Wednesday, April 6, 2016

VẺ ĐẸP HOÀN MỸ /UNIVERSAL BEAUTY ( SONGỮ)

Fr: Loan Nguyen

Như thế nào là vẻ đẹp hoàn mỹ?

David Robson
BBC- 22 tháng 12 2015
                    
Việc hoa hậu Colombia được tuyên bố thắng giải Hoa hậu Hoàn vũ 2015 nhưng nhanh chóng bị gỡ vương miện chuyển sang cho hoa hậu Philippines gây tranh cãi ồn ào về việc ai là người xứng đáng đăng quang Image Reuters

Nữ diễn viên hài ngoại cỡ Dawn French có lẽ không cho mình là một biểu tượng gợi cảm nhưng có khi nào chỉ là cô đã sinh ra không gặp thời?
"Nếu tôi ra đời lúc họa sỹ Rubens còn vẽ thì đã được tôn thờ như một hình mẫu đáng mơ ước rồi," cô từng mỉa mai. "Kate Moss ư? Cô ta chỉ là cây cọ vẽ thôi."
French có lẽ chỉ nói đùa cho vui, nhưng điều mà cô đặt ra là một vấn đề lớn.
Có phải quan điểm về cái đẹp của con người đã thay đổi theo thời gian? Hay là có một số nét được nhìn nhận đại trà qua các thời kỳ và trong các nền văn hóa khác nhau là nét đẹp chung của con người?
Đặc điểm sinh học
Có một số lý do về mặt tiến hóa giải thích cho quan điểm theo đó nói rằng cái đẹp có thể vượt thời gian.
Một số đặc điểm sinh học có thể là dấu hiệu của sự khỏe mạnh, sung mãn và mắn đẻ – những yếu tố làm thành một người bạn giao phối tốt – và chúng ta có thể xem những đặc điểm này là quyến rũ về mặt thể xác.
Tuy nhiên khi các nhà sinh học và các nhà tâm lý học càng tìm hiểu sâu thì họ càng khó xác định một cơ sở của cái đẹp thuần về mặt sinh học.
Hãy xem quan điểm được thừa nhận rộng rãi rằng con người chúng ta thích nét cân đối, hài hòa.
Cách giải thích khoa học nghe có vẻ hợp lý: bệnh tật và sự căng thẳng thời thơ ấu có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, tạo ra một sự 'không ổn định' khiến cho một bên phát triển hơi khác một chút so với bên kia.
Image Getty Liệu có phải những người có khuôn mặt cân đối luôn được coi là đẹp không?
Một gương mặt hơi lệch do đó có thể được xem là một dấu hiệu của sự thiếu khỏe mạnh và khiến cho người sở hữu gương mặt đó không thật sự quyến rũ để được chọn làm người phối ngẫu.
Vấn đề là nhiều thử nghiệm trước đây chỉ yêu cầu một nhóm nhỏ đối tượng đánh giá các gương mặt khác nhau – điều này khiến những kết quả kỳ lạ dễ xảy ra.
Khi Stefan Van Dongen tại Đại học Antwerp tổng kết các kết quả trong các thử nghiệm có nhiều người tham gia, ông nhận thấy rằng nếu chúng ta nghiên cứu với số lượng người tham gia đủ mức thì sẽ không còn dẫn đến những kết quả kỳ quặc nữa.
Thật ra, sự cân đối trên gương mặt không cho biết nhiều về sức khỏe của người đó.
Mặc dù các khảo sát trước đây đã tìm ra một số bằng chứng về vấn đề này, một nghiên cứu hồi năm 2014 đã dùng máy quét ba chiều để chụp khuôn mặt của gần 5.000 thiếu niên và hỏi họ về tiền sử sức khỏe của từng người.
