Wednesday, March 16, 2016

TRUNG QUÔC DO THÁM NGƯỜI DÂN

  Fr: Loan Nguyen

6 chương trình do thám người dân bạn sẽ chỉ có thể thấy ở Trung Quốc   

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính

Việt Đai Kỷ Nguyên - 16 Tháng Ba , 2016
Ảnh hoạt hình "Cảnh sát Internet Bắc Kinh" xuất hiện trên màn hình máy tính ở Trung Quốc mỗi 30 phút để nhắc nhở người dùng rằng họ đang bị giám sát. Hình ảnh này xuất hiện trên 13 cổng thông tin trực tuyến lớn của Trung Quốc trong tháng 9 năm 2007  (STR/AFP/Getty Images)
Ảnh hoạt hình "Cảnh sát Internet Bắc Kinh" xuất hiện trên màn hình máy tính ở Trung Quốc mỗi 30 phút để nhắc nhở người dùng rằng họ đang bị giám sát. Hình ảnh này xuất hiện trên 13 cổng thông tin trực tuyến lớn của Trung Quốc trong tháng 9 năm 2007 (STR/AFP/Getty Images)

Trong cuốn tiểu thuyết xuất bản vào năm 1949 với tựa đề "Năm 1984", tác giả George Orwell đã cảnh báo về một tương lai đen tối, nơi chính quyền độc đoán sẽ cài chương trình  "Người anh cả" (Big Brother) để giám sát công dân của mình thông qua "các màn hình từ xa" (telescreens) giống như TV, và sẽ tạo ra các hệ thống phức tạp để kiểm soát xã hội.
Đến thời điểm hiện nay, chế độ áp bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vượt xa khỏi dự đoán của Orwell. Và dưới đây là 6 chương trình gián điệp mà họ đã sử dụng để làm điều đó. 
1) "Sự thông minh vượt trội" (Big Intelligence)
Nhà cầm quyền Trung Quốc đang theo dõi từng công dân của mình, bao gồm cả giới lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ. Nó làm được điều này là nhờ vào một chương trình mang tên "Sự thông minh vượt trội" do Bộ Công an điều hành.
Chương trình này đã được tiết lộ vào năm 2014, và đã hoạt động trong gần 10 năm. Cựu Giám đốc của Cục An ninh Trùng Khánh nói với Đài Tiếng nói Hy vọng (SOH) rằng, việc sử dụng hệ thống "Sự thông minh vượt trội" sẽ giúp cho ĐCSTQ có thể duyệt thông tin của tất cả 1,3 tỷ người Trung Quốc chỉ trong vòng 12 phút, kiểm tra thông tin của từng nghi phạm trong danh sách truy nã toàn quốc trong 4 phút, và mọi giấy phép lái xe trên toàn Trung Quốc chỉ trong vòng 3,5 phút.
"Sự thông minh vượt trội" là một chương trình  đã khiến cho "telescreens" có trong tiểu thuyết của Orwell phải xấu hổ vì chức năng giám sát toàn diện của nó. Nó tập hợp thông tin từ các camera giám sát được đặt ở khắp mọi nơi từ taxi đến những góc phố, các cửa hàng, và sử dụng thông tin này để theo dõi mọi người. Đài Tiếng nói Hy vọng nhấn mạnh rằngg, ĐCSTQ đã cho cài đặt hàng trăm nghìn camera giám sát tại mỗi thành phố. Chỉ riêng thành phố Trùng Khánh, vào năm 2014, hệ thống này đã cài hơn 50.000 camera giám sát.
Vào tháng 10 năm 2015, cảnh sát ở Bắc Kinh đã công bố rằng, mạng lưới camera giám sát của họ được thao tác bởi hơn 4.300 cảnh sát, giám sát "100% thủ đô". Hệ thống này thường được sử dụng để theo dõi các tín đồ tôn giáo và những người bất đồng chính kiến.  
2) Xây dựng "Hệ thống Chấm điểm Xã hội"
Một chế độ mà không bức hại công dân của mình khi họ có các suy nghĩ độc lập thì người ta đã không gọi đó là chế độ độc tài. Trong cách nhìn của tác giả Orwell, nhiều công dân thường xuyên bị bức hại vì bị quy chụp là "những tội phạm về mặt tư tưởng". Nó rất giống cách bức hại mà ĐCSTQ đang sử dụng, thậm chí trong thỏa thuận người dùng (user agreement) của các công ty công nghệ lớn nhất [ở Trung Quốc] cũng cấm "suy nghĩ" và "phát biểu" nếu có dấu hiệu chống đối lại sự cai trị của ĐCSTQ.
