Sunday, February 21, 2016

LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ THÀNH CÔNG / COMPASSION AND SUCCESS ( SONGỬ)

Fr: Loan Nguyen

Mối liên hệ kỳ diệu giữa Lòng trắc ẩn và Sự thành công

Tác giả: Emma Seppälä | Dịch giả: DDT
Việt Đại Kỷ Nguyên -  20 Tháng Hai , 2016

(Coscaron/iStock)
Đối với nhiều người, lãnh đạo mà có lòng trắc ẩn thì đó là một sự gần gũi quá mức hay thậm chí là một sự quản lý yếu kém. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng hành vi tử tế và lòng vị tha giúp tăng cường vị thế của người lãnh đạo trong nhóm thay vì khiến họ trông có vẻ như mềm yếu. Trong nhiều trường hợp, điều đó có thể mang tới một lợi thế cạnh tranh không nhỏ.

Khi "Người tốt cán đích trước"
Cân nhắc lựa chọn này: Trước hai cá nhân với tài năng và kỹ năng tương đương, ai sẽ là người được bạn kính trọng và muốn làm việc cùng, hay được bạn đề bạt, mời tham gia một dự án? Hẳn sẽ là người có tấm lòng nhân ái.
Nếu điều đó nghe có vẻ cảm tính, thì hiện nay nó đang được ủng hộ bởi khoa học – với một vài điều kiện nhất định. Giáo sư Adam Grant của trường Wharton (thuộc Đại học Pennsylvania) cho rằng sự tử tế và lòng trắc ẩn cho chúng ta một lợi thế lớn hơn nhiều so với chỉ quan tâm tới bản thân mình. Người tốt sẽ giành được lợi thế (thay vì phải chịu thiệt thòi), miễn là họ biết cách không để cho người khác lợi dụng, ông giải thích.
Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình, "Give and Take" (tạm dịch: Cho và Nhận), Grant giải thích rằng, thực vậy, như nhiều người vẫn nghi ngờ, các nhà lãnh đạo nhân ái đôi khi chịu thiệt thòi. Những người quan tâm đến phúc lợi của người khác và có trách nhiệm với các đồng nghiệp và nhân viên của mình – nhóm người mà Grant gọi là "người cho" –  chiếm đa số ở dưới đáy của bậc thang thành công, họ đã bị hủy diệt bởi sự ích kỷ của "người nhận". 
Nhưng đây là phát hiện đáng ngạc nhiên: Grant cũng khám phá được rằng "người cho" cũng tập trung đa số ở trên tốp đầu của bậc thang thành công. Làm sao có thể như vậy được?
Nhóm "người cho" không chỉ tập trung nhiều ở dưới đáy, họ cũng chiếm đa số ở trên đỉnh của bậc thang thành công.
(Monkey Business Images/iStock)
(Monkey Business Images/iStock)
Hoá ra "người cho" được yêu thích hơn và được đánh giá cao hơn, và do đó họ trở nên có uy thế hơn.
Sự khác biệt giữa người cho đi thành công và không thành công thường bắt nguồn từ chiến lược: Khi người cho đi có chiến lược để ngăn chặn người khác lợi dụng mình, phẩm chất "tốt đẹp" của họ cuối cùng sẽ giúp họ thành công hơn và vượt xa hơn những người khác. Tại sao? Một phần bởi vì tất cả mọi người đều thích làm việc với họ và đánh giá cao lòng tốt và phẩm chất cho đi của họ. 
Lòng trắc ẩn tạo dựng Sự tin cậy như thế nào?
Không chỉ khiến bạn trở nên vui vẻ hòa đồng và dễ hợp tác, lòng trắc ẩn còn làm cho bạn trở thành người đáng tin cậy. Niềm tin là một khía cạnh chủ yếu trong cuộc sống bởi vì nó làm cho chúng ta cảm thấy an toàn. Có lẽ bởi vì thái độ của các nhà quản lý và lãnh đạo quyết định đến cảm nhận của chúng ta đối với công việc – khắc nghiệt và căng thẳng, hay dễ chịu và thú vị – chúng ta đặc biệt nhạy cảm trước những dấu hiệu tin cậy của lãnh đạo.
Chúng ta thích những lãnh đạo biết khích lệ nhân viên khi họ gặp khó khăn.
(Studio Grand Ouest)
(Studio Grand Ouest)
Một phần nguyên nhân là do phản ứng của não bộ chúng ta trước sự căng thẳng. Trong khi chúng ta bắt buộc phải quen dần với các mối đe dọa (cho dù là một con sư tử hung dữ hay một ông chủ giận dữ), phản ứng của não đối với sự căng thẳng giảm đi đáng kể khi chúng ta quan sát hành vi tử tế. Nghiên cứu ảnh chụp não cho thấy khi các mối quan hệ xã hội mang lại cảm giác an toàn, phản ứng căng thẳng của não bộ sẽ bị suy giảm.