Kết quả là những người có khuôn mặt cân đối nhất không hề khỏe mạnh hơn những người khác. 
Khác biệt trong cách nhìn nhận
Các nhà sinh học cũng đưa ra giả thiết rằng chúng ta thích những gương mặt thể hiện nét 'nam tính' hay 'nữ tính': chẳng hạn như chiếc cằm rộng của Jon Hamm đối với nam, nét mảnh mai của Miranda Kerr đối với nữ.
Một lần nữa, cơ sở giải thích cho điều này cũng hợp lý: cấu trúc xương phản ánh mức độ hormone sinh sản trong máu do đó nó có thể cho biết một người phụ nữ có mắn đẻ hay không, hay một người đàn ông có mạnh mẽ hay không. Đây là những yếu tố quan trọng khi chọn một người bạn tình.
ImageGetty Càng phân tích kỹ khuôn mặt, ta càng khó định nghĩa thế nào là đẹp
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành trên các cộng đồng xã hội phương Tây.
Khi Isabel Scott tại Đại học Brunel và các đồng sự quyết định mở rộng phạm vi nghiên cứu sang cả các cộng đồng ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Nga, họ nhận thấy có sự khác biệt trong quan điểm về cái đẹp.
Thật ra, chỉ ở những vùng đô thị hóa cao nhất họ mới thấy đàn ông có gương mặt nam tính và phụ nữ có gương mặt nữ tính có sức cuốn hút mạnh mẽ, còn ở những cộng đồng nhỏ, xa xôi, nhiều phụ nữ lại thích đàn ông có nét mặt thanh tú như phụ nữ hơn.
Điều này cũng đúng đối với ngoại hình cơ thể.
Ở phương Tây, mọi người thích phụ nữ có chân dài và đàn ông đừng quá cao lêu nghêu.
Tuy nhiên, xã hội du mục Himba ở Namibia lại có cặp mắt thẩm mỹ hoàn toàn trái ngược.
Ngay cả quan điểm về cái đẹp của phương Tây cũng thay đổi theo thời gian.
Bức tranh Thần Vệ nữ của danh họa Ý thời Phục hưng Botticelli – một thời được xem là hình mẫu lý tưởng cho cái đẹp ở phương Tây – có đôi chân ngắn so với toàn bộ cơ thể nhất là nếu so với hình dáng các người mẫu được yêu thích hiện nay.
Dáng người đồng hồ cát ở nữ và vai rộng hình chữ V kéo nhỏ lại ở phần eo ở nam được ưa chuộng ở hầu hết các nước, thế nhưng mức độ ưa chuộng tới đâu, như thế nào là lý tưởng, lại tùy thuộc vào từng xã hội.
Image  Getty Không phải nền văn hóa nào cũng tán thưởng vẻ đẹp của đôi vai rộng ở người đàn ông
Căn cứ vào hoàn cảnh
Có lẽ sự lựa chọn bạn tình ở con người cần phải linh hoạt để họ có thể chọn được đối tượng phù hợp nhất căn cứ vào hoàn cảnh của họ.
"Chẳng hạn như trong các nền văn hóa mà nạn đói là một nguy cơ thực sư, người ta thích bạn tình nặng cân hơn bởi vì những người này có sức đề kháng mạnh nhất khi thực phẩm thiếu hụt," Anthony Little từ Đại học Stirling nói.
Tương tự, những ai đối mặt với nguy cơ bệnh tật cao nhiều khả năng hơn sẽ thích những người mang dấu hiệu cho thấy có sức khỏe tốt.