Nhưng hiện nay, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tiến thêm một bước nữa khi sử dụng hệ thống chấm điểm xã hội. Chương trình này tập hợp tất cả các thông tin có sẵn của toàn bộ người dân Trung Quốc, sau đó họ sẽ chấm điểm xếp hạng cho từng công dân của mình. Từ cách chấm điểm xếp hạng này, nó sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến đời sống của một cá nhân khi mọi người sẽ nhìn vào đó nếu bạn đi xin việc, cho thuê nhà, hoặc cho vay tiền. Nó có chức năng như một công cụ tạo điều kiện tự kiểm duyệt.
Trong mắt bạn bè hoặc thành viên trong gia đình, hệ thống chấm điểm xã hội này cũng có thể làm giảm giá trị của một ai đó nếu như điểm số xã hội của người này thấp. Nó được dự kiến là sẽ tạo ra một môi trường để cho bạn bè và các thành viên trong gia đình cùng thực thi các chính sách của ĐCSTQ đối với nhau.
Trong một chương trình được phát vào tháng 5 năm 2015, Chris Chappell – người dẫn chương trình của kênh "Trung Quốc Không kiểm duyệt" (China Uncensored), đã miêu tả hệ thống này "tương tự ứng dụng Yelp, nhưng thay vì đánh giá nhà hàng, nó dùng để đánh giá người dân. Và ĐCSTQ sẽ đánh giá từng người một trong số 1,3 tỷ công dân của Trung Quốc".  
3) Cảnh sát ảo tuần tra giám sát Internet
Nếu bạn đang sống trong một môi trường không được tự do tư tưởng hay tự do ngôn luận, bạn vẫn có thể tìm thấy niềm an ủi trên Internet – nơi mà mọi người không cần phải liệt kê tên họ thật của mình. Nhưng ở Trung Quốc, trường hợp này thì hoàn toàn ngược lại.
Vào năm 2015, trong một phúc trình về tự do Internet khi đánh giá 65 quốc gia, tổ chức giám sát độc lập Freedom House đã công bố rằng, Trung Quốc bị xếp hạng chót thế giới về tự do Internet, thậm chí thấp hơn cả Cuba và Syria.
Lý do để bị xếp hạng chót thì có thể kết tội cho những đặc vụ của ĐCSTQ, những người thường xuyên theo dõi các cuộc thảo luận trực tuyến, lôi ra những cuộc họp mặt offline, và gửi báo cáo cho từng chính quyền địa phương để theo dõi những cư dân mạng . Và nó cũng sử dụng một mạng lưới khổng lồ khi thuê 500.000 dư luận viên trên Internet (là những bình luận viên giả mạo trên Internet được trả tiền), hay còn gọi là "đội quân 50 xu". Và những dư luận viên này được thuê để thúc đẩy và bảo vệ cho những hoạt động tuyên truyền trên Internet của ĐCSTQ được lan rộng trên toàn cầu.
Ở Trung Quốc, bạn có thể là một trong số những tội phạm Internet sẽ bị bắt giam vì tội "lan truyền những tin đồn" nằm ngoài những gì mà ĐCSTQ đã tường thuật liên quan đến tin tức thời sự, hoặc sẽ bị bắt vì tội chỉ trích nhà cầm quyền Trung Quốc, hoặc vì cái tội dám đưa ra những từ có thúc đẩy lật đổ nhà cầm quyền chẳng hạn như từ "dân chủ 
4) Cài thiết bị gián điệp trên xe hơi
Một trong những bất cập rất lớn khi sử dụng camera giám sát hoặc Internet để dọ thám công dân, là ngay sau khi người ta nhảy vào một chiếc xe hơi, thì rất khó để mà theo dõi họ.
ĐCSTQ đã tìm ra được một cách để hạn chế yếu điểm này. Thay vì phải cài phần mềm cảnh sát ảo giám sát trong xe taxi, họ bắt đầu thực hiện việc cài ổ đĩa chứa các ID điện tử để theo dõi các phương tiện.
Giai đoạn đầu tiên của chương trình này đang được thử nghiệm ở Thâm Quyến, nơi mà ĐCSTQ vừa ban hành 200.000 thẻ ID cho các tài xế bao gồm những người lái xe tải vận chuyển thương mại và xe buýt của trường học. Theo Reuters, nếu chương trình diễn ra theo đúng kế hoạch, thì ĐCSTQ sẽ mở rộng và áp dụng cho tất cả các xe tư nhân ở thành phố này.
