch chữ Olympe.
Tác giả dùng chữ Olympe và chữ Parnasse để tương trưng cho Vua chúa và Thi sĩ, và hai câu kết bài Fable nói: Bọn vua chúa và bọn văn sĩ là một họ một bè với nhau. Vua chúa thì cần phải được thi sĩ chúc tụng, thi sĩ thì chỉ cần vua chúa bênh vực mới nổi danh có lợi.

Dịch giả
Đàm Duy Tạo (1895-1988)