Khi cân nhắc tới yếu tố mạnh mẽ, thống trị thì phụ nữ sẽ nhiều khả năng chọn những người đàn ông có cằm vuông và mức độ testosterone cao.
"Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nếu người phụ nữ chứng kiến đàn ông đánh nhau thì họ sẽ có khuynh hướng thích những người đàn ông có gương mặt nam tính," ông nói. 
Hiệu ứng bầy đàn
Do đó, quan niệm về cái đẹp của chúng ta có thể không khác nhau ở các thời kỳ khác nhau mà là kết quả trực tiếp của hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra, ta cũng cần tính đến hiệu ứng bầy đàn: các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn nghe hay thấy ai đó thích một kiểu người nào đó thì bạn cũng có xu hướng say mê kiểu người tương tự.
Bằng cách này, thị hiếu đối với cái đẹp có thể lan rộng ra trong một cộng đồng và từ đó định ra những chuẩn mực được xem là đẹp.
Hãy xem xét thí nghiệm mới đây của Trường Kinh doanh Johns Hopkins Carey ở Baltimore.
Image Getty  Phẫu thuật thẩm mỹ cho phép chúng ta tiền gần hơn tới việc có được dáng vẻ hoànn hảo - nhưng như thế nào là hoàn hảo?
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một trang web làm quen cho phép người dùng đánh giá những khuôn mặt bất kỳ.
Sau khi một số người đã đưa ra quyết định của mình, họ được cho xem điểm trung bình từ những người khác.
Mặc dù không có câu trả lời 'đúng' hay 'sai' ở đây, mọi người nhanh chóng nhận rằng kiểu người nào đang được yêu thích nhiều hơn và bắt đầu đánh giá các gương mặt theo tiêu chuẩn tương tự.
Chẳng mấy chốc, quan điểm thẩm mỹ của mọi người đều trở nên giống nhau và quan niệm về cái đẹp của họ đã thay đổi.
Việc này xảy ra bất chấp việc họ không cần phải nêu danh tính và không có lợi ích gì trong việc hòa nhập với chọn lựa của số đông.
Chúng ta dễ dàng hình dung ra hiệu ứng bầy đàn này có lợi cho một số người nổi tiếng như thế nào.
Ở phạm vi hẹp hơn, bạn có thể đạt được hiệu ứng tương tự khi người ta nhìn thấy bạn đi cùng một người nào đó và hai người được cho là một cặp. Những người khác sẽ cho rằng bạn là người có sức hấp dẫn, và rồi họ sẽ cảm thấy bị bạn hấp dẫn.
Sức hấp dẫn của chúng ta cũng được định hình từ sự giống nhau: càng nhiều người nhìn thấy bạn trong một hình dáng nhất định nào đó, thì hình dáng đó trông càng trở nên hấp dẫn hơn.
Vào cái thời mà giải phẫu thẩm mỹ đang trở thành phong trào, thì điều này đem lại cho chúng ta một bài học quan trọng: Thay vì thay đổi bộ dạng khác thường của mình để phù hợp với thời trang xung quanh, bạn có thể dùng bộ dạng của mình để thay đổi thời trang.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/12/151222_the-myth-of-universal-beauty_vert_fut


