Thursday, January 21, 2016

TÍNH BÀY ĐÀN LÀM CON NGƯỜI THÊM NGU XUẨN ( SONGỮ)

Fr: Loan Nguyen

Tính bầy đàn làm con người ngu xuẩn?

Michael Bond
Tầng trệt của một quán bia ở London có lẽ không phải là nơi mà hầu hết các chuyên gia tâm lý sẽ chọn để tổ chức một cuộc thử nghiệm về cách thức con người ta đưa ra quyết định. Image iStock

Thế nhưng với Daniel Richardson, nó là nơi hoàn toàn lý tưởng.
Là một nhà nghiên cứu tại University College London, ông rất quan tâm đến cách mà con người bị tác động bởi những người xung quanh - ví dụ như việc quan sát quyết định của người khác làm ảnh hưởng đến quyết định của chính chúng ta.
Để thử nghiệm điều này, ông cần một bối cảnh trong đời thực, nơi mà con người ta gặp gỡ và giao tiếp, thay vì một phòng thí nghiệm nơi mà họ thường bị cách ly.
Tối hôm đó, khoảng 50 người chúng tôi đã có mặt tại câu lạc bộ Phoenix Arts ở Soho để tham gia vào thí nghiệm của Richardson.
Không khí nơi khá vui nhộn. 
Ảnh hưởng tâm lý
Richardson đứng trước mặt chúng tôi, xắn tay áo như thể đang trình diễn trên sân khấu. Tuy nhiên mọi thứ đều là một phần của một thí nghiệm khoa học nghiêm túc.
Mỗi chúng tôi vào xem một trang web được thiết kế nhằm phục vụ cuộc nghiên cứu này, trong đó cho phép chúng tôi di chuyển một dấu chấm phía trên màn hình cảm ứng.
Dấu chấm của mỗi người sẽ hiện lên trên một màn hình lớn hơn ở phía trước căn phòng.
Như vậy, tất cả suy nghĩ của chúng tôi sẽ được trình chiếu ra cho tất cả mọi người, trong đó có cả Richardson.
Khi tất cả mọi người di chuyển dấu chấm trên màn hình cá nhân của mình, những dấu chấm trên màn hình lớn giống như một đàn ong giận dữ.
Khi chúng tôi đã bắt đầu thạo thao tác, ông bắt đầu hỏi câu hỏi đầu tiên: "Bạn đã bao giờ gian lận khi làm một bài kiểm tra nào đó chưa?"
Những người trả lời 'không' di chuyển dấu chấm của mình sang bên trái, và những người trả lời 'có' di chuyển dấu chấm của họ sang bên phải.


Ban đầu chúng tôi đưa ra câu trả lời một cách riêng lẻ, và các dấu chấm được ẩn đi trên màn hình lớn. Sau đó, chúng tôi trả lời theo nhóm.Image Getty
Richardson muốn biết là sự khác biệt này liệu có dẫn đến những kết quả khác nhau không. Liệu chúng tôi có trung thực hơn khi trả lời một mình và liệu chúng tôi có thay đổi câu trả lời của mình trước tác động của người khác hay không?
Phần chính của cuộc thử nghiệm bắt đầu, và chúng tôi bắt đầu được hỏi ý kiến về những chủ đề khác nhau.
"Anh quốc có nên rời EU không?" Richardson hỏi.
Hầu hết các dấu chấm đều chạy qua bên trái, tức 'không'.
"Các cuộc đình công của công nhân tàu điện ngầm cần bị pháp luật cấm đoán." Các dấu chấm bay loạn xạ vì chúng tôi đã tìm kiếm câu trả lời mà số đông có thể chấp nhận.
"Người đi mua ăn cho bạn bè cần được chia phần nhiều hơn." Cũng một chút hỗn độn trước khi các dấu chấm thi nhau chạy sang bên trái.
Thế nhưng liệu có bao nhiêu người trong chúng ta tỏ ra lưỡng lự nếu những dấu chấm này được ẩn đi?
Đáng tiếc là kết quả cuối cùng không được tiết lộ cùng đêm đó (bởi chúng sẽ được dùng như một phần trong bài luận lấy bằng tiến sỹ).
Thế nhưng Richardson nghĩ rằng chúng sẽ giúp chúng ta thấy được tác động nguy hiểm của tính bầy đàn.
Khi ở trong một nhóm, con người ta thường đưa ra những quyết định nặng về mặt định kiến và kém thông minh hơn so với lúc đưa ra quyết định một mình.
"Khi con người ta tương tác, họ lại đồng ý với nhau và từ đó đưa ra những quyết định tệ hơn," ông nói.
"Họ không chia sẻ thông tin, họ chỉ chia sẻ định kiến. Chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều này và từ đó tìm ra cách để đưa ra một quyết định tốt hơn trong tập thể."

