Wednesday, February 17, 2016

TRUYỀN THÔNG TRUNG QUỐC MẶC SỨC PHÊ BÌNH CÁC UCV TT HOAKỲ ( SONGỮ)

Fr: Loan Nguyen

Các ứng viên Tổng thống Mỹ trong cách nhìn của truyền thông Trung Quốc

Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
17 Tháng Hai , 2016
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đồng hành cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama đi trước dàn chào danh dự trong lẽ đón trước Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 12 tháng 11 năm 2014 (Feng Li/Getty Images)

Cuộc bầu cử sơ bộ [dành cho vị trí ứng cử viên Tổng thống Mỹ] đang diễn ra tại thời điểm này,không những được người Mỹ quan tâm rất đặc biệt, mà nó còn được bộ máy tuyên truyền và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cũng đồng loạt xuất hiện rầm rộ để một lần nữa tuôn ra nhiều lời cay độc nhằm bêu rếu những lỗ hổng trong nền dân chủ Mỹ.
Vì họ không muốn quá nhiều công dân Trung Quốc có những ý tưởng sai lệch về chế độ độc tài một đảng của ĐCSTQ.
Trang tin tiếng Trung Bowen Press, một chi nhánh của trang web Boxun ở hải ngoại cho biết rằng, Ban Tuyên truyền Trung ương của Trung Quốc vừa ban hành một chỉ thị gửi các phương tiện truyền thông của nhà nước nhằm hạ thấp những tin tức có liên quan đến cuộc bầu cử này, bằng cách cấm bất kỳ trang tin nào ủng hộ "phong cách dân chủ kiểu Mỹ".
Nội dung mà trang Bowen đã đăng tin vẫn chưa thể được kiểm chứng một cách độc lập. Và một phiên bản của nó đã được trích dẫn bởi Đài phát thanh Á Châu Tự Do và trang tin Apple Daily. Nhưng Đài phát thanh Á Châu Tự Do lại trích dẫn từ một nguồn tin riêng của mình – đó là nguồn tin của một nhà báo đang làm việc tại một hãng truyền thông của chính quyền Trung Quốc. Nhà báo này khẳng định ông chưa hề nhìn thấy một thông báo nào theo kiểu giống như vậy. Cho nên, mọi chuyện có vẻ như không được bình thường .
Thay vì đưa tin về tiến trình bầu cử, phương tiện truyền thông Trung Quốc được chỉ thị nên tập trung vào các vụ bê bối, vì lẽ đó, họ chỉ thích khai thác những thông tin kiểu như tổng chi phí bỏ ra trong cuộc bầu cử, và khối tài sản kếch xù của từng ứng viên.


Một bản tin đăng trên Đài Truyền hình Tân Hoa Xã. Các dòng ở phía dưới nói rằng: "Cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ: Ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến đốt tiền?" (cbc news.cn)
Khi gõ vào ô tìm kiếm trên trang Baidu, một công cụ tìm kiếm lớn nhất tại Trung Quốc, và khi lướt trên các trang web trực thuộc nhà cầm quyền, người ta thấy rằng việc đưa tin về cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ thì tương hợp với giọng điệu trình bày trong thông báo đề cập trên. Một ví dụ cho thấy điều này, đó là số lượng những bản tin khiến cho người ta hoài nghi vào cuộc bầu cử vượt xa những con số mà các trang khác đã trình bày, hoặc luôn khác xa với những bài phân tích ca ngợi sự tích cực của nền dân chủ Mỹ.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc – cơ quan ngôn luận chính thống của ĐCSTQ – đã bôi nhọ các ứng cử viên Tổng thống của Mỹ bằng cách gọi họ là "một thí nghiệm để đo lường về các kỹ năng hoạt động của các ứng cử viên", và "một cuộc bầu cử mà chỉ dành cho những người giàu thì sẽ làm trầm trọng thêm sự phân cực xã hội", khi cho đăng 2 bài tin riêng biệt được công bố vào ngày 30 tháng 1 và vào ngày 1 tháng 2 năm 2016.
Ngay cả những đoạn video clip miêu tả không khí ấm áp trong gia đình của từng ứng cử viên cũng bị nhà cầm quyền Trung Quốc chế nhạo là các ứng cử viên này đang đóng kịch nhằm "kiểm tra toàn bộ kỹ năng diễn xuất của từng ứng cử viên".
"Cuộc bầu cử ở Mỹ càng ngày càng trở thành một trò chơi chỉ dành cho những người giàu có", trang Tân Hoa Xã đã viết, và cho rằng đó là kết quả của việc "tạo ra một lỗ hổng trong hệ thống bầu cử của Mỹ".
Tất nhiên, tại Mỹ, những quan điểm tương tự theo kiểu như vậy thì luôn luôn được hiện diện, mặc dù sự tồn tại của chúng không kéo dài một cách liên tục, và nó được dùng để xem như là biện pháp đối chọi lại với những quan điểm khác, và thể hiện sự tự do cho những ai muốn nêu lên quan điểm của bản thân mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh của Trung Quốc, những nội dung của các trang tin tức này chỉ muốn chê bai và làm giảm giá trị của chế độ dân chủ Mỹ với mục đích vực dậy tính hợp pháp của chế độ độc tài một đảng của ĐCSTQ.
Tuy nhiên, cũng có một số những lời phàn nàn không nặng nề lắm về nền dân chủ của Mỹ.
"Nếu bạn là một cử tri Mỹ, và nếu bạn đã từng cung cấp thông tin cá nhân cùng với địa chỉ công ty của bạn, thì các đảng phải chính trị sẽ có thể lấy được thông tin của bạn để xác định những người ủng hộ tiềm năng", lời cảnh báo trên một trang web của Bộ Tổ chức ĐCSTQ Trùng Khánh – cơ quan có trách nhiệm quản lý về vấn đề nhân sự của ĐCSTQ.
Trường Đảng Trung ương – một trung tâm chuyên đào tạo hệ tư tưởng của ĐCSTQ (trong nội bộ ĐCSTQ, quan chức không được bầu, những người này chỉ rời chức vụ khi đã về hưu, hoặc họ bị trục xuất vì tội tham nhũng), đổ lỗi cho cái ngày mà cuộc bầu cử được diễn ra: "Bầu cử vào hôm thứ Ba hoàn toàn không phù hợp với một xã hội công nghiệp có nhịp độ cao. Người Mỹ đã quá mệt mỏi khi phải làm việc vào một ngày trước đó, vậy làm thế nào mà họ có đủ năng lượng để tham gia bình chọn?".
Ngay cả Văn phòng Trung ương Biên soạn và Dịch thuật cũng đưa ra ý kiến tương đương để chê bai các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ: "Nhiều nước đang phát triển chỉ để ý đến 'những cuộc bầu cử' dựa trên bề mặt trong hệ thống chính trị của Mỹ, nhưng không thấy được các lỗ hổng nằm trong hệ thống bầu cử dân chủ của phương Tây".
Rõ ràng đây là một lời cảnh báo dành cho bất kỳ quốc gia nào đang suy nghĩ về việc cố gắng tạo ra một nền dân chủ. Văn phòng Trung ương Biên soạn và Dịch thuật đăng tiếp: "Một số các nước này cũng tổ chức một cuộc bầu cử ở cấp độ liên bang (hoặc quốc gia), hoặc  trưng cầu dân ý nhưng cuối cùng lại rơi vào tình trạng hỗn loạn về mặt xã hội và chính trị".


Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen



The US Presidential Primaries in the Eyes of Chinese Media
By Frank Fang, Epoch Times | February 11, 2016

Chinese Communist Party leader Xi Jinping (L) accompanies President Barack Obama (R) to view an honor guard during a welcoming ceremony outside the Great Hall of the People on Nov. 12, 2014 in Beijing. Chinese media are having a field day criticizing the U.S. election primaries. (Feng Li/Getty Images)
The U.S. election primary races taking place now aren't just a matter of intense interest for Americans: China's propaganda and media apparatus also appears excited about the prospect of again cynically demonstrating the flaws in American democracy, lest too many Chinese citizens get the wrong idea about China's own one-Party dictatorship.
According to Bowen Press, an affiliate of the overseas Chinese website Boxun, China's Propaganda Department recently issued a directive telling state-media to play down election news, forbidding any reports that would promote "U.S.-style democracy."
Bowen's report could not be independently verified. A version of it was cited by Radio Free Asia and Apple Daily, and RFA cited its own source—a journalist at a state-run media outlet—saying that while he had not seen such a notice, it did not seem out of the ordinary.
Chinese media should focus on scandals, instead, the notice instructed: issues like how much money is involved in the election, and the personal wealth of the candidates.

A news report on Xinhua Television. The line at the bottom says: "2016 U.S. Election: Who'll win the money-burning battle?" (cncnews.cn)
A search on Baidu, the largest search engine in China, and across state-affiliated websites, demonstrates that the coverage about the U.S. election broadly corresponds with the tone set by the notice. The number of reports casting a cynical eye at the election, for instance, far outstrips those that present a measured or positive analysis of democracy.
The Party's chief mouthpiece, China Central Television, took a jab at the U.S. primaries by calling them "a test of the performance skills of candidates," and "an election for the rich that will exacerbate social polarization," in two separate articles published on Jan. 30 and Feb. 1.
Even scenes of candidates' family amity were seen as staged dramas that "test a candidate's acting skills to the full."
"The election in America has more and more become a game for the rich," wrote Xinhua, calling it the result of the "systematic deficiencies in the American electoral system."
Of course, views similar to these are available in the United States—though they exist as part of a continuum, and are countervailed by other perspectives, and the freedom for all to express themselves. In the Chinese context, the reporting is aimed solely at disparaging democracy for the purpose of propping up the legitimacy of Party dictatorship.
But some of the complaints about U.S. democracy seemed to descend to the petty.
"If you are a U.S. voter, if you ever leave your personal information with any company, then the political parties may be able to get your information to identify potential supporters," warned the website of the Organization Department of Chongqing, responsible for personnel matters in the Party.
The Party School, the ideological training center of the Chinese Communist Party (whose officials are not elected, and typically only leave their posts when they retire, or are expelled for corruption), faulted the day on which the election was held. "Having it on Tuesday just doesn't go well with the high-tempo industrial society. Americans get so tired working on the previous day, how will they have the energy to cast a vote?"
Even the Central Compilation and Translation Bureau saw fit to offer an opinion on the U.S. elections. "Many developing countries only take notice of 'elections' on the surface in the U.S. system, but fail to see the flaws of the western democratic election system," it said.
Apparently as a warning to any other country that might be thinking about trying out democracy, the Bureau continued: "Some of these countries also hold a national election or national referendum, and in the end fall into social and political chaos."