Wednesday, April 13, 2016

HỘI NGHỊ G7 ĐỐI VỚI NGA VÀ TRUNG QUỐC

1. KÊU GỌI MOSKVA TUÂN THỦ CÁC THOẢ THUẬN MINSK
12 Tháng Tư 2016 bởi Tùng Lan
g7-0441

     Những người đứng đầu ngành ngoại giao các nước G7 đã thảo luận tình hình ở Ukraina và kêu gọi Moskva tích cực tham gia vào quá trình đàm phán hòa bình, tác động tới chiến binh của họ ở Donbass.

Các bộ trưởng ngoại giao của 7 nước hôm thứ hai, ngày 11 tháng 4 kêu gọi Nga sử dụng những nỗ lực lớn hơn để điều tiết xung đột ở Ukraina.
Kerry puts his arm around Kishida after they and fellow G7 foreign ministers laid wreaths at the cenotaph at Hiroshima Peace Memorial Park and Museum in Hiroshima, Japan
Ngoại trưởng Kerry và đại diện các nước G7 đặt vòng hoa tưởng niện nạn nhân Hirosima
Tại cuộc gặp gỡ G7 ở tp Hirosima Nhật Bản các nhà ngoại giao kêu gọi Moskva gây ảnh hưởng tới chiến binh của họ ở miền đông Ukraina và nhấn mạnh mối liên hệ trực tiếp giữa việc hủy bỏ chế tài đối với Nga với việc tuân thủ các thỏa thuận đạt được ở Minsk, hãng tin Đức DW đưa tin.
Theo bản thông cáo, việc thôn tính bán đảo Crimea bởi nước Nga được các nước G7 xem như là vi phạm luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi kỳ vọng rằng nước Nga sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình", – trong văn bản Thông cáo nói. Nguồn: TTX Unian
 
2. G7 PHỚT LỜ ÔNG VƯƠNG NGHỊ
 12 Tháng Tư 2016 bởi Lê Hùng
Kerry puts his arm around Kishida after they and fellow G7 foreign ministers laid wreaths at the cenotaph at Hiroshima Peace Memorial Park and Museum in Hiroshima, Japan

Tình hình Biển Đông leo thang như thế nào cả thế giới đều rõ, bắt đầu là chính Trung Quốc "chủ đầu tư" của việc bồi đắp, xây dựng, lập căn cứ quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa…
"Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao của G7 không nên thổi phồng vấn đề Biển Đông" – Bộ trưởng ngoại giao Trung quốc Vương Nghị phát biểu hôm 9-4 trong cuộc họp với người đồng cấp Anh Philip Hammond ở Bắc Kinh và kêu gọi Anh cần có một lập trường "công bằng và khách quan" về vấn đề này.
Những gì ông Vương Nghị lo lắng đến mức phải vận động như thế cuối cùng cũng đã xảy ra. Hôm qua, các ngoại trưởng G7 đã đạt được sự đoàn kết khi ra Tuyên bố Hiroshima đề cập đến tình hình trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải.
Năm ngoái (ngày 15-4), cũng hội nghị này tại Lübeck (Đức), các bộ trưởng ngoại giao từng ra hẳn một tuyên cáo về an ninh hàng hải rồi, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Gần một năm sau, tình hình Biển Đông leo thang như thế nào cả thế giới đều rõ, bắt đầu là chính Trung Quốc "chủ đầu tư" của việc bồi đắp, xây dựng, lập căn cứ quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa, nên một tuyên cáo mới nữa của G7, cụ thể hơn nữa, là điều có thể nhìn thấy được.
Đến đây, có thể đặt ra câu hỏi: ngoài việc "vận động" như ông Vương Nghị đã làm nêu trên, liệu có cách nào khác để G7 hay bất cứ một nước/nhóm nước nào khác không phải đề cập đến vấn đề Biển Đông hoặc nêu tính đe dọa của Trung Quốc ở đấy hay không? Có một cách và duy nhất một cách, đó là: làm sao đừng tạo cớ cho thiên hạ sợ hãi, lo lắng trên Biển Đông mà "la làng"!
Việc sợ nhóm các nước mạnh đoàn kết với nhau đã khiến Bắc Kinh tìm cách "dìm hàng" cuộc gặp này!
Báo China Daily lý giải việc Nhật Bản chọn thành phố Hiroshima làm nơi tổ chức hội nghị như sau: "Chính phủ Nhật đã chọn Hiroshima làm địa điểm họp là có tính biểu tượng… Người dân và Chính phủ Trung Quốc cảm thấy rằng Nhật Bản đang sử dụng câu chuyện éo le của một nạn nhân bị tấn công hạt nhân để làm cho thế giới quên những nỗi kinh hoàng mà Nhật Bản đã gây ra nơi các nước khác".
Về cảm nhận mà China Daily vừa nêu trên, có hai sự kiện khách quan hóa giải:
(1) Nhật có sử dụng chiêu bài "nạn nhân bom hạt nhân" hay không? Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Hiroshima từ sau thế chiến, đã không xin lỗi việc Mỹ đã thả bom nguyên tử; điều đó cho thấy Nhật không diễn tuồng "nạn nhân bom hạt nhân".
Việc các bộ trưởng ngoại giao G7 cùng đến thăm công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, cùng việc Nhật từ bấy lâu nay đang núp bóng "cái ô hạt nhân" do Mỹ cung cấp là những bằng chứng cho thấy bấy lâu nay nguy cơ hạt nhân là từ đâu, nếu không phải là ngay sát bên, ngay bên kia biển Nhật Bản chứ không đâu xa!
(2) Nhật có bị các nước ghét vì những nỗi kinh hoàng đã gây ra? Cứ nhìn vào việc Philippines, một trong những nước "nếm mùi" Nhật nặng nề trong Thế chiến thứ hai, vừa siết chặt hợp tác quân sự với Nhật. Sự kiện mới nhất là việc các bộ trưởng ngoại giao Nhật và Canada vừa ký kết, hôm 9-4, hiệp định tham khảo 2+2 bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng, như kiểu Mỹ và Nhật đã làm, cho thấy đâu là mối nguy cơ đe dọa quân sự hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương! Tất nhiên, không phải là Nhật hay Canada hay Mỹ…!
Thành ra, việc ông Vương Nghị "vận động" G7 không được "làm căng" vụ Biển Đông cũng bằng thừa khi chưa chấm dứt tạo nên những nguyên nhân buộc các nước phải cùng nhau "thủ thế" và "la làng"!
Trong Tuyên bố Hiroshima về vấn đề an ninh hàng hải, các ngoại trưởng G7 nhấn mạnh an toàn và tự do hàng hải là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới.
Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), đồng thời kêu gọi các quốc gia tuân thủ các phán quyết của tòa án quốc tế về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Tuyên bố cam kết G7 sẽ nỗ lực để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không tại các vùng biển cũng như đảm bảo các hoạt động hợp pháp trên biển được quốc tế công nhận như đi qua vô hại, quá cảnh và sử dụng các lộ trình hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các ngoại trưởng bày tỏ quan ngại về tình hình trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, đồng thời phản đối các hành động đơn phương mang tính khiêu khích hoặc gây sức ép nhằm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng.
Tuyên bố kêu gọi các nước kiềm chế các hành động bồi đắp trái phép quy mô lớn và xây dựng các cơ sở cũng như sử dụng các cơ sở này phục vụ mục đích quân sự.
Tuyên bố kêu gọi các bên liên quan thực thi đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm tiến hành việc thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả.
Theo Tuổi trẻ