Friday, April 8, 2016

VÌ SAO NGƯỜI DÂN BHUTAN KHÔNG SỢ CHẾT ? BHUTAN'S DARK SECRET TO HAPPINESS ( SONGỮ)

Fr:Loan Nguyen

Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?

Eric Weiner
BBC7 tháng 5 2015

Trong một lần đến Thimphu, thủ đô của Bhutan, tôi đã ngồi đối diện một người đàn ông có tên Karma Ura và trút hết ruột gan của mình. Có lẽ lý do là vì ông ấy có tên là Karma (tức 'Nghiệp' theo Phật giáo), hay do không khí loãng hay do hành trình chuyến đi đã làm tôi không e dè gì nữa.

Nghĩ về cái chết
Điều mà tôi quyết định thổ lộ với ông ấy hết sức riêng tư.
Không lâu trước đó, dường như không hiểu từ đâu tôi trải qua một số triệu chứng khó chịu: khó thở, chóng mặt, tay chân tê cứng. Lúc đầu, tôi sợ rằng mình đang lên cơn đau tim. Do đó tôi đi đến gặp bác sỹ. Bác sỹ đã tiến hành một số xét nghiệm và kết luận rằng...
"Không có gì cả", Ura nói. Ngay cả khi tôi nói hết câu thì ông ấy đã biết là nỗi lo sợ của tôi là không có cơ sở. Không phải là tôi đang chết dần mòn, ít nhất cũng không chết nhanh như tôi lo sợ. Tôi chỉ bị chứng hoảng loạn mà thôi.
Điều tôi muốn biết là: "Tại sao vào lúc này?" – cuộc sống của tôi vẫn đang diễn ra tốt đẹp – và tôi có thể làm được gì để thay đổi tình trạng này?
"Anh cần nghĩ về cái chết năm phút mỗi ngày," Ura trả lời. "Cách làm này sẽ giúp được anh."
"Bằng cách nào?" tôi hỏi trong khi cảm thấy chết lặng.

"Chính là nỗi sợ cái chết trước khi chúng ta làm được những gì chúng ta muốn hay nhìn thấy con cái chúng ta lớn khôn. Đó chính là lý do khiến anh cảm thấy bất an."
"Nhưng tại sao tôi lại cần nghĩ về một điều đau buồn đến như vậy?"
"Những người giàu ở phương Tây – họ chưa từng chạm vào xác người chết, những vết thương còn nguyên hay những thứ thối rữa. Đó chính là vấn đề. Đó là cuộc sống nhân sinh. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho giây phút chúng ta từ giã cõi đời." 
Vương quốc bất ngờ
Các địa điểm, cũng như con người, có cách gây bất ngờ cho chúng ta, miễn là chúng ta đón nhận khả năng bất ngờ và không bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sẵn có.
Vương quốc nằm trên dãy Himalaya này được biết đến nhiều nhất với Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia. Đây là một đất nước mà sự hài lòng được cho là ngự trị còn nỗi buồn không được phép ghé đến. Bhutan thật sự là một đất nước đặc biệt và Ura, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Bhutan, là một người đặc biệt. Tuy nhiên sự đặc biệt đó mang nhiều sắc thái.

Thật ra, khi đưa ra đề xuất tôi nên nghĩ về cái chết một lần mỗi ngày, Ura hơi dễ dãi đối với tôi. Trong văn hóa Bhutan, người ta phải nghĩ về cái chết năm lần một ngày.
Điều này thật không bình thường đối với bất kỳ nước nào, nhất là đối với một nước thường được đánh đồng với hạnh phúc như Bhutan. Liệu đây có phải là đất nước của sự tăm tối và tuyệt vọng mà bên ngoài không biết đến?
Không nhất thiết phải như vậy.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy bằng cách nghĩ về cái chết thường xuyên như vậy, người dân Bhutan sẽ đạt được một cái gì đó.
Trong một nghiên cứu hồi năm 2007, các nhà tâm lý học Nathan DeWall và Roy Baumesiter tại Đại học Kentucky đã chia vài chục sinh viên ra làm hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu nghĩ về lần đi khám nha khoa rất đau đớn và một nhóm được yêu cầu chiêm nghiệm về cái chết của chính họ.
Cả hai nhóm sinh viên này sau đó được yêu cầu hoàn thành một từ đầy đủ từ một số chữ cái cho sẵn. Nhóm nghĩ về cái chết đã đưa ra những từ tích cực hơn nhiều so với nhóm kia, chẳng hạn như từ 'vui sướng'. 
'Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc'

Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng 'cái chết là một việc đáng sợ về mặt tâm lý nhưng khi chúng ta chiêm nghiệm về nó thì chúng ta tự động tìm đến những suy nghĩ vui vẻ'.
Điều này, tôi tin chắc, không hề khiến Ura hay bất kỳ người dân Bhutan nào cảm thấy ngạc nhiên.
Họ biết rằng cái chết là một phần của cuộc sống dù chúng ta có muốn hay không và việc không để ý đến sự thật này sẽ dẫn đến một cái giá nặng nề về mặt tâm lý.
Bà Linda Leaming, tác giả cuốn sách Hướng dẫn Hạnh phúc: Điều tôi học được ở Bhutan về Cuộc sống, Yêu thương và Sự tỉnh thức, cũng biết rõ điều này.
"Tôi nhận thấy rằng nghĩ về cái chết không khiến cho tôi đau buồn. Nó khiến cho tôi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và nhìn cuộc sống theo cách mà tôi không thường nhận ra," bà viết. "Lời khuyên của tôi, hãy đến Bhutan. Hãy nghĩ những điều bạn không dám nghĩ, điều mà bạn sợ phải nghĩ một vài lần mỗi ngày."

Không như nhiều người ở phương Tây, người Bhutan không tách riêng hình ảnh của cái chết.
Chết chóc và hình ảnh cái chết có mặt ở khắp nơi, nhất là trong những tranh vẽ Phật giáo với những hình ảnh minh họa đầy màu sắc. Không ai, ngay cả trẻ nhỏ, được giữ tránh xa những hình ảnh này hay những điệu múa nghi lễ thể hiện cái chết. 
Tin vào kiếp sau
Tại sao người dân Bhutan có thái độ như thế đối với cái chết? Một lý do khiến người dân Bhutan nghĩ về cái chết thường xuyên là vì nó có mặt ở mọi nơi xung quanh họ. Đối với một đất nước nhỏ bé, có nhiều cách để chết. Người dân có thể mất mạng trên những cung đường ngoằn ngoèo, hiểm trở. Bạn có thể bị gấu vồ hay ăn nhầm nấm độc...

Một cách giải thích khác là niềm tin Phật giáo thấm sâu vào đất nước này, nhất là niềm tin vào kiếp sau. Nếu bạn tin rằng bạn sẽ có kiếp sau, bạn sẽ ít có khả năng lo sợ kết thúc kiếp sống hiện tại. Như trong Kinh Phật dạy, chúng ta không nên sợ cái chết hơn là sợ vứt bỏ đi lớp áo cũ.
Điều này không có nghĩa là người dân Bhutan không có nỗi sợ hay nỗi buồn trước cái chết.
Dĩ nhiên là họ sợ và buồn.
Nhưng, như bà Leaming nói với tôi, họ không chạy trốn những cảm giác này. "Ở phương Tây chúng ta muốn vượt qua nỗi buồn," bà nói. "Chúng ta sợ nỗi buồn. Còn ở Bhutan có một sự chấp nhận. Đó là một phần của cuộc sống."
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/05/150507_why_bhutanese_dont_fear_death_vert_tra


 