Daniel Doan*Paula Le* Kimmy Nguyen



The myth of universal beauty 
Would you have been beautiful in another era? David Robson discovers that attractiveness is more malleable and subjective than we might imagine.
  • By David Robson
23 June 2015

The plus-sized comedian Dawn French would be unlikely to describe herself as a sex symbol, but was she simply born at the wrong time? "If I had been around when Rubens was painting, I would have been revered as a fabulous model," she once quipped. "Kate Moss? Well, she would have been the paintbrush."
French may have been talking in jest, but her point is a serious one. Do standards of beauty change over time? Or are some features universally accepted, across the centuries and across cultures, as being universally appealing?
Has our notion of beauty always been the same?
There are even some good evolutionary reasons why beauty might be timeless. Certain biological features might signal health, fitness, and fertility – the makings of good mate – and we should find these features sexually attractive. Yet the more biologists and psychologists have looked, the harder it has been to find a purely biological basis for beauty.
(Credit: Getty Images)
Does facial symmetry always equate to good looks? (Credit: Getty Images)
Consider the apparently received wisdom that we prefer symmetrical, evenly balanced features. The scientific explanation seems sound: disease and stress during childhood could subtly influence the body's development, creating an "instability" that leads one side to grow slightly differently to the other. A slightly lopsided face should therefore be a sign of physical weakness – making them less appealing as the parent of your children.
The problem had been that many of the previous experiments had asked just a small number of subjects to rate different faces – making it easier for fluke results to jump out. When Stefan Van Dongen at the University of Antwerp conflated the results in a large meta-analysis, he found the effect almost disappears when you consider enough people. In fact, facial symmetry may not even say much about your health. Although previous research had found some evidence for the idea, a 2014 study took 3D scans of nearly 5,000 teenagers and quizzed them about their medical history. It found that those with the most symmetrical features had been no fitter than the others.
The deeper you look, the harder it is to define beauty (Credit: Getty Images)
The deeper you look, the harder it is to define beauty (Credit: Getty Images)
Biologists had also hypothesised that we prefer faces that epitomise the 'manliness' or 'femininity' of their gender: the broad jaw of Jon Hamm for men; the delicate features of Miranda Kerr for women. Again, the rationale was sound: bone structure reflects the sex hormones pumping through our blood, so they could advertise a woman's fertility and traits like dominance in men – important considerations when picking a partner.
In some places, feminine-looking men rule over their masculine counterparts
Yet most studies had only examined Western societies. When Isabel Scott at Brunel University, and colleagues, decided to cast their net wider – across communities in Asia, Africa, South America and Russia, they found a variety of preferences. In fact, it was only in the most urbanised regions that they found the strong attraction to more masculine men and more feminine women; in the smaller, more remote communities, many women actually preferred the more "feminine" looking men.
(Credit: Getty Images)
Not every culture prizes big shoulders in men (Credit: Getty Images)
The same goes for body shape. In the West, people may prize longer legs in women while preferring less "lanky men", yet the nomadic Himba society in Namibia have the opposite tastes. Even Western preferences seem to have shifted over time; Botticelli's Venus – once the Western ideal of beauty – has shorter legs, compared to her body, than the desired shape for models today.) And although an hourglass figure in women, and men with broad, V-shaped shoulders tapering at the waist, are admired in most places, the ideal extremes depend on the society.
Where starvation is a risk, heavier weight is more attractive
Perhaps our choice of mate needs to be flexible, so we can choose the best partner based on our current circumstances. "For example, in cultures where starvation is a real risk, preferences for heavier weight in partners is expected because those individuals are most resistant to food shortages," says Anthony Little at the University of Stirling – and indeed, this does seem to be the case. By the same token, someone who faces higher risk of illness will be more primed to value the signs that signal good health – like facial symmetry – compared to those who are relatively safe from infection. When dominance is valued, meanwhile, women may also prefer men with squarer chins – and higher testosterone. "We've found, for example, that exposure to cues of male-male competition, such as seeing men fight each other, increases women's preferences for masculine male faces," he says.
(Credit: Getty Images)
Plastic surgery allows people to get closer to an ideal look - but whose ideal? (Credit: Getty Images)
So although our concepts of beauty may seem ethereal and timeless, they may just be the direct product of our immediate circumstances. It's also worth noting the effect of conformity: study after study has found that if you hear or see that someone else is attracted to someone, you are more likely to fancy them yourself. In this way, tastes for certain types of people could spread throughout a population, shaping our norms for what we consider beautiful. "The benefit of this is that you don't have to learn everything for yourself and can benefit from the experience of others," Little says. "What is interesting in modern society is that social media can mean this learning could be on a worldwide scale."
If somebody else dubs you attractive, the perception can be contagious
Consider this recent experiment from Johns Hopkins Carey Business School in Baltimore. The researchers used a dating website that allowed users to rate random people. After they had made up their mind, some users were shown the average score from other visitors. Although there was no "right" or "wrong" answers, the users soon learnt which types were proving more popular, and started to score other faces along similar lines. Soon, everyone's taste had converged – their concept of beauty had shifted, just by using the website. This is despite the fact that it was completely anonymous – there was no benefit to going with the status quo.
It is easy to imagine how this kind of herd behaviour has benefited certain celebrities. On a smaller scale, you can achieve similar effects simply by being seen with people who you could potentially couple off with, such as members of the opposite sex. Others will assume that you are already a hit, and follow suit.
Our attraction is also shaped by familiarity: the more people see you with a certain appearance, the more attractive it can appear. In a time when cosmetic surgery is becoming the norm, this offers an important lesson. Instead of changing your unusual looks to suit the fashions of the time, you could instead use your looks to change the fashion.
http://www.bbc.com/future/story/20150622-the-myth-of-universal-beauty