Monday, March 28, 2016

VĂN HOÁ TRUNG HOA : ĐẠO VÀ THUẬT

Mạn đàm văn hóa Trung Hoa: Đạo và thuật

Tác giả: Chính Dương, chanhkien.org
24 Tháng Ba , 2016
Ảnh Pixabay
Ảnh Pixabay
Một người bạn của tôi nói rằng tôi là một người cố chấp bảo thủ bởi tôi đặt trọng tâm cuộc sống của mình vào văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng nó không có nghĩa là tôi không thể hiểu và thưởng thức các nền văn hóa khác.
Mỗi một nền văn hóa có điểm tốt và giá trị riêng của mình. Nhưng sự sùng bái của tôi đối với văn hóa Trung Quốc thật sự là do nội hàm bác đại tinh thâm và hàm nghĩa sâu sắc phong phú của nó. Nói theo truyền thống, văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh vào nội hàm mà không coi trọng bề ngoài. Cổ nhân và hiền triết trong quá khứ khi lý giải sự việc đều đạt đến trình độ hiểu biết triệt để và thấu đáo. Họ thật sự có thể nắm chắc căn bản của sự vật.
Xuyên suốt lịch sử văn hóa truyền thống Trung Quốc chính là một chữ "Đạo". Toàn bộ các tầng diện văn hóa đều được phát triển, diễn dịch xung quanh chữ "Đạo" này. Trên là trị quốc an dân, dưới là cưới hỏi, ma chay, phong tục tập quán, đều thể hiện sự tôn trọng của con người đối với "Đạo". Ví dụ, có câu nói "Phụ đạo nhân gia" (Đạo của người phụ nữ là vun vén cho gia đình), tuy chỉ là một cách nói, nhưng rõ ràng thể hiện tư tưởng "Đạo" – làm nữ nhân cũng có nữ nhân "Đạo". Tại cốt lõi của văn hóa Trung Quốc, Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều biểu thị khái niệm về "Đạo". Đạo Đức Kinh của Lão Tử, một tuyệt tác văn thư đã bàn đi bàn lại về khái niệm "Đạo". Khổng Tử cũng như vậy, tỏ rõ minh bạch ý chí và phẩm hạnh của mình: "Chí vu Đạo, cư vu đức, y vu nhân, du vu nghệ." (Chí ta ở trong Đạo, lấy đức làm gốc, dựa vào lòng nhân, làm theo khả năng). Hiển nhiên, Đạo là cốt lõi của sự tu dưỡng trong Khổng giáo. Pháp trong Phật giáo cũng tương tự như Đạo. Thêm vào đó, những cao tăng gọi đó là "đắc Đạo" hay "các cao tăng đắc Đạo". Người xưa tin rằng Đạo khống chế sinh hóa vận hành của hết thảy vạn vật. Vì vậy, con người muốn làm được việc, nhất định phải tuân theo Đạo Trời.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng bao hàm khái niệm "thuật", điều được xem là có liên quan đến những thứ như là "phương thuật", "thuật số" và "kỹ thuật". Nó thật sự giống như "khoa học tự nhiên" trong thế giới hiện đại. Ở Trung Quốc cổ đại, khoa học và công nghệ rất tiên tiến. Trung Quốc từng rất tiên tiến và đi trước thời đại. Bốn phát minh lớn là các ví dụ điển hình và chắc chắn là còn có nhiều hơn thế. Trung Quốc từng có kiến thức chuyên môn rộng lớn trong các ngành y dược, nông học, thiên văn học, xây dựng và thủ công nghiệp, bao gồm làm gốm, dệt, in, sản xuất đồ thủ công và chế biến thực phẩm, cùng với văn học, nghệ thuật, giáo dục, lý luận chính trị và cả chiến lược quân sự. Từ hàng ngàn năm trước, Trung Quốc đã có những trình bày sâu sắc về thuyết quân sự và thuyết bày trận. Cuốn "Binh Pháp Tôn Tử" đã giải thích khá toàn diện về kỹ thuật quân sự. Nó vẫn còn được nhắc đến ngày nay, hàng ngàn năm sau khi được viết ra. Như chúng ta biết, trong thời Tam Quốc, Khổng Minh sử dụng trận pháp "Bát quái trận đồ" trong các trận chiến, cho thấy chiến trận đã rất có hệ thống vào thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự phát triển của "thuật" không phải là điều thật sự xuất sắc. Điều xuất sắc thật sự là trí tuệ của văn hóa Trung Quốc không chỉ thể hiện ở việc một điều gì đó tồn tại, mà còn vì sao nó tồn tại. Trên thực tế nó "nhấn mạnh vào Đạo hơn là thuật". Văn hóa chính thống Trung Quốc luôn coi nhẹ "thuật" nhưng kính trọng Đạo và những người có đức. Kỹ năng và kỹ thuật thường bị xem thường là "tiểu năng tiểu thuật". Lão Tử khuyên mọi người "loại bỏ kỹ xảo và từ bỏ lợi ích". Kỳ thi tuyển chọn nhân tài của nhà vua chỉ kiểm tra thơ văn và lý thuyết chính trị. Điều mà họ cần là những người có hiểu biết thông suốt về Nho học, có kiến thức rộng lớn về văn chương cổ, lẫn hiện đại và có phẩm chất đạo đức xuất sắc. Ví dụ, những nhà phát minh sáng tạo ra tứ đại phát minh không phải là những người nổi tiếng hay những quan chức quan trọng. Mặt khác, nhiều người nổi tiếng trong thế giới hiện đại lại nổi danh về tài nghệ trong lĩnh vực của mình, như là minh tinh điện ảnh và vận động viên. Tôi không nói rằng sự phát triển "thuật" nên bị bỏ mặc hoàn toàn. Điều tôi muốn nói là chúng được xem nhẹ hơn trong Đạo học.
Tại sao "thuật" lại bị xem nhẹ? "Vật có trước có sau. Việc có thủy có chung. Biết được nhân quả, tức là gần với Đạo" (sách Đại Học), một câu nói này đã tiết lộ huyền cơ. Nói cách khác, muốn hiểu rõ Đạo phải nhận thức được rõ cái gì là căn bản của sự vật, cái gì là khởi nguyên của sự vật; cái gì là nguyên nhân, nguyên nhân đưa đến kết quả. Đạo là "không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót" (Chuyển Pháp Luân). Nó là quy luật căn bản, so với những thứ như "thuật" vốn bị giới hạn trong những quy luật vật lý thiển cận. Nói một cách chặt chẽ, "thuật" cũng là biểu hiện của "Đạo" ở một lĩnh vực cụ thể và là một phần nhỏ của "Đạo". Tuy nhiên, chúng chỉ tương ứng với các quy luật mà chúng ta nói đến trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, "Đạo" là căn bản còn "thuật" là tiểu tiết. Đạo là linh hồn còn thuật là thể xác. Hiểu điểm này, sẽ thấy nếu muốn từ căn bản giải quyết được đủ loại vấn đề của nhân loại, thì nhất định phải bắt đầu từ tầng diện đạo đức. Nếu không thì chỉ như dùng thuốc để giảm đau tạm thời, như chỉ bỏ được cái ngọn mà không biết được gốc rễ của vấn đề. Đạo lý này vô cùng trọng yếu. Cổ nhân Trung Quốc đối với điều này có lý giải rất sâu sắc, có thể nói là tinh túy văn hóa của Trung Hoa.  
Đối với nhận thức về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, trí tuệ của Trung Quốc cổ đại đã đạt đến trình độ phi thường thâm thúy, chẳng những nắm vững lý luận, mà còn có thể tùy ý vận dụng linh hoạt. Ví dụ, người Trung Quốc hay nói, "tam tài" – Thiên, Địa, Nhân, chính là khái quát các yếu tố căn bản làm nên sự nghiệp ở nhân gian. Nắm chắc ba yếu tố này, thì coi như nắm chắc phần thắng, mọi chuyện có thể thành công. Lấy Binh Pháp Tôn Tử làm ví dụ. Tôn Tử nói: "Binh giả, là đại sự của quốc gia, là nguyên nhân của sinh tử, là Đạo của tồn vong, không thể không biết. Thường cố hiểu năm điều, dùng chiến lược suy xét, áp dụng cho từng tình huống, năm điều gồm có: một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là [binh] Pháp". Từ đó có thể thấy, Đạo là vị trí thứ nhất, kỹ pháp bị xếp hạng phía sau. Mà "Thiên, Địa, Nhân" cũng được cân nhắc theo thứ tự. Mặc dù người hiện đại cũng nghiên cứu Binh Pháp Tôn Tử, nhưng chỉ biết học các mưu kế và kỹ thuật chiến lược. Họ bỏ qua Đạo, thứ trên thực tế là điều căn bản nhất và tinh hoa thâm thúy của cuốn sách. Xã hội hiện tại chỉ cố gắng giải quyết vấn đề trên bề mặt mà không động chạm đến mâu thuẫn chính.
Ngày nay, con người đã xa rời Đạo. Nhiều người mê đắm vào những kỹ năng sơ cấp, vốn chỉ là tiểu thuật. Kẻ điều hành đất nước không nỗ lực quản lý đạo đức của nhân dân, mà trái lại, họ cứ nói về những tiểu tiết như "kinh tế là trên hết", "sự ổn định đặt lên trên mọi thứ" và những thứ tương tự. Làm thế nào mà một quốc gia có thể thịnh vượng và ổn định khi mọi người đều mong muốn thành công nhanh chóng vì lợi ích tức thời, với những quan chức tham nhũng đến tận gốc, không có công lý, nhân tính và niềm tin? "Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc vững thì đạo đức sinh". Khoa học và kỹ thuật hiện đại không bao giờ có thể giải quyết các vấn đề cơ bản của con người. Trên thế gian người nào muốn hạnh phúc thì ắt phải tu đức!