Daniel Doan*PaulaLe*KimmyNguyen



Bhutan's dark secret to happiness
Citizens of one of the happiest countries on Earth are surprisingly comfortable /ˈkʌmftəb(ə)l/  contemplating a topic many prefer to avoid. Is that the key to joy?
  • By Eric Weiner
8 April 2015
On a visit to Thimphu, the capital of Bhutan, I found myself sitting across from a man named Karma Ura, spilling my guts. Maybe it was the fact that he w s named Karma, or the thin air, or the way travel melts my defences, but I decided to confess something very personal. Not that long before, seemingly out of the blue, I had experienced some disturbing symptoms
/ˈsɪmptəmz/ : shortness of breath, dizziness /ˈdɪzinəs/, numbness in my hands and feet. At first, I feared I was having a heart attack, or going crazy. Maybe both. So I went to the doctor, who ran a series of tests and found...
"Nothing," said Ura. Even before I could complete my sentence, he knew that my fears were unfounded. I was not dying, at least not as quickly as I feared. I was having a panic /ˈpænɪk/ attack.
Thimphu, capital of Bhutan (Credit: Credit: Thomas Halle/Getty)
Thimphu, capital of Bhutan. (Credit: Thomas Halle/Getty)
What I wanted to know was: why now – my life was going uncharacteristically /ʌnˌkærɪktəˈrɪstɪkli/ well – and what could I do about it?
"You need to think about death for five minutes every day," Ura replied. "It will cure you."
"How?" I said, dumbfounded.
"It is this thing, this fear of death, this fear of dying before we have accomplished what we want or seen our children grow. This is what is troubling you."
"But why would I want to think about something so depressing?"
"Rich people in the West, they have not touched dead bodies, fresh wounds, rotten things. This is a problem. This is the human condition. We have to be ready for the moment /ˈməʊmənt/ we cease to exist."
Places, like people, have a way of surprising us, provided we are open to the possibility of surprise and not weighed down with preconceived notions. The Himalayan kingdom is best known for its innovative policy of Gross National Happiness; it's a land where contentment supposedly reigns and sorrow is denied entry. Bhutan is indeed a special place (and Ura, director of the Centre for Bhutan Studies, a special person) but that specialness is more nuanced 
/ˈnju:ˌɒnst/  and, frankly, less sunny than the dreamy Shangri-La image we project onto it.
Memorial Chorten Monastery in Thimphu (Credit: Credit: Prakash Mathema/AFP/Getty)
Memorial Chorten Monastery in Thimphu. (Credit: Prakash Mathema/AFP/Getty)
Actually, by suggesting I think about death once a day, Ura was going easy on me. In Bhutanese culture, one is expected to think about death five times a day. That would be remarkable for any nation, but especially /ɪˈspeʃ(ə)li/ for one so closely equated with happiness as Bhutan. Is this secretly a land of darkness and despair?
Not necessarily. Some recent research suggests that, by thinking about death so often, the Bhutanese may be on to something. In a 2007 study, University of Kentucky psychologists Nathan DeWall and Roy Baumesiter divided several dozen students into two groups. One group was told to think about a painful visit to the dentist while the other group was instructed to contemplate their own death. Both groups were then asked to complete stem words, such as "jo_". The second group – the one that had been thinking about death – was far more likely to construct positive words, such as "joy". This led the researchers to conclude that "death is a psychologically threatening fact, but when people contemplate it, apparently the automatic system begins to search for happy thoughts".
None of this, I'm sure, would surprise Ura, or any other Bhutanese. They know that death is a part of life, whether we like it or not, and ignoring this essential truth comes with a heavy psychological cost.
Linda Leaming, author of the wonderful book A Field Guide to Happiness: What I Learned in Bhutan About Living, Loving and Waking Up¸ knows this too."I realised thinking about death doesn't depress me. It makes me seize the moment and see things I might not ordinarily see," she wrote. "My best advice: go there. Think the unthinkable, the thing that scares you to think about several times a day."
A devotee before the Buddha Dordenma statue in Thimphu (Credit: Credit: Prakesh Mathema/AFP/Getty)
A devotee before the Buddha Dordenma statue in Thimphu. (Credit: Prakesh Mathema/AFP/Getty)
Unlike many of us in the West, the Bhutanese don't sequester death. Death – and images of death – are everywhere, especially in Buddhist iconography where you'll find colourful, gruesome 
/ˈɡru:s(ə)m/  illustrations. No one, not even children, is sheltered from these images, or from ritual dances re-enacting death.
Ritual provides a container for grief, and in Bhutan that container is large and communal. After someone dies, there's a 49-day mourning period that involves elaborate, carefully orchestrated rituals. "It is better than any antidepressant," Tshewang Dendup, a Bhutanese actor, told me. The Bhutanese might appear detached during this time. They are not. They are grieving through ritual.
Why such a different attitude toward death? One reason the Bhutanese think about death so often is that it is all around them. For a small nation, it offers many ways to die. You can meet your demise on the winding, treacherous roads. You can be mauled by a bear; eat poisonous mushrooms; or die of exposure.
Another explanation is the country's deeply felt Buddhist beliefs, especially that of reincarnation. If you know you'll get another shot at life, you're less likely to fear the end of this particular one. As Buddhists say, you shouldn't fear dying any more than you fear discarding old clothes.
Schoolgirls in traditional Bhutanese dresses (Credit: Credit: Roberto Schmidt/AFP/Getty)
Schoolgirls in traditional Bhutanese dresses. (Credit: Roberto Schmidt/AFP/Getty)
Which isn't to say, of course, that the Bhutanese don't experience fear, or sadness. Of course they do. But, as Leaming told me, they don't flee from these emotions. "We in the West want to fix it if we're sad," she said. "We fear sadness. It's something to get over, medicate. In Bhutan there's an acceptance. It's a part of life."
Ura's lesson, meanwhile, stuck with me. I make it a point to think about death once a day. Unless I find myself especially stressed, or engulfed in an unexplained funk. Then I think about it twice a day.
Eric Weiner is a recovering malcontent and philosophical traveler. He is the author of, among other books, The Geography of Bliss and the forthcoming The Geography of Genius. Follow him on Twitter.

http://www.bbc.com/travel/story/20150408-bhutans-dark-secret-to-happiness