Tất nhiên, trong quá khứ, ĐCSTQ đã từng sử dụng hệ thống tương tự như vậy. Vào năm 2011, chính quyền Trung Quốc đã công khai lắp đặt các thiết bị gián điệp trên tất cả những tấm biển số xe Trung Quốc – Hồng Kông. Thiết bị ghi âm này này có thể nghe trộm những cuộc trò chuyện và theo dõi các phương tiện. Nó được Cục Thanh tra và Kiểm định Thâm Quyến cài đặt với tên gọi "Thẻ Thanh tra và Kiểm định".  
5) Cài thiết bị gián điệp vào những tiện ích của điện thoại di động
Nó đang dần phổ biến hơn khi nhiều chính phủ ở khắp nơi trên thế giới dùng để dọ thám các cuộc gọi điện thoại. Nhưng một lần nữa, ĐCSTQ đã đánh bại các chính phủ khác khi sử dụng hệ thống gián điệp phức tạp của nó, được cài vào trong các thiết bị sau khi thực hiện các cuộc tấn công không gian mạng, hoặc cài đặt sẵn trước khi điện thoại được xuất xưởng.
Trong suốt những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông diễn ra vào năm 2014, rất nhiều máy tính, điện thoại di động, và máy tính bảng của người biểu tình đã bị tấn công. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhà cầm quyền Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào những nhà hoạt động dân chủ.
Michael Shaulov – Giám đốc điều hành của Lacoon Mobile Security – đã góp phần phát hiện ra các cuộc tấn công mạng nhắm vào dòng điện thoại thông minh. Và ông cho biết rằng, vụ tấn công này là do các hacker sành sỏi của chính phủ gây ra nhằm truy cập vào mọi phần dữ liệu của các thiết bị di động, bao gồm các hình ảnh, microphone, nhật ký điện thoại, và vị trí GPS. Ông nói: "Để sử dụng cho mục đích gián điệp, thì nó có thể là một công cụ rất hoàn hảo".
Ở Trung Quốc, các công ty bán điện thoại và các kinh kiện thiết bị điện tử khác cũng thiếp lập một hồ sơ theo dõi dài hạn số lượng bán hàng. Đồng thời, nhiều virus và các chương trình gián điệp đã được cài sẵn trên thiết bị, giúp cho dữ liệu người dùng có thể được chuyển tiếp trở lại Trung Quốc.  
6) Công nghệ phòng chống tội phạm
Thậm chí, nếu bạn cố gắng xoay sở để tránh bị quy chụp là "những tội phạm về mặt tư tưởng" của Trung Quốc, thì bạn vẫn nên nhìn lại xem đằng sau có ai đuổi theo không. Vì nhà cầm quyền Trung Quốc đang tìm cách để phát hiện ra bạn "trước khi phạm tội".
Theo trang Bloomberg, ĐCSTQ đã chỉ đạo một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất Trung Quốc, tập đoàn Điện tử Công nghệ Trung Quốc (China Electronics Technology Group) để xây dựng một phần mềm mới nhằm thu thập thông tin về công việc, sở thích của mọi người, thói quen mua sắm, và các hành vi khác của họ.
Trang Bloomberg nhấn mạnh, vụ xây dựng hệ thống mới trong việc "phòng chống tội phạm" của ĐCSTQ "là một vụ chưa từng có bởi vì nó vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư, và nó nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ những công ty và những nhà hoạt động ủng hộ quyền tự do dân sự".
ĐCSTQ đang bày ra ý tưởng này để xem đây như là một cách để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố. Nhưng chính quyền Trung Quốc thường khoác lên mình cái mặt nạ "chống khủng bố" cho chương trình gián điệp độc tài của nó. Chẳng hạn như, đối với dự thảo một đạo luật "chống khủng bố" vừa mới được ĐCSTQ ban hành, thì Triệu Uyên Minh, một chuyên gia pháp lý cấp cao của Trung Quốc, đã nói với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân vào tháng 2 năm 2015: "Tôi tin rằng một đạo luật chống khủng bố như thế là cố gắng một cách cố ý để làm mờ nhạt đi ranh giới giữa chống khủng bố và các tranh chấp chủng tộc hay những người bất đồng chính kiến".
http://vietdaikynguyen.com/v3/94568-6-chuong-trinh-tham-nguoi-dan-ban-se-chi-co-thay-o-trung-quoc/


Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen

 


 

 

6 Chinese Spy Programs That Are Worse Than 'Big Brother' in Orwell's '1984'

By Joshua Philipp, Epoch Times | March 13, 2016
A cartoon image of the "Beijing Internet Police" is seen on a computer screen in China, reminding Internet users they're being watched. The characters started appearing on computer screens every 30 minutes on 13 major Chinese web portals in September 2007. (STR/AFP/Getty Images)
A cartoon image of the "Beijing Internet Police" is seen on a computer screen in China, reminding Internet users they're being watched. The characters started appearing on computer screens every 30 minutes on 13 major Chinese web portals in September 2007. (STR/AFP/Getty Images)
In his 1949 book, "1984," George Orwell warned of a dystopian future where the authoritarian "Big Brother" regime monitors its citizens through television-like "telescreens," and has created elaborate systems for social control.
Today, the Chinese Communist Party (CCP) has far surpassed the oppressive regime in Orwell's vision, and here are six spy programs they've used to do it.  
1) "Big Intelligence"
The Chinese regime is spying on every one of its citizens, including top leaders of the CCP. It does this through a program called "Big Intelligence," which is operated by its Ministry of Public Security.
The program was revealed in 2014, and had already been running for close to 10 years. The former chief of the Chongqing Public Security Bureau told Sound of Hope Radio that using "Big Intelligence," the CCP can review all 1.3 billion Chinese people in 12 minutes, every person on China's wanted list in 4 minutes, and every driver's license in China in 3.5 minutes.
"Big Intelligence" is a dragnet surveillance program that puts Orwell's fictional "telescreens" to shame. It gathers information from surveillance cameras located everywhere from taxis, to street corners, to shops, and uses this information to track people down. Sound of Hope Radio noted the CCP had been installing hundreds of thousands of surveillance cameras in every city. In 2014, the system had more than 50,000 surveillance cameras in Chongqing alone.
Police in Beijing announced in October 2015 their network of surveillance cameras were manned by more than 4,300 officers who monitor "100 percent of the capital." The systems are commonly used to track religious believers and political dissidents.  2) The "Social Credit System"
What's an authoritarian regime, if it doesn't persecute people for independent thought? In Orwell's vision, citizens are persecuted for "thought crimes." It's the same way under the CCP, where even user agreements for most major tech companies forbid "thought" and "speech" if it challenges the CCP's rule.
But the Chinese regime takes it a few steps further with its Social Credit System. This program gathers all available information on every Chinese citizen, then uses it to assign each person a rating. Since this rating can affect a person's ability to get a job, take a loan, or buy a house, it functions as a tool that facilitates self-censorship.
Since the Social Credit System also can lower someone's rating if they have a friend or family member with a low rating, it creates an environment where friends and family members are expected to enforce the CCP's policies on each other.
Chris Chappell, host of China Uncensored, described the program in May 2015, as "kind of like Yelp, only, instead of customers going to a restaurant and giving it a score, it's the Communist Party, giving a score, to every one of the 1.3 billion people living in China." 
3) Internet Police
If you're living in an environment without free thought or free speech, you can still usually find solace on the Internet—which grants some level of anonymity. That's not the case in China.