Niềm tin làm gia tăng tinh thần đổi mới
Đổi lại, sự tin tưởng làm gia tăng tinh thần đổi mới. Grant nói với tôi: "Khi bạn phản ứng một cách giận dữ, thất vọng, các nhân viên trở nên ít có khả năng chấp nhận rủi ro trong tương lai, bởi vì họ lo ngại về những hậu quả tiêu cực của việc làm sai. Nói cách khác, bạn đã hủy hoại văn hóa dám thử nghiệm, một điều rất quan trọng trong sự học hỏi và đổi mới. "
Grant chỉ ra từ nghiên cứu của Fiona Lee tại Đại học Michigan cho thấy rằng việc thúc đẩy một nền văn hóa an toàn – hơn là lo sợ các hậu quả tiêu cực – giúp khích lệ tinh thần thử nghiệm, một điều rất quan trọng cho sự sáng tạo.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, đối với một số người, có thể họ cảm thấy nản lòng khi giúp đỡ một người đau khổ hoặc cần sự giúp đỡ. Họ có thể cảm thấy choáng ngợp bởi tình hình và muốn thoát khỏi nó.
Trong cuốn sách của mình và trong tọa đàm ngắn "TED talk", Brené Brown gói gọn kinh nghiệm này với một thuật ngữ: khả năng chịu tổn thương. Phải đối mặt với nỗi đau của người khác là một điều khó khăn. Thể hiện lòng nhân ái với người khác có thể làm cho bạn cảm thấy không thoải mái.
Nó sẽ yêu cầu bạn thể hiện một sự chân thực sâu sắc, là điều mà chúng ta không thường làm được – nhưng điều đó rất đáng làm.
Lòng trắc ẩn và Văn hóa
Khi chúng ta nhìn thấy một người nào đó có một hành động nhân ái hoặc giúp đỡ người khác, chúng ta có được một cảm giác hứng khởi, thoải mái và yên tâm (thậm chí bạn có thể rơi nước mắt hoặc có cảm giác ớn lạnh). Nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã gọi trạng thái này là "cao thượng".
Tại nơi làm việc, tính cao thượng làm gia tăng lòng trung thành.
Trong nghiên cứu của họ về hiện tượng này, Haidt và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng khi các nhà lãnh đạo lịch sự, tôn trọng, nhạy cảm, hoặc sẵn sàng hy sinh cho đội của họ, các nhân viên của họ sẽ cảm nhận được tính cao thượng. Và tiếp đến, người lao động cảm thấy trung thành và tận tụy hơn với sếp của họ.
Hơn nữa, tính cao thượng dường như tạo ra một văn hóa tốt bụng xung quanh bạn.
Dữ liệu của Haidt cho thấy khi bạn cảm nhận được sự cao thượng sau khi chứng kiến một người nào đó giúp một người khác, có nhiều khả năng bạn sẽ làm điều gì đó tử tế đối với người khác. Tại nơi làm việc, nhân viên của các nhà lãnh đạo có lòng nhân ái (người khơi dậy cảm xúc cao thượng ở những người khác) có nhiều khả năng thực hiện những hành động giúp đỡ và thân thiện đối với các nhân viên khác, ngay cả khi họ không được gì.
Tại nơi làm việc, nhân viên của các nhà lãnh đạo có lòng nhân ái có nhiều khả năng thực hiện những hành động giúp đỡ và thân thiện đối với các nhân viên khác.
(Shironosov/iStock)
(Shironosov/iStock)
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khi các nhà lãnh đạo ngay thẳng và công bình, các thành viên trong đội của họ biểu lộ hành vi cộng tác với đồng nghiệp hơn và làm việc hiệu quả hơn cả ở khía cạnh cá nhân và theo nhóm. Nói cách khác, hành vi nhân ái có thể tạo ra một môi trường làm việc hợp tác hơn.
Các nhà nghiên cứu Nicholas Christakis và James Fowler đã chỉ ra rằng nếu bạn tử tế, những người xung quanh bạn cũng có nhiều khả năng sẽ hành động tử tế. Tóm lại, hành vi nhân ái có tính lan truyền: nó lây lan xung quanh bạn, nhân rộng các lợi ích của nó – bao gồm cho cả nhà lãnh đạo đã truyền lòng nhân ái tới mọi người.
http://vietdaikynguyen.com/v3/91286-moi-lien-ky-dieu-giua-long-trac-va-su-thanh-cong/
 


