Saturday, January 16, 2016

ĐỂ MUA THÊM MỘT NĂM SỐNG ( SONGỮ)

Fr: Loan Nguyen

Bỏ bao tiền để mua thêm một năm sự sống?

David Robson   Image copyright Getty

 Cuộc sống con người thật quý giá, và có lẽ thật thô thiển nếu chúng ta tìm cách gắn một cái mác về giá cả cho nó.
Làm sao để những đồng tiền hay thỏi vàng có thể so sánh với một năm sự sống trên Trái Đất, khi mà cuộc sống là vô giá?
Tuy nhiên đó là câu hỏi mà các dịch vụ y tế ở bất cứ đâu cũng đều không thể tránh khỏi.
Họ chỉ có một số tiền hạn chế để có thể đầu tư chữa chạy cho những người đang ốm hoặc đang hấp hối, và mỗi khi một loại thuốc mới được đưa ra thị trường, họ phải đứng trước câu hỏi: Liệu kéo dài sự sống ra thêm vài tháng, vài năm, có đáng với số tiền bỏ ra?
Bản năng của chúng ta thường khiến câu trả lời trở nên đơn giản: Tất nhiên là chúng ta cần làm tất cả những gì có thể để mua thêm thời gian cho những người mình yêu thương.
Tuy nhiên, Dominic Wilkinson, một bác sỹ và nhà đạo đức học từ Trung tâm Ứng dụng Đạo đức Uehiro thuộc Đại học Oxford, gần đây đã viết một bài trong đó đặt nghi vấn trước lối suy nghĩ này và kêu gọi chúng ta xem xét lại nên bỏ ra bao nhiêu tiền để kéo dài sự sống.
BBC Future đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông để được nghe quan điểm từ ông, và cũng để hiểu thêm về cách mà chúng ta hiện đang tính giá cả cho sự sống. 
Nên chi bao nhiêu tiền để có thêm một năm sự sống?
Hiện tại, các loại thuốc đối với những căn bệnh ở giai đoạn cuối thường được quyết định dựa trên hai thứ - nó sẽ kéo dài sự sống bao lâu, và đem lại chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ra sao, được đo đạc bằng thước đo có tên gọi Quality Adjusted Life Year-saved (QALY).
Ví dụ, một loại thuốc có thể giúp bạn sống thêm một năm nhưng chỉ với chất lượng bằng một nửa so với chất lượng cuộc sống bình thường của bạn chỉ được chấm là nửanăm trên thang điểm này.

"Loại thuốc có thể nâng chất lượng cuộc sống của bạn từ mức nửa bình thường cho đến mức hoàn toàn khoẻ mạnh cũng được chấm 0,5 năm," Wilkinson giải thích.
Từ những tính toán này, một dịch vụ y tế có thể bắt đầu tính toán liệu một loại thuốc nào đó có đáng với mức giá của nó hay không.
Theo bảng chỉ dẫn được sử dụng tại Anh, mỗi loại thuốc sẽ đáng giá khoảng 30 nghìn đến 45 nghìn đôla cho mỗi năm nó giúp bệnh nhân có sức khoẻ tốt.
Vậy, một loại thuốc chỉ đạt 0,5 năm trên thước đó QALY sẽ chỉ đáng từ 15 nghìn đến 22,5 nghìn đôla.
Điều này đồng nghĩa với việc một số loại thuốc đã bị Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Anh bác bỏ vì nó quá đắt.
Ví dụ, thuốc cho bệnh ung thư vú Kadycla chỉ có thể kéo dài sự sống khoảng sáu tháng và phí tổn là 95 nghìn bảng Anh.
Ngay cả khi chất lượng cuộc sống trong thời gian này ngang với một người khoẻ mạnh, nó vẫn vượt quá xa so với giới hạn.
Các nhà vận động cho rằng các công ty dược phẩm cần hạ chi phí cho những loại thuốc như vậy, và các dịch vụ y tế cần đầu tư thêm tiền vào các loại thuốc có thể mang lại cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối thêm thời gian sống.
Trước những lập luận mạnh mẽ như vậy, Anh quốc gần đây đã xem xét việc tăng giới hạn chi phí cho các căn bệnh giai đoạn cuối lên khoảng 120 nghìn đôla cho một năm đạt chất lượng cuộc sống tốt.
Wilkinson nói thái độ này là hoàn toàn có thể hiểu được, và thường thì các bác sỹ hoặc chính các bệnh nhân sẽ đưa ra lý lẽ cho trường hợp của mình.

