Monday, September 25, 2017

KHI STALINE VỪA NGÃ XUỐNG

Những chuyện nực cười trong cái chết của Stalin

Caryn James
BBC Culture
                                Bản quyền hình ảnh IFC FILMS
Bộ phim mới của tác giả series phim The Thick of It, In the Loop và Veep được đánh giá bốn sao, Caryn James cho điểm.

Bộ phim Cái chết của Stalin của đạo diễn Armando Iannucci đặt ra một câu hỏi có thể ứng với nhiều quốc gia khác trong lịch sử, nhưng có lẽ cũng cho thấy sự hoang mang chính đáng của những người đang quan sát thế giới của ông Trump - Trumpland: bao nhiêu điều trong số những gì đang xảy ra trong chính phủ là nhờ vào sự dễ mua chuộc, nhờ vào sự hèn nhát cá nhân, và bao nhiêu điều là do thói huênh hoang tự mãn?
Tuy nhiên, bộ phim mang tính trào phúng chính trị này không nhắm trực tiếp vào vị tổng thống Hoa Kỳ hay bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Nó đề cập tới quan điểm toàn cầu mà Ianucci đã lồng vào cách hành xử chính trị của Anh và Mỹ trong phim In the Loop, bộ phim hài dựa trên nguyên mẫu có thật, và trong series Veep, một trong những loạt phim châm biếm sâu cay nhất, nghiệt ngã nhất từ trước tới nay.
Ông xác nhận những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất về những gì các chính trị gia nói và làm phía sau hậu trường, và đưa ra những tin xấu theo cách gây cười rất hài hước nhưng sắc sảo.
Phim Cái chết của Stalin (The Death of Stalin) lấy bối cảnh Liên Xô hồi 1953, đem lại sự hài hước bất tận nhưng cũng lột tả sự lố bịch ở mức mạnh mẽ hơn những tác phẩm trước đó.
Câu chuyện xoay quanh các sự kiện có thật.
Khi Josef Stalin bị đột quỵ và ngã gục, các nhân viên bảo vệ đã sợ phải vào phòng ông tới mức để bỏ mặc ông nằm trên sàn nhà, giữa vùng nước tiểu trong hàng tiếng đồng hồ.
Sau khi ông chết, các bộ trưởng thân cận nhất, những người từng run sợ trước mỗi cái liếc mắt của ông, nay bắt đầu lao vào cuộc chiến tranh cướp quyền lực. Iannucchi đã hòa trộn vô cùng tài tình những tình tiết hài hước có thật về một chế độ độc tài với sự khôi hài lố bịch tới nực cười diễn ra khi đó.
Đời sống dưới chế độ của nhà độc tài được mô tả ngay ở đầu phim, khi Stalin nghe trên đài phát thanh một chương trình hòa nhạc và gọi điện cho đài đòi phần ghi lại buổi diễn. Nhưng chương trình hòa nhạc đó lại chưa hề được thu âm lại, cho nên nhà sản xuất chương trình (Paddy Considine) vốn đã rất lo lắng nay rơi vào tâm trạng hoảng loạn.
Chạy trên phố chèo kéo tất cả những ai qua đường vào dự buổi hòa nhạc thứ hai, được tổ chức chỉ để ghi hình phục vụ yêu cầu của Stalin, anh vui sướng trấn an mọi người, "Chớ lo, sẽ không có ai bị giết đâu." Dưới những tình huống này, đó chính là sự bảo đảm mà mọi người cần có. Iannucci đã khéo léo thể hiện sự sợ hãi với sự lố bịch của tình huống dở khóc dở cười này với những hình ảnh 'độc', chẳng hạn như trong số những vị khách ngơ ngác có một nông dân ôm theo con gà sống vào khán phòng xem buổi diễn.
Khi các vị bộ trưởng được báo tin rằng nhà lãnh đạo của họ đang ốm bệnh, họ vội chạy tới nhà nghỉ của ông. Họ tụ tập xung quanh Stalin, khúm núm trước ông khi đó vẫn ở giữa vũng nước trên sàn nhà, ai cũng sợ hãi không dám có hành động gì thất thố.
Steve Buscemi hầu như nổi bật nhất trong phim với vai Nikita Khrushchev, với cách diễn xuất rất thông minh trong vai một kẻ xun xoe. Nhân vật này bắt vợ ghi lại hết những câu nói đùa ông ta nói ra khiến Stalin thích thú, và những câu không được tán thưởng. Khi phản ứng về tin Stalin chết bằng câu "Đây là một tai họa," Buscemi đã thể hiện câu thoại vô cùng tuyệt vời, đủ để lột tả sự giả dối và tham vọng leo cao của Khrushchev.
Đối thủ chính của ông ta trong cuộc đua quyền lực là Beria, người đứng đầu các lực lượng an ninh, người nắm trong tay danh sách những người bị xử tử theo ý của Stalin. Simon Russel Beale thủ vai hung thần khát máu, tàn bạo này. 
Cuộc chơi quyền lực
Dàn diễn viên của Iannucci đều rất xuất sắc, với mỗi gương mặt đều thể hiện được một khía cạnh khôi hài khác nhau.
Jeffrey Tambor trong vai Malenkov xấu xa, một cái tên nằm trong danh sách lên kế nhiệm Stalin nhưng thật ra chỉ là một quân cờ trong tay Beria.
Michael Palin trong vai Molotov gặp nhiều xui xẻo, bị chủ nghĩa Stalin tẩy não tới mức sẵn sàng giả đò tin rằng vợ mình là một kẻ phản bội, chỉ để nhằm cứu lấy mạng sống của chính mình.