http://vietdaikynguyen.com/v3/95614-man-dam-van-hoa-trung-hoa-dao-va-thuat/


Daniel Doan* Paula Le*Kimmy Nguyen


 


Chatting about Chinese Culture: Tao and Techniques

Zheng Yang
PureInsight | March 31, 2003
[PureInsight.org] One of my friends said I was a chauvinist because I center my life on traditional Chinese culture. I did not deny it. This doesn't mean that I cannot understand and appreciate other cultures. Every culture has its strengths and values. But my esteem for Chinese culture is actually built up because of its extensiveness and profoundness, its deep connotations and rich inner meanings. Traditionally speaking, the Chinese culture emphasizes the soul, despising the external body. Chinese ancients and sages of the past had all reached the thoroughness and essence of things. They had actually grasped the basis.
What has permeated throughout traditional Chinese culture is "Tao." Every strata of Chinese culture developed around the "Tao." Whether it was running the country or holding a wedding, funeral, marriage, or any aspect of daily life, they all signified peoples' respect for the "Tao." For instance, a common Chinese expression to describe women is "the people who follow the female Tao." Although it is just an expression, it obviously discloses the thought of the "Tao" that women also have their own "Tao." At the core of Chinese culture, Confucianism, Buddhism and Taoism manifest the idea of "Tao." Lao Zi's "Dao De Jing," a magnificent piece of writing, discussed over and over again what "Tao" is about. Confucius also expounded on his own inspirations and conduct: "My will is on Tao. It is based on De, relying on benevolence and maneuvering with craftsmanship". It is obvious that Tao is the core of the cultivation of Confucianism. The Fa of the Buddha school is similar to the Tao. In addition, the distinguished monks called it "obtaining the Tao" or "distinguished monks with Tao." The ancients believed that the Tao controls the operation of the human body. Therefore, people who want to achieve their goals must comply with the Tao of the Heavens.
Traditional Chinese culture also contains the concept of "skills," which are referred to something like "the skills of alchemy," "the skills of mathematics" and "technology." It is actually like "natural sciences" in modern society. In ancient China, science and technology were very advanced. China was advanced and ahead of its time. The famous four big inventions were very good examples. Certainly there were more than that. China had great expertise in medicine, agronomy, astronomy, building, and handicrafts, including ceramics, spinning and weaving, printing, craft manufacturing and food preparation, as well as literature, art, education, government and even military strategy. Thousands of years ago, China had a very good understanding of military theory and theory of operation. The book "The Art of War" by Sun Zi, gave a comprehensive explanation of military techniques. It is still referred to today, thousands of years after it was written. As we know, during the Three Kingdoms period, Kong Ming used tactical deployment (the one of Eight Diagrams) in battles. This shows that wars were very methodical at that time. However, the development of "skills" isn't what is truly brilliant. What is truly brilliant is that the wisdom of Chinese culture doesn't only show how something exists, but also why it exists. Actually it "emphasized Tao more than skills." Orthodox Chinese culture always despises "skills" and respects the Tao School and people with de (virtue). Skills and techniques were often referred to with contempt as "strange techniques and obscene skills." Lao Zi suggested people to "remove skills and abandon their advantage." The imperial examination for selecting the talented only tested poems and political theory. What they needed were those who had a thorough understanding of the Confucian classics, possessed a wide knowledge of the ancient and modern writings, and had excellent moral character. For instance, the inventors of the four big inventions in Chinese history were not well-known figures or important officials. On the other hand, many well-known people in modern society are famous because of their talents in their respective professions, such as movie stars and athletes. I am not saying that the development of "skills" should be completely neglected. What I mean is that they are taken more lightly in the Tao School.