"Khi các bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân, chúng tôi thường dựa vào những giá trị đạo đức nghề nghiệp để đấu tranh cho các bệnh nhân, để nói rằng 'tôi biết chi phí là rất đắt nhưng nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp đỡ bệnh nhân của mình,''' ông nói.
Tuy nhiên sự hy sinh không tránh khỏi đó là số tiền này sẽ không thể được chi cho các lĩnh vực y tế khác, như chăm sóc tâm thần, hay giúp đỡ người khuyết tật, và không thể đầu tư vào các biện pháp quan trọng có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người đang mới bước vào hoặc đã đi được nửa cuộc đời.
Có nên cứu bằng mọi giá?
Vậy có đáng để từ chối một ai đó một cuộc sống thoải mái để mua cho người khác thêm một vài tháng cuối đời?
Khi đưa ra những quyết định như vậy, việc lấy ý kiến dư luận là rất cần thiết.
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng phần lớn con người ta sẽ trả bất cứ khoản tiền nào để được sống thêm vài năm, thế nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng ta không hẳn là coi trọng độ dài của cuộc đời.
Wilkinson đề cập đến một nghiên cứu chi tiết đối với 4.000 người tại Anh.
Những người này đã được giải thích nhiều cách khác nhau mà các nguồn lực hạn chế của dịch vụ y tế có thể được triển khai, và sau đó được yêu cầu cho ý kiến.
"Họ rõ ràng là không cảm thấy thoải mái với việc chi tiền cho những người đang bệnh ở giai đoạn cuối, thay vì những người có thể được hưởng lợi ích ở những giai đoạn khác của cuộc đời".
Có lẽ điều ngạc nhiên nhất là kết quả từ một nghiên cứu ở Singapore, trong đó hỏi những người già mạnh khoẻ và cả những người đang ung thư ở giai đoạn cuối.
Sống khỏe đáng giá hơn là sống lâu?
"Điều kỳ lạ là họ sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các biện pháp giảm đau để được điều trị tại nhà, thay vì những loại thuốc có khả năng kéo dài sự sống," Wilkinson nói.