 
 

Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen

 



The Surprising Link Between Compassion and Success

By Emma Seppälä | February 3, 2016
Last Updated: February 4, 2016 5:47 am
(Coscaron/iStock)
(Coscaron/iStock)
To many people, the idea of compassionate leadership is too touchy-feely at best and bad management at worst. But new research suggests that rather than making them look soft, acts of kindness and altruism increase leaders' standing in a group.
In some contexts, that can translate into a serious competitive advantage. 
When Nice Guys Finish First
Consider this choice: Given two individuals with equivalent talent and skills, who do you look up to and prefer to work with, promote, or invite onto a project? Chances are it's the more compassionate one.
If that sounds intuitively right, it's now getting some backing by science—with a few conditions. Wharton professor Adam Grant argues that kindness and compassion give us a far greater advantage than self-absorption. Nice guys do finish first, he explains, as long as they learn how not to let others take advantage of them.
In his best-selling book, "Give and Take," Grant explains that, yes, as many suspect, compassionate leaders sometimes do lose out. People who care about others' well-being and look out for their colleagues and employees—the group Grant calls "givers"—are overrepresented at the bottom of the success ladder, having been mown down by selfish "takers."
But here's the surprising finding: Grant also reveals that "givers" are overrepresented at the very top of the success ladder, too. How can that be?
There's a high concentration of "givers" at the bottom of the success ladder, but also at the very top.
(Monkey Business Images/iStock)
(Monkey Business Images/iStock)
It turns out that givers are more liked and appreciated and therefore become more influential.
The difference between successful and unsuccessful givers often comes down to strategy: When givers learn strategies that prevent others from taking advantage of them, their "nice" qualities end up helping them succeed above and beyond anyone else. Why? In part because everyone loves working with them and appreciates them for their kind and giving qualities.
How Compassion Breeds Trust
In addition to being pleasant and easy to work with, compassion makes you trustworthy. Trust is a crucial aspect of our lives because it makes us feel safe. Probably because managers and leaders determine our work experience—harsh and stressful or pleasant and enjoyable—we're especially sensitive to signs of trustworthiness in our leaders.
We prefer leaders who are warm to those who project tough characteristics.
(Studio Grand Ouest)
(Studio Grand Ouest)
One reason has to do with our brains' stress response. While we're attuned to threats (whether an angry lion or a raging boss), our brain's stress reactivity is significantly reduced when we observe kind behavior. As brain-imaging studies show, when social relationships feel safe, the brain's stress response is attenuated.
Trust increases a spirit of innovation.
In turn, trust increases a spirit of innovation. Grant told me, "When you respond in a frustrated, furious manner, the employee becomes less likely to take risks in the future, because he or she worries about the negative consequences of making mistakes. In other words, you kill the culture of experimentation that's critical to learning and innovation."
Grant points to research led by Fiona Lee at the University of Michigan that shows that promoting a culture of safety—rather than fear of negative consequences—helps encourage the spirit of experimentation that's so critical for creativity.
Other research shows that, for some, the idea of helping a person who's suffering or in need can feel daunting. One may feel overwhelmed by the situation and wish to get away from it.
In her books and TED talk, Brené Brown encapsulates this experience with one term:vulnerability. Being faced with another person's pain is difficult. Being compassionate toward that person may make you feel uncomfortable.
It will require you to display deep authenticity, which we aren't used to doing—but it's worth it. 
Compassion and Culture
When we see someone engaging in a compassionate action or helping someone else, we get an inspired, warm-and-fuzzy feeling (you may even shed a tear or feel a chill). Psychologist Jonathan Haidt has appropriately termed this state of being "elevation."
In the workplace, elevation leads to increased loyalty.
In their research on the phenomenon, Haidt and his colleagues found that when leaders were polite, respectful, sensitive, or were willing to make sacrifices for their teams, their employees experienced elevation. And that, in turn, led to employees feeling more loyal and committed to their boss.
What's more, elevation seems to create a kinder culture around you.
Haidt's data shows that when you experience elevation after watching someone help somebody out, you're more likely to do something kind for someone else. In the workplace, employees of compassionate leaders (who evoked feelings of elevation in others) were more likely to act in a helpful and friendly manner toward other employees, even when they had nothing to gain.
In the workplace, employees of compassionate leaders were more likely to act in a helpful and friendly manner toward other employees.
(Shironosov/iStock)
(Shironosov/iStock)
Another study showed that when leaders are fair, members of their teams display more collegial behavior and are more productive both individually and as a team. In other words, compassionate behavior can create a more collaborative workplace.
Researchers Nicholas Christakis and James Fowler have shown that if you're kind, those around you are more likely to act kindly, too. In short, compassionate behavior is contagious: it spreads around you, multiplying its benefits—including for the leaders who make a point of instilling it.
http://www.theepochtimes.com/n3/1957484-the-surprising-link-between-compassion-and-success/
 
MORE:
emma_seppala_larger
The Happiness Track cover (1)_8
Emma Seppälä, Tiến sĩ, là giám đốc khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Lòng trắc ẩn, Chủ nghĩa vị tha và Giáo dục tại Đại học Stanford. Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách của cô, "The Happiness Track: How to Apply the Science of Happiness to Accelerate Your Success" (Tạm dịch: Con đường Hạnh phúc:. Làm sao để Áp dụng Khoa học về Hạnh phúc để Thành công) Bản quyền © 2016 bởi Tiến sỹ Emma Seppälä. Được tái bản với sự cho phép của HarperOne, một ấn bản của HarperCollins Publishers. Bài viết này xuất hiện lần đầu trên Fast Company
Emma Seppälä, Ph.D., is science director of the Center for Compassion and Altruism Research and Education at Stanford University. This article is adapted from her book, "The Happiness Track: How to Apply the Science of Happiness to Accelerate Your Success." Copyright © 2016 by Emma Seppälä, Ph.D. It is reprinted with permission of HarperOne, an imprint of HarperCollins Publishers. This excerpt first appeared in Fast Company.