Why should skills be taken lightly? "Things have ins and outs. Matters have the causes and results. If we find out why that is, we are then close to Tao" (The Great Learning). This sentence lays bare to the Taoism. In other words, the key to understanding the Tao is to understand what the essence of conflicts and substances are, and what trifles are. To understand conflicts, the root of the matter must be understood. ""Tao"" "encompasses everything and leaves out nothing" (Zhuan Falun). It is the most basic law of our world, compared to things like "skills," which are limited and narrow physical rules. Strictly speaking, "skills" are also the manifestation of the "Tao" in this specific area, and are a part of the "Tao." However, they only correspond to rules that we refer to in our every day lives. Therefore, Tao is fundamental and skills are trifles. Tao is of the spirit and skills are of the body. With this principle, we are able to solve problems from their roots, and come to a kind resolution; this has to come from one's moral character. If this method isn't used, it would be just like using a drug for temporary relief, or like ending a conflict on a surface level without addressing the underlying issue. The truth is extremely important. My Chinese ancestors had a deep understanding of this matter. It was once considered to be the essence of Chinese culture. Ancient Chinese cultural wisdom has already achieved an extremely profound degree of understanding the theories of humanity, life and the universe. For instance, Chinese ancients often said, "the three domains" - the heavens, the earth, and man, which summarizes the basic factors for what had been done in the human world. If the three domains were understood, all things would turn good and be sure to win. Take The Art of War, by Sun Zi, for example. Sun Zi said, "War is important to the country and can drive life to death. It is the factor of existence and elimination. So one must conduct research on it. We should consider it with five matters, measure it with strategic understanding, and fully appreciate the situation. They are the Tao at first, then the heavens, then the earth, then the generals and then the skills." That is to say that the Tao is first and foremost and that skills are secondary. The factors of the heavens, the earth and man are considered one by one in turn. Although modern people study The Art of War by Sun Zi, they focus on its schemes and strategic techniques. They neglect the Tao which is actually the most basic and essential characteristic of the book. Modern society only tries to solve problems on the surface without addressing the main conflict.
Nowadays, people have moved far away from the Tao. Many people are infatuated with elementary skills, which are only petty tricks. The one running the country does not strive to manage people's morals. On the contrary, it keeps on talking about some trifles like "Economics first" and "Stability crushes all" and the like. How can a country be prosperous and stable while everybody there is eager for quick success and immediate gain, with officials who are rotten to the core, without justice, humanity or faith? "Gentlemen conduct the basis and the Tao is created when the basis is built up". Modern science and technology can never solve people's fundamental problems. People who want to be happy must cultivate virtue in the world!
http://www.pureinsight.org/node/1539