Trung bình, những người tham gia khảo sát nói họ sẽ trả 7.500 đôla cho các biện pháp kéo dài sự sống thêm một năm. Nhưng họ sẵn sàng trả cao hơn gấp đôi, 15 nghìn đôla, cho các biện pháp giảm đau tạm thời, các dịch vụ chăm sóc tốt hơn để họ được ra đi tại nhà riêng thay vì ở bệnh viện.
"Đây là cách nghĩ rất mới về những quyết định đầy khó khăn."
Rõ ràng là những nghiên cứu này không phải là câu trả lời cuối cùng. Rất khó để biết liệu những người khác có đồng lòng với những ý kiến này hay không, nhất là khi xét đến những nền văn hoá khác nhau hay những căn bệnh khác nhau.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra về độ hiệu quả của thước đo giống như QALY trong việc đánh giá một cách khách quan về khả năng của một phương pháp trị liệu.
Tuy nhiên Wilkinson cho rằng chúng ta cần ít nhất phải xem xét qua những sự lựa chọn khác nhau, trước khi đầu tư thêm tiền vào việc kéo dài sự sống.
"Mặc dù ý muốn mua thêm những loại thuốc đắt tiền cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối là dễ hiểu, tôi không nghĩ rằng việc này phản ánh ý kiến chung của dư luận hay chính những bệnh nhân đó," ông nói.
"Đây cũng không hoàn toàn là phương pháp nhân đạo."
Trong lúc dân số lão hoá và dịch vụ y tế trở nên ngày càng hiện đại và đắt tiền, những vấn đề này sẽ chỉ ngày càng được đề cập đến nhiều hơn.
Bác sỹ phẫu thuật người Mỹ Atul Guwande từ lâu đã đặt câu hỏi rằng liệu có nên kéo dài sự sống thay vì tăng cường chất lượng cuộc sống trong những năm ta đang sống hay không.
Ezekiel Emanuel, cựu giám đốc của Clinical Bioethics Departent tại Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, thậm chí còn nói rằng ông sẽ từ chối tất cả các biện pháp kéo dài sự sống ở tuổi 75.
Ít người trong chúng ta có thể sẽ có những quyết định như vậy.
Tuy nhiên bất cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào đều nên hiểu rõ giá trị của số thời gian mà chúng ta có trên cõi đời này, và nên làm gì để tận dụng tốt nhất khoảng thời gian đó.
 

Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyễn



How much would you pay to live for an extra year?
By David Robson  2 December 2015

We all strive to forestall /fɔː(r)ˈstɔːldeath – but at what cost does it become too expensive? BBC Future explores the attempts to value the price of life.
Human life is so precious/ˈpreʃəs/ , it seems crass /kræs/ to put a price on it. How can a pile of coins, paper or gold bars match a year on Earth? Life should be, quite literally, invaluable.
Yet that is the morbid question that health services, everywhere, inevitably have to ask. They have limited money to spend on sick and dying people, and whenever a new drug becomes available, they have to make a choice: will the few stolen months, or years, be worth the money it costs?
Our gut instincts /ˈɪnstɪŋkt/ may seem obvious: we should do all that we can to buy more time for the people we love. Yet Dominic Wilkinson, an intensive care doctor and ethicist at the University of Oxford's Uehiro Centre for Practical Ethics recently wrote a thought-provoking article questioning these assumptions and asks us all to consider just how much we should be willing to pay for a longer life.
Intrigued, BBC Future phoned him to explore his argument/ˈɑː(r)ɡjʊmənt/, and to better understand the ways we currently calculate the price of life.
(Credit: Getty Images)
Hi-tech treatments mean that we can survive many of the diseases that would have killed our ancestors - yet they come at a huge cost (Credit: Getty Images)
At the moment, drugs for terminal illnesses tend to be judged on two things – by how much they extend the lifespan, and the quality of life of the patient, using a scale known as the Quality Adjusted Life Year-saved (QALY). A drug that helps you live for an extra year, at half your general quality of life, would score about 0.5 years on this scale, for instance. "Alternatively/ɔːlˈtɜː(r)nətɪvli/, a drug that improved your quality of life for a year from a level of half normal, to full health would also score 0.5," explains Wilkinson.
From these calculations, a health service can then start to set a price on whether a drug is worth the cost. The UK's recommendations, for example, are about £20,000 to £30,000 ($30,000 to $45,000) for each additional year of good health, once it has been adjusted to take into account the quality of life. So a drug that achieved 0.5 on the QALY measure would only merit £10,000-15,000 ($15,000 to $22,500).
This inevitably/ɪnˈevɪtəbli/ means that some drugs have been rejected by the National Health Service (NHS), because they are simply too expensive: the breast cancer drug Kadycla, for instance, only extends the lifespan by about six months for a cost of £95,000. Even if the quality of life during those few months is equal to that of a healthy person, it still hugely overstretches the limit. (Other healthcare providers may have different criteria, of course – but they all have to weigh up the costs and benefits /ˈbenɪfɪt/in some way, before offering to fund a treatment.)
Campaigners argue that the pharmaceutical /ˌfɑː(r)məˈsjuːtɪk(ə)l companies should lower the costs of such treatments, and that health services should also invest more and more money in drugs that will buy terminally ill patients some more precious time. Given these strong and emotive arguments, the UK recently considered increasing the threshold for terminal illnesses – to as much as £80,000 ($120,000) for each "quality-adjusted year saved".