In an assessment on Internet freedom in 65 countries around the world conducted by independent watchdog organization Freedom House in 2015 China ranked dead last—lower than even Cuba and Syria.
Part of this low score can be attributed to the CCP's agents who monitor online discussions, pull content offline, and report netizens to the proper authorities. And it also employs a massive network of an estimated 500,000 Internet trolls, known as the "50-cent army," employed to promote and defend the CCP's online propaganda globally.
Among the many Internet crimes that can get you arrested in China are "spreading rumors" that fall outside the CCP's narrative on news stories, criticizing the Chinese regime, and promoting subversive concepts like "democracy." 
4) Car Spying
One of the big flaws with using surveillance cameras and the Internet to spy on citizens, is that as soon as they jump into a car, they're much harder to track.
The CCP has found a way around this. In addition to police surveillance cameras installed in taxis, they've started requiring drives to carry electronic IDs that track the vehicles.
The first stage of the program is being tested in Shenzhen, where the CCP recently issued 200,000 of the ID cards to drivers of vehicles including commercial transport trucks and school buses. According to Reuters, if the program goes according to plan, the CCP will expand it for all private cars in the city.
Of course, the CCP has used similar systems in the past. In 2011, it was revealed that Chinese authorities were installing spy devices on all dual-plate Chinese-Hong Kong vehicles. The spy devices could listen to conversations and track the vehicles and were being hidden in "inspection and quarantine cards" from the Shenzhen Inspection and Quarantine Bureau. 
5) Spying on Gadgets
It's becoming more common for governments everywhere to spy on phone calls, but the CCP again has them beat with its elaborate spy systems either installed on devices with cyberattacks, or pre-installed at the factory level.
During the 2014 pro-democracy protests in Hong Kong, many of the protesters had their computers, cellphones, and tablets hacked in what researchers found were elaborate Chinese cyberattacks targeting democracy activists.
Michael Shaulov, CEO of Lacoon Mobile Security, helped uncover the cyberattacks aimed at smartphones, and he said the breach could give a government actor access to every part of the phones—including the camera, microphone, internal history, and GPS location. He said, "For the purpose of spying it's probably the perfect tool."
Chinese companies also have a long track record of selling phones and other devices with viruses and spy programs already installed on them, which relay user data back to China. 
6) Pre-Crime
Even if you do manage to avoid "thought crimes" in China, you may still have to look over your shoulder. The Chinese regime is now looking for ways to detect "pre-crime."
According to Bloomberg, the CCP directed one of its largest state-run defense contractors, China Electronics Technology Group, to build new software that collects information on people's jobs, hobbies, buying habits, and other behavior.
The CCP's new "pre-crime" detection system, Bloomberg notes, "is unprecedented because there are no safeguards from privacy protection laws and minimal push-back from civil liberty advocates and companies."
The CCP is pitching the idea as a way to prevent terrorist attacks, but the Chinese regime often masks its authoritarian spy programs as systems to search for terrorists. With the CCP's new "anti-terror" law, for example, Zhao Yuanming, a senior Chinese legal expert, told NTD Television in February 2015, "I believe such anti-terrorism law is intentionally trying to blur the line between anti-terrorism and ethnic disputes or people with different political views."
http://www.theepochtimes.com/n3/1989085-6-chinese-spy-programs-that-are-worse-than-big-brother-in-orwells-1984/