  Phương pháp lãnh đạo kiểu Stalin dùng bộ máy an ninh để khủng bố nhân dân và cán bộ đảng cộng sản  Bản quyền hình ảnhGETTY
Andrea Riseborough thủ vai Svetlana, người con gái điều đạm, bình tĩnh và đa nghi của Stalin, người nhìn thấy được rằng những chuyện rắc rối đang kéo đến.
Người anh trai của cô là Vasily (Rupert Friend) thì nốc vodka như hũ chìm và không hề ý thức được rồi đây cuộc sống sẽ có gì khác trước sau cái chết của cha mình. "Tôi muốn đọc diễn văn tại tang lễ cha," Vasily, một gã luôn không đáng tin cậy, nói. Và Buscemi trong vai Khrushchev độp lại rằng ông ta muốn ngủ với Grace Kelly, diễn viên người Mỹ về sau trở thành hoàng hậu Monaco nhờ cuộc hôn nhân với ông hoàng Rainer đệ tam. Tất nhiên là cả hai điều đó đều là chuyện không thể xảy ra.
Bộ phim được dựa trên một cuốn tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel), và Iannucci đã phát triển từ những hình vẽ hoạt hình trong đó. Khi các vị cố vấn khiêng xác Stalin vào phòng và quăng lên giường, đó là hoạt cảnh ngắn đầy tếu táo. Những nét chấm phá thể hiện sự lố bịch khiến bộ phim tạo cảm giác hài hước dễ chịu chứ không nghiệt ngã có trong phim In the Loop.
Ngữ điệu của các diễn viên là giọng Anh pha giọng Mỹ - không hề giả giọng Nga ở đây, khiến độ lố bịch càng được thể hiện rõ nét. Cảnh phim trông không giống như đời thật mà trông rõ là được thực hiện trong trường quay, giống như các phim được làm trong thời kỳ mà phim này mô tả.
Trong phim cũng có một số khoảnh khắc châm chọc sắc bén. Khrushchev, như ở phần giới thiệu cuối phim ghi rõ, trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của Liên Xô vào năm 1956. Những cảnh cuối cùng của phim về nhân vật này cho thấy sự tàn nhẫn ẩn giấu của ông ta.
Được bấm máy trước khi ông Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, Cái chết của Stalin là một trong nhiều bộ phim được thực hiện vào giai đoạn bối cảnh toàn cầu đã có những thay đổi, đã trở nên rất khác so với những gì các nhà làm phim có lẽ đã dự đoán.
Có một sự cộng hưởng mới ở cảnh Khrushchev nói về tầm quan trọng của việc cần phải kể đúng chuyện vào đúng thời điểm, bất kể chuyện đó có phải là sự thật hay không. "Con người ta bị giết chết khi các câu chuyện mà họ kể ra không phù hợp," ông ta nói.
Sự hài hước trong phim có thể ứng với bất kỳ ý kiến chính trị nào. Đây là một trong những bộ phim của Iannucci có tính thuyết phục nhất, nhất quán nhất trong việc thể hiện rằng vào những thời điểm khác nhau bất kỳ ai nắm quyền lực đều trông có vẻ đần độn.
http://www.bbc.com/vietnamese/41368791



Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen
The death of Stalin is absurdly funny
  • By Caryn James
14 September 2017
Armando Iannucci's The Death of Stalin spurs a question that applies to many countries through history, but might echo most pertinently with baffled observers of Trumpland: how much of what is happening in a government is venal, craven self-interest, and how much sheer incompetent bumbling?
The political satire is not directed at the US president or any specific leader, though. It extends the world view that Iannucci has applied to British and American political manoeuvres in In the Loop, a black comedy about stumbling toward war, and the series Veep, one of the most poisonously truthful satires ever made. He confirms your worst fears about what politicians say and do behind the scenes, and cloaks the bad news in hilarious, sharp comedy.
The Death of Stalin, set in the Soviet Union in 1953, is endlessly funny, but more absurdist than those earlier works. The story spins off from real events. When Josef Stalin suffers a stroke and collapses, guards are so fearful of entering his room that he is left on the floor in a puddle of urine for hours. In the aftermath of his death, his closest ministers, who once trembled at his every glance, begin their scramble for power. As they do, Iannucci masterfully blends dark humour about an authoritarian regime and farcical comedy performed with perfect timing.   
Life under the dictator is captured at the start when Stalin hears a radio broadcast of a musical concert and calls the station to demand a recording of it. But the concert hasn't been recorded, which sends the already-nervous producer (Paddy Considine) into a panic.
Pulling people off the street to sit through a second concert, to be recorded only for Stalin, he blithely assures them, "Don't worry, nobody's going to get killed." Under the circumstances, that's a reassurance they need. To see how Iannucci mixes the terrifying and the ludicrous, just look at one of the confused newcomers: a peasant carrying a live chicken into the concert hall. 
When word spreads to the ministers that their leader is ill, they rush to his dacha. Gathered around, they peer down at Stalin, still in his puddle on the floor, all of them fearful of making a wrong move.
Steve Buscemi nearly steals the film as Nikita Khrushchev, so cleverly obsequious that he has his wife keep track of which of his jokes Stalin liked and which fell flat. When he reacts to Stalin's demise with "This is calamity," Buscemi's reading is so beautifully underplayed that just enough of Khrushchev's insincerity and ambition shine through.
His main rival for power is Beria, head of the security forces, the man who keeps the lists of people to be executed at Stalin's whim. Simon Russell Beale plays him as an apoplectic villain, the ruthless counterpart to Khrushchev's reformer.
Power play
Iannucci gets bold performances from everyone, with each actor revealing a different comic streak. Jeffrey Tambor plays the vain Malenkov, next in line to Stalin but actually Beria's pawn. Michael Palin is the hapless Molotov, so brainwashed by Stalinism he will pretend his wife is a traitor if it saves his own life. Andrea Riseborough plays Stalin's level-headed and suspicious daughter, Svetlana, who can see trouble coming.
Her spoiled brother, Vasily (Rupert Friend), has more vodka in his system than he has brains and is clueless about how different life will be now that his father is gone. "I want to make a speech at my father's funeral," the always unreliable Vasily says, and Buscemi as Khrushchev snaps back that he wants to sleep with Grace Kelly. Obviously, neither of these is going to happen.
The film is based on a graphic novel, and Iannucci embraces those broad, cartoonish roots. When the advisers carry Stalin's body into his room and dump it on the bed, the episode is a small, slapstick delight. Those ludicrous touches give the film a warm comic feel, rather than the bitter chill that emanates from In the Loop.
The actors' accents are a casual mix of British and American – no fake Russian-speakers here – which enhances the ridiculous aura. Authenticity is not in the movie's texture. Its look is studio-bound, in the manner of films from the period it depicts.
The film does have a few piercing moments. Khrushchev, as the end titles indicate, became the USSR's sole leader in 1956. The movie's final glimpse of him reveals the savage wit beneath Iannucci's absurdist romp.
Shot before Trump became US president, The Death of Stalin is one of many films to arrive in a global landscape different from what their creators might have expected. There is a new resonance when Khrushchev talks about the importance of telling the right story whether it is true or not. "This is how people get killed, when their stories don't fit," he says. It is possible to see Beria as a Putin stand in. But the film's humour accommodates any political opinion. It is one of Iannucci's most consistent, convincing tropes that at various times everyone in power seems idiotic.
http://www.bbc.co.uk/culture/story/20170913-film-review-the-death-of-stalin-is-absurdly-funny

                        BẢNG PHÁT ÂM 4 CỘT 
      
1. Words  2. Syllables     3. IPA  4. Pronunciation
venal ve-nal
/ˈvi:n(ə)l/
 /venal/
satire sat-ire
/ˈsætaɪə(r)/
/satire
absurd ab-surd
/əbˈsɜ:(r)d/
/absurd 
urine ur-ine
/ˈjʊərɪn/
 /urine/
farce farce
  /fɑ:(r)s/
 /farce/
farcical far-ci-cal
 /ˈfɑ:(r)sɪk(ə)l/
 /farcical
dacha da-cha
 /ˈdætʃə/
obsequious ob-se-qui-ous
 /əbˈsi:kwiəs/
hapless hap-less
/ˈhæpləs/
ludicrious lu-di-crous
/ˈlu:dɪkrəs/
trope trope /trəʊp/