Should we pay more for drugs that will extend a life, if it means cutting off treatment that could improve the lives of those not in danger (Credit: Getty Images)
Wilkinson says this attitude is completely understandable – and it's often the doctors, as well as the patients themselves, who argue the case. "As doctors looking after patients, we are ethically /ˈeθɪkli/driven to advocate for patients, to say that 'I know it is expensive but my first duty is to help my patient,'" he says.
But the inevitable /ɪnˈevɪtəb(ə)lsacrifice is that this money will be taken away from other areas of care, such as mental health services or help for people with disabilities – measures that may be crucial for improving the quality of life for people at the start or middle of their lives.
Is it worth forfeiting/ˈfɔː(r)fɪtɪŋ/ one person's comfort to buy another a few more months at the end of their life? When making these decisions, it's important to gauge/ɡeɪdʒpublic opinion. And although you might assume that most people would pay infinite sums to buy a few extra years, recent research suggests we do not all place such a high value on the sheer length of the lifespan.



 When surveyed, many people said they would prefer to pay for treatments that improve palliative care, rather than new drugs that would buy extra years (Credit: Getty images)
Wilkinson points to a detailed UK study of 4,000 people that clearly explained the different ways the health service's limited resources could be spent, and asked the participants for their preferences.  "They clearly indicated that they weren't comfortable with giving more money to people who were terminally ill, compared with people who might benefit at other stages of their lives."
Perhaps most surprising were the results from a study in Singapore, which questioned elderly, but otherwise healthy, citizens as well as those suffering from terminal cancer. "The striking thing from that is that they were prepared to pay an awful lot more money for palliative care so they could be treated in their own home, than drugs that would extend life," says Wilkinson.
On average, the participants would pay £5,000 ($7,500) for a treatment to extend life by a year. But they were willing to pay about twice that amount – £10,000 ($15,000) – on better palliative /ˈpæliətɪv/care, such as better nursing that would allow them to die in the relative comfort of their homes, rather than a hospital. "It seemed to provide a fresh way of thinking about difficult decisions."


Doctors are increasingly arguing that we should maximise the quality of our time on Earth, rather than extending the length of the lifespan (Credit: Getty Images)
Clearly, these studies are not the final answer; it is hard to know if these opinions are shared among different people in different cultures and facing different illnesses; there are also questions about just how effectively a calculation like the QALY scale can really, objectively assess a treatment's potential. But Wilkinson thinks that we should at least consider these different opinions before devoting more and more money to extending lifespans.
"Although it's very understandable to want to buy more expensive drugs for the terminally ill, I don't think it reflects the view of the general public or those of the patients," he says. "Nor is it clearly the right ethical approach."
As the population ages, and healthcare grows ever more advanced, and expensive, these issues will only become more pressing. The eminent American surgeon Atul Guwande has long questioned whether it is better to stretch out the lifespan, instead of increasing the comfort of our available years. Ezekiel Emanuel, the former director of the Clinical Bioethics Department at the US National Institutes of Health, has even claimed that he would refuse all life-extending healthcare at the age of 75, rather than entering a cycle of ever more intense treatments to draw out his last few years.
Few of us may decide to take such a drastic decision, but anyone, at any age, may do well to consider the value of their time on Earth and what we are doing to make the most of it.
David Robson is BBC Future's feature writer. He is @d_a_robson on twitter.
http://www.bbc.com/future/story/20151201-how-much-would-you-pay-to-live-for-an-extra-year