Hiệu ứng 'sự khôn ngoan của đám đông'
Nghiên cứu của Richarson về sự hùa theo tiếp nối những nghiên cứu về tâm lý đã diễn ra suốt 60 năm qua.
Hồi thập niên 1950, nhà tâm lý học tại Harvard, Solomon Asch, đã chỉ ra rằng con người ta thường hùa theo quyết định của số đông ngay cả khi quyết định đó sai rõ ràng, và ngay cả khiến họ phải đi ngược lại lý trí của mình.Image Dean Hochman Flickr
Cũng trong thời gian đó, Read Tuddenham từ Đại học California chỉ ra rằng các sinh viên của ông sẽ đưa ra những câu trả lời quái gở đối với những câu hỏi đơn giản, ví dụ như các bé trai có tuổi đời trung bình là 25 năm - khi mà họ nghĩ rằng những người khác đã có cùng câu trả lời.
Tính bầy đàn hoàn toàn đối lập với hiệu ứng 'sự khôn ngoan của đám đông' - khi mà ý kiến của số đông thường giúp đưa ra những câu hỏi hoặc dự đoán chính xác hơn là ý kiến cá nhân.
Điều này chỉ xảy ra khi mà các cá nhân trong đám đông đó đưa ra quyết định một cách độc lập.
Điều này chỉ hiệu quả khi có sự độc lập rõ ràng giữa các cá thể trong đám đông, và hiệu quả nhất khi đó là đám đông có các thành viên đa dạng. Trong một nhóm có nhiều điểm tương đồng, các thành viên có cùng nhân dạng và nhu cầu đoàn kết sẽ vượt lên trên tất cả.
Vì vậy, khi Richardson đưa ra bức hình của một con cá heo sát thủ và hỏi chúng tôi về cân nặng của nó, ông nên dựa vào mức độ trung bình ở tất cả các câu trả lời của từng cá nhân, thay vì dựa vào những dấu chấm trên màn hình lớn.
Đó là nói về mặt lý thuyết. Những dữ liệu từ cuộc thí nghiệm sẽ giúp Richardson và các sinh viên của ông kiểm tra lý thuyết này và tìm hiểu sâu hơn về việc sự diện của người khác sẽ tác động đến suy nghĩ của chúng ta ra sao.
Ông đã để lại cho chúng tôi một suy nghĩ xa hơn về mạng xã hội: "Chúng ta nghĩ về Internet như là một siêu xa lộ thông tin. Thế nhưng nó không phải là vậy, nó là một siêu xa lộ những thành kiến. Twitter và Facebook là những công cụ chia sẻ thông tin tuyệt vời, nhưng vì chúng ta đang chia sẻ những định kiến của mình, nó khiến chúng ta trở nên ngu xuẩn hơn.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/01/160120_are-your-opinions-really-your-own_vert_fut


 

  Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen

Why people get more stupid in a crowd
The "wisdom of crowds" doesn't always apply – sometimes group-think nudges people to make wrong-headed decisions.
· By Michael Bond
14 January 2016

The downstairs room of a central London pub is not where most psychologists would choose to stage an experiment in decision-making, but for Daniel Richardson it is ideal. A researcher at University College London, he is interested in how people's thinking is influenced by those around them – for example, whether seeing other people's choices affects our own. For this he requires real-world settings where people mingle and socialise, rather than a psychology lab where they are typically quarantined.
Tonight around 50 of us are gathered in the Phoenix Arts Club in Soho to take part in one of Richardson's "mass participation" studies. There is a jovial air, and he stands before us with his sleeves rolled up like a compere at a variety show. Yet this is serious science. We are each logged onto a specially configured website that enables us to move a dot around on our touchscreens, which moves a corresponding dot on a large screen at the front of the room. Our collective thoughts are up there for all to see (and for Richardson to measure). When everyone moves their dot, the screen resembles a swarm of agitated bees.
When we get the hang of it, he throws out his first test question: "Have you ever cheated on a test?" The 'nos' move their dots to the left, the 'yeses' to the right. We answer first in isolation, with all the dots hidden, and then as a group. What Richardson wants to know is whether the two conditions produce different results. Are we more honest when we answer alone? Do we change our story in response to others?
People frequently adopt the view of the majority even when it is obviously wrong
The main experiment begins – and now we are asked our opinions. "The UK should leave the EU," proffers Richardson. Almost all the dots swarm left to no. "London tube strikes should be forbidden by law." Much hovering of agitated dots as we all look for safety in numbers. "Someone who buys food for their friends has the right to take a larger share." A collective gasp of outrage, followed by a surge to the left. But how many of us demur when the dots are hidden?
Unfortunately, the final results are not delivered on the night (they'll form part of a PhD thesis). But Richardson thinks they will end up demonstrating the pernicious effects of conformity. The decisions people make as a group tend to be more prejudiced and less intelligent than the ones they make individually. "When people interact, they end up agreeing, and they make worse decisions," he says. "They don't share information, they share biases. We're trying to figure out why that is, and how we can make collective decisions better."
When people interact, they end up agreeing, and they make worse decisions - they don't share information, they share biases
Richardson's work on conformity follows a tradition in experimental psychology that goes back more than six decades. In the 1950s, the Harvard psychologist Solomon Asch demonstrated that people frequently adopt the view of the majority even when it is obviously wrong, and even when they have to deny their own senses. In the same decade,Read Tuddenham at the University of California found that his students would give ridiculous answers to simple questions – stating, for example, that male babies have a life expectancy of 25 years – when they thought others had answered in the same way.
Group conformity stands in marked contrast to the "wisdom of crowds" effect, whereby aggregating the opinions of large numbers of people gives answers or predictions more accurate than those of any individual. This happens only when members of a crowd make their judgements independently of each other, and it is most effective when a crowd is diverse. In cohesive groups, on the other hand, where members share an identity, the urge for unity overrides all. So when Richardson presents us with a picture of a killer whale and asks us how much the creature weighs, he'll be better off taking the average of the answers we give independently, rather than following the scramble of dots on the screen.
We think of the internet as an information superhighway. It's not, it's a bias superhighway
That's the theory. The data from tonight will help Richardson and his students test it, and explore the deeper issue of exactly how the presence of others alters our cognition and perception. He leaves us with a thought about social media:
"We think of the internet as an information superhighway. It's not, it's a bias superhighway. Twitter and Facebook are wonderful ways of sharing information, but it may be that because we're sharing our prejudices, they're making us dumber."