Tuesday, November 7, 2017

KHÔNG GÌ CÓ THỂ THOÁT KHỎI VÒNG SINH TỦ, KỂ CẢ ...



1. TRÁI BÍ ĐỎ 
Flickr/ Phil-Koch
Flickr/Monovillo
Flickr /Jose Lira
Flickr/Adrian C. Murray
Flickr/Adrian C. Murray
Flickr/Adrian C. Murray *
 Flickr/Adrian C. Murray *
Flickr/Adrian C. Murray*
                                          Flickr/Adrian C. Murray*                                             
        (*) www.boredpanda.com/before-we-threw-out-the-pumpkin-we-mad                                 

2. CHIC LÁ VÀNG CUỐI CÙNG

Flickr/
Flickr/
Flickr/
Flickr/
Flickr
Flickr/in explore
Flickr/EssGee
Flickr/Dcstep
3. TÒA LÂĐÀI

                                                                               Flickr/Palmsgb
                                                                     Flickr/Stopdead 2012
                                                          Flickr/Nedlug
                                                            Flickr/ Ulli M

                   4. Nước Nga Xô-Viết  
Cuộc binh biến ngày 7/11/1917, mà theo lịch Nga cũ là vào tháng 10 cùng năm, đã trở thành Cách mạng lập ra nhà nước cộng sản ở Nga

 
Đội Cận vệ Đỏ thời Cách mạng vô sản năm 1917 - Giáo hội Chính thống Nga nói các đơn vị Bolshevik đã tàn sát nhiều tăng lữ  
TTK Nguyễn phú Trọng  nói gì về Cách mạng 1917?
Trong bài diễn văn được truyền thông Việt Nam đăng tải hôm 05/11/2017 để đánh dấu 100 năm cuộc cách mạng năm 1917 ở Nga, Giáo sư Trọng nói:
"Tư tưởng vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người mãi mãi ngời sáng!"
GS Nguyễn Phú Trọng viếng Lăng Lenin ở Moscow trong chuyến thăm Nga hồi năm 2014 / Image : Sergei Chirikov
Ông cũng nhắc lại và bày tỏ lòng "nhớ ơn sâu sắc Cách mạng Tháng Mười, với những cống hiến vô giá của nhân dân Liên Xô đối với nhân loại".
Ngoài ra, ông nhắc về "mối tình thắm thiết Việt - Xô", và cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam "đau xót trước biến cố đầy bi kịch xảy ra ở Liên Xô vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước", sự kiện Liên Xô tan rã.
"Vẫn biết cách mạng là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp, không phải là con đường bằng phẳng, dễ dàng, có khi nó phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, quanh co, khúc khuỷu, thậm chí có lúc tạm thời thất bại, thụt lùi, nhưng chúng ta vẫn không khỏi bàng hoàng trước biến cố đó."
Tuy nhiên, ông nhận định Đảng Cộng sản Việt Nam cần "tỉnh táo nhận diện những nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa tới sự việc đau buồn đó".
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41900614   
Nga lặng lẽ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười
Trong thời kỳ Liên Xô cũ, Cách mạng Tháng Mười được tưng bừng kỷ niệm, cứ đến ngày 7/11 lại có một cuộc diễn binh quy mô trên Quảng trường Đỏ. Nhưng chương trình chính thức hôm nay chỉ là những cuộc triển lãm hết sức khiêm tốn, và các cuộc hội thảo trong giới chuyên gia. Và nếu có diễn binh, thì chỉ là tái hiện sự kiện trận đánh Matxcơva năm 1941, thời Đệ nhị Thế chiến.Tổng thống Nga Vladimir Putin cho đến nay vẫn thận trọng tránh né các sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, kể cả cuộc trình diễn ánh sáng 3D vào cuối tuần rồi trên Cung điện Mùa Đông, tại thành phố nguyên quán Saint-Petersbourg của ông.
Tổng thống chỉ dự khai trương một giáo đường mới ở Matxcơva, mà theo ông « mang nặng ý nghĩa biểu tượng », vì phe Cộng Sản khi lên nắm quyền năm 1917 đã đàn áp Giáo hội. Cuối tháng 10, ông Putin cũng tham dự buổi lễ khánh thành một đài tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp chính trị. Vladimir Putin không muốn kết luận dứt khoát giữa một nước Nga Sa hoàng mà ông ca ngợi sự ổn định và các giá trị truyền thống, và một nước Nga xô-viết, mà ông là sản phẩm của chế độ.
,http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171107-nga-lang-le-ky-niem-100-nam-cach-mang-thang-muoi
TT Putin nói gì về Cách mạng 1917?
Quan điểm của Tổng thống Putