Saturday, January 23, 2016

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ KỂ CHUYỆN CHO TRẺ EM

Fr: Loan Nguyen

Tại sao những câu chuyện lại có ảnh hưởng tới việc học của trẻ nhỏ?

Tác giả: Peggy Albers, Đại học Georgia State | Dịch giả: An Nhiên 23 Tháng Một , 2016

Why stories matter. (CreativaImages/iStock)
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bé trai và bé gái lại chọn lựa những đồ chơi đặc thù, các màu sắc đặc thù và những câu chuyện đặc thù nào đó? Tại sao bé gái muốn mặc quần áo màu hồng và trở thành công chúa, hoặc tại sao bé trai muốn là Darth Vader [một nhân vật trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao"], các chiến binh và nhà thám hiểm không gian?(CreativaImages/iStock)

Nguyên nhân của sự khác biệt ấy có thể chính là những câu chuyện được kể cho trẻ.
Các học giả phát hiện rằng những câu chuyện có ảnh hưởng mạnh lên hiểu biết của trẻ về các vai trò văn hóa và giới tính. Chúng không chỉ phát triển khả năng biết đọc của trẻ; chúng còn mang tới giá trị, niềm tin, thái độ và các chuẩn mực xã hội hình thành nhận thức của trẻ về thực tại.
Qua nghiên cứu của mình, tôi phát hiện trẻ học cách ứng xử, suy nghĩ và hành động thông qua nhân vật chúng gặp trong các câu chuyện. 
Vậy, những câu chuyện hình thành thế giới quan của trẻ ra sao ?
Tại sao những câu chuyện lại có ảnh hưởng?

Những câu chuyện – cho dù được kể thông qua sách tranh ảnh, các điệu múa, hình ảnh, phương trình toán học, bài hát hay kể lại bằng miệng – là một trong những cách căn bản nhất để chúng ta giao tiếp.
Gần 80 năm về trước, Louise Rosenblatt, một học giả văn chương nổi tiếng, đã nêu rõ chúng ta hiểu được bản thân mình thông qua đời sống của các nhân vật trong những câu chuyện. Bà cho rằng những câu chuyện giúp người đọc hiểu được tác giả và nhân vật suy nghĩ ra sao và tại sao họ lại hành động như vậy.
Tương tự, trong nghiên cứu được Kathy Short, một học giả về văn học trẻ em tiến hành, cũng cho thấy trẻ em học cách phát triển góc nhìn phê phán về cách tham gia hành vi xã hội thông qua các câu chuyện.( image scmp.com)
Các câu chuyện giúp trẻ phát triển sự cảm thông và chia sẻ, nuôi dưỡng tưWhy stories matter. duy tưởng tượng và lan tỏa – tức là tư duy tạo ra một loạt các ý tưởng có thể và/hoặc giải pháp xung quanh những sự kiện trong câu chuyện, hơn là chỉ tìm kiếm một hoặc các phản ứng cố định.
Tác động của các câu chuyện
Vậy, khi nào và ở đâu trẻ phát triển thế giới quan của chúng, và các câu chuyện tạo thành thế giới quan của chúng ra sao?
Các nghiên cứu đã chỉ ra trẻ phát triển cách nhìn nhận về các khía cạnh giống nhau như giới tính và sắc tộc trước khi lên 5 tuổi..
Một công trình quan trọng của tiểu thuyết gia John Berger gợi ý rằng chính đứa trẻ nhỏ đó sẽ bắt đầu nhận ra các hình vẽ và đọc thế giới của chúng bằng mắt nhìn trước khi học nói, viết hay ngôn ngữ in. Các câu chuyện chúng đọc hoặc nhìn thấy có một ảnh hưởng mạnh mẽ lên tư duy và hành xử của chúng.
Ví dụ, nghiên cứu của học giả Vivian Vasquez chỉ ra trẻ nhỏ đóng vai hay vẽ các câu chuyện trong đó có phần tham gia của chúng. Trong nghiên cứu của mình, Vasquez mô tả cách cô bé Hannah 4 tuổi hòa trộn thực tế và tiểu thuyết trong các hình vẽ về chú tuần lộc Rudolph. Hannah đã thêm vào một người ở giữa với dấu X màu đỏ ở bên trên, bên cạnh chú tuần lộc.
 

Vasquez giải thích Hannah đã bị những bé trai trong lớp bắt nạt và cô bé không thích nhìn thấy Rudolph bị mắng chửi và bắt nạt bởi những con tuần lộc khác khi cô bé đọc chuyện Chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph. ( Image Pinterest .com )
Vasquez nói rằng bức tranh của Hannah chuyển tải mong muốn của cô bé không muốn đám trẻ trai chọc ghẹo Rudolph, và quan trọng hơn, chính là không chọc ghẹo cô bé. 
Nghiên cứu của tôi cũng cho những kết quả tương tự. Tôi thấy trẻ em tiếp thu vai trò văn hóa và giới tính của nhân vật trong các câu chuyện.
Trong một nghiên cứu mà tôi đã tiến hành trong thời gian sáu tuần, trẻ lớp 3 đọc và thảo luận về vai trò của các nhân vật nam và nữ thông qua một số câu chuyện khác nhau.
Trẻ sau đó diễn lại vai theo giới. (ví dụ, các bé gái thành người thụ động; người chị kế độc ác). Sau đó, trẻ viết lại những câu chuyện này thành những "câu chuyện thần thoại không nguyên vẹn". Tức là, trẻ viết lại những nhân vật và vai trò của chúng trong những câu chuyện đó phản ánh vai trò giới của chúng hiện nay. Ví dụ, vai trò cho các bé gái được viết lại để thể hiện rằng chúng làm việc và chơi bên ngoài nhà.
Tiếp đó, chúng tôi đã yêu cầu các bé gái vẽ ra những gì chúng nghĩ các bé trai thích và bé trai vẽ những gì chúng nghĩ các bé gái thích.
Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là gần như tất cả trẻ đều vẽ ra các biểu tượng, câu chuyện và bối cảnh thể hiện nhận thức truyền thống về vai trò giới. Tức là, bé trai vẽ bé gái là những công chúa trong các lâu đài có người đàn ông cạnh đó để cứu chúng khỏi những con rồng. Những hình ảnh này được trang trí thêm cầu vồng, hoa và trái tim. Các bé gái vẽ bé trai ở không gian bên ngoài nhà, là những nhà thám hiểm và vận động viên thể thao.
Ví dụ, nhìn vào bức hình ở đây, do một bé trai 8 tuổi vẽ. Nó mô tả hai điều: Thứ nhất, bé trai đã sáng tạo lại một câu chuyện truyền thống từ những gì nó đọc được trong các chuyện cổ tích (công chúa cần được hoàng tử cứu). Thứ hai, cậu bé "trộn lại" những gì nó đọc được từ các chuyện cổ tích với những gì nó thực sự quan tâm về du hành không gian.
Mặc dù cậu bé đã tham gia thảo luận về việc giới tính không nên quyết định các vai trò cụ thể trong xã hội ra sao (ví dụ, phụ nữ làm người chăm lo cho tổ ấm; đàn ông làm trụ cột kinh tế gia đình), nhưng hình ảnh của cậu bé cho thấy việc đọc các câu chuyện truyền thống, như truyện cổ tích, góp phần vào sự hiểu biết của cậu bé về vai trò giới.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được bổ sung bởi công trình nghiên cứu của học giả Karen Wohlwend. Bà phát hiện một ảnh hưởng mạnh mẽ của các câu chuyện của Disney lên trẻ nhỏ. Trong nghiên cứu của mình, bà thấy rằng các bé gái nhỏ, bị ảnh hưởng bởi các câu chuyện, thường muốn trở thành "cô thiếu nữ gặp nạn" trong vở kịch.
Tuy nhiên, không chỉ các từ ngữ được viết ra mới có tác động lên trẻ. Trước khi chúng bắt đầu biết đọc chữ viết, trẻ nhỏ đã đọc và hiểu các câu chuyện qua tranh ảnh. Một học giả khác, Hilary Janks, đã cho thấy trẻ diễn giải và tiếp thu thế giới quan thông qua hình ảnh – một hình thức kể truyện khác.
Những câu chuyện để thay đổi

Các học giả cũng đã thể hiện cách sử dụng những câu chuyện để thay đổi thế giới quan của trẻ về con người ở các vùng khác nhau của thế giới. Và không chỉ như thế, chuyện còn có thể ảnh hưởng tới việc chúng lựa chọn hành động thế nào trong thế giới.

 Ví dụ, Hilary Janks cùng các học sinh và giáo viên tìm hiểu xem hình ảnh trong các câu chuyện về người tị nạn có ảnh hưởng thế nào tới nhận thức của trẻ về người tị nạn.
 Kathy Short đã nghiên cứu việc sử dụng văn học của trẻ em về vấn đề nhân quyền. Trong tác phẩm của họ tại một trường hỗn hợp mẫu giáo-tiểu học có 200 học sinh, họ phát hiện rằng các câu chuyện đã khiến những trẻ em rất nhỏ này suy nghĩ cách để tạo ra sự thay đổi trong chính cộng đồng địa phương và trường học của chúng.
( image :Deseretnews.com)
Những trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi các câu chuyện của những nhà hoạt động vì trẻ em như Iqbal, một câu chuyện đời thực của Iqbal Masih, nhà hoạt động vì trẻ em đã thực hiện vận động để thông qua luật chống lại lao động trẻ em (cậu bị giết hại ở tuổi 12 vì hoạt động của mình). 
Trẻ đọc những câu chuyện này cùng với học về các vi phạm nhân quyền và thiếu hụt lương thực với nhiều người trên thế giới. ( Image slate .com )
Tại ngôi trường này, trẻ được khuyến khích để tạo ra một khu vườn cộng đồng hỗ trợ một ngân hàng lương thực địa phương.
Xây dựng thế giới quan liên văn hóa
Lớp học ngày nay thể hiện sự đa dạng văn hóa to lớn. Tại Atlanta nơi tôi dạy học và sinh sống, tại một cụm trường học độc lập, trẻ em đến từ 65 quốc gia và nói hơn 75 thứ ngôn ngữ.
Thực tế, sự đa dạng của thế giới đan dệt vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta thông qua nhiều loại phương tiện.
Khi trẻ đọc những câu chuyện về những trẻ khác ở khắp nơi trên thế giới, như câu chuyện về "Iqbal", chúng học được những cách nhìn mới vượt khỏi bối cảnh địa phương của chúng, nhưng cũng đồng thời có mối liên hệ với bối cảnh địa phương ấy.
Tại thời điểm trẻ tiếp xúc với những câu chuyện tiêu cực về toàn bộ một nhóm tôn giáo từ các ứng cử viên tổng thống Mỹ và những người khác, thì nhu cầu trẻ được đọc, thấy và nghe những câu chuyện trên toàn thế giới đi ngược lại và có tính thách thức ngược lại các câu chuyện tiêu cực này, theo tôi, thậm chí còn lớn hơn nữa./

Nguồn:
http://vietdaikynguyen.com/v3/88653-tai-sao-nhung-cau-chuyen-lai-co-anh-huong-toi-viec-hoc-cua-tre-nho/

Peggy Albers là giáo sư ngôn ngữ và giáo dục đọc viết tại Đại học Tiểu bang Georgia. Bài này được xuất bản trước đây tại TheConversation.com




Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen

 

Why Stories Matter for Children's Learning

By Peggy Albers | January 7, 2016
 
Why stories matter. (CreativaImages/iStock)
Why stories matter
Ever wondered /ˈwʌndə(r)d/why boys and girls choose particular toys, particular colors and particular /pə(r)ˈtɪkjʊlə(r)stories? Why is it that girls want to dress in pink and to be princesses, or boys want to be Darth Vader, warriors and space adventurers?  CreativaImages/iStock)

Stories told to children can make a difference. Scholars have found that stories have a strong influence on children's understanding of cultural and gender roles. Stories do not just develop children's literacy /ˈlɪt(ə)rəsi/; they convey values, beliefs, attitudes and social norms which, in turn, shape children's perceptions of reality.
I found through my research that children learn how to behave, think, and act through the characters that they meet through stories.
So, how do stories shape children's perspectives?
Why Stories Matter
Stories—whether told through picture books, dance, images, math equations/ɪˈkweɪʒ(ə)nz/,
songs or oral retellings—are one of the most fundamental ways in which we communicate.
Nearly 80 years ago, Louise Rosenblatt, a widely known scholar of literature, articulated that we understand ourselves through the lives of characters in stories. She argued that stories help readers understand how authors and their characters think and why they act in the way they do.
Similarly, research conducted by Kathy Short, a scholar of children's literature, also shows that children learn to develop through stories a critical perspective about how to engage in social action.
Stories help children develop empathy /ˈempəθi/ and cultivate imaginative and divergent thinking—that is, thinking that generates a range of possible ideas and/or solutions around story events, rather than looking for single or literal responses.
Impact of Stories
So, when and where do children develop perspectives about their world, and how do stories shape that?
Studies have shown that children develop their perspectives on aspects of identity such as gender and race before the age of five.
A key work by novelist John Berger suggests that very young childrenbegin to recognize patterns and visually read their worlds before they learn to speak, write or read printed language. The stories that they reador see can have a strong influence on how they think and behave.
For example, research conducted by scholar Vivian Vasquez shows that young children play out or draw narratives in which they become part of the story. In her research, Vasquez describes how four-year-old Hannah mixes reality with fiction in her drawings of Rudolph the reindeer. Hannah adds a person in the middle with a red X above him, alongside the reindeer.
Vasquez explains that Hannah had experienced bullying by the boys in the class and did not like seeing that Rudolph was called names and bullied by other reindeer when she read Rudolph the Red-Nosed Reindeer. Vasquez suggests that Hannah's picture conveyed her desire not to have the boys tease Rudolph, and more importantly, her.
My own research has yielded similar insights. I have found that children internalize the cultural and gender roles of characters in the stories.
In one such study that I conducted over a six-week period, third grade children read and discussed the role of male and female characters through a number of different stories.
Children then reenacted gender roles (eg, girls as passive; evil stepsisters). Later, children rewrote these stories as "fractured fairy tales." That is, children rewrote characters and their roles into those that mirrored present-day roles that men and women take on. The roles for girls, for example, were rewritten to show they worked and played outside the home.
Subsequently, we asked the girls to draw what they thought boys were interested in and boys to draw what they thought girls were interested in.
We were surprised that nearly all children drew symbols, stories and settings that represented traditional perceptions of gendered roles. That is, boys drew girls as princesses in castles with a male about to save them from dragons. These images were adorned with rainbows, flowers and hearts. Girls drew boys in outdoor spaces, and as adventurers  /ədˈventʃ(ə)rə(r)/ and athletes
/ˈæθliːt/.
For example, look at the image here, drawn by an eight-year-old boy. It depicts two things: First, the boy recreates a traditional storyline from his reading of fairy tales (princess needs saving by a prince). Second, he "remixes" his reading of fairy tales with his own real interest in space travel.
Even though he engaged in discussions on how gender should not determine particular roles in society (eg, women as caregivers; men as breadwinners), his image suggests that reading traditional stories, such as fairy tales, contributes to his understanding of gender roles.
Our findings are further corroborated by the work of scholar Karen Wohlwend, who found a strong influence of Disney stories on young children. In her research, she found that very young girls, influenced by the stories, are more likely to become "damsels in distress" during play.
However, it is not only the written word that has such influence on children. Before they begin to read written words, young childrendepend on pictures to read and understand stories. Another scholar,Hilary Janks, has shown that children interpret and internalize perspectives through images—which is another type of storytelling.
Stories for Change
Scholars have also shown how stories can be used to change children's perspectives about their views on people in different parts of the world. And not just that; stories can also influence how children choose to act in the world.
For example, Hilary Janks works with children and teachers on how images in stories on refugees influence how refugees are perceived.
Kathy Short studied children's engagement with literature around human rights. In their work in a diverse K-5 school with 200 children, they found stories moved even such such young children to consider how they could bring change in their own local community and school.
These children were influenced by stories of child activists such asIqbal, a real-life story of Iqbal Masih, a child activist who campaigned for laws against child labor. (He was murdered at age 12 for his activism.) Children read these stories along with learning about human rights violations and lack of food for many around the world. In this school, children were motivated to create a community garden to support a local food bank.
Building Intercultural Perspectives
Today's classrooms represent a vast diversity. In Atlanta, where I teach and live, in one school cluster alone, children represent over 65 countries and speak over 75 languages.
Indeed, the diversity /daɪˈvɜː(r)səti of the world is woven into our everyday lives through various forms of media.
When children read stories about other children from around the world, such as "Iqbal," they learn new perspectives that both extend beyond beyond and also connect with their local contexts.
At a time when children are being exposed to negative narratives /ˈnærətɪvz/
about an entire religious group from US presidential candidates and others, the need for children to read, see, and hear global stories that counter and challenge such narratives is, I would argue, even greater.The Conversation/


   Từ    Âm tiết   Ký âm              (IPA)    Phát âm
particular par-tic-u-lar /pə(r)ˈtɪkjʊlə(r)/ /particular_1
literacy lit-er-a-cy /ˈlɪt(ə)rəsi/ /literacy
wonder won-der /ˈwʌndə(r)/ /wonder_1
equation e-qua-tion /ɪˈkweɪʒ(ə)n/ /equation
empathy em-pa-thy /ˈempəθi/ /empathy
narrative nar-ra-tive /ˈnærətɪv/ /narrative
adventurer ad-ven-tur-er /ədˈventʃ(ə)rə(r)/ /adventurer
athlete ath-lete /ˈæθliːt/ /athlete
diversity di-ver-si-ty /daɪˈvɜː(r)səti/ /diversity

Source:
http://www.theepochtimes.com/n3/1935625-why-stories-matter-for-childrens-learning/
Peggy Albers is a professor of language and literacy education at Georgia State University.
 This article was previously published onTheConversation.com
http://www.theepochtimes.com/n3/1935625-why-stories-matter-for-childrens-learning/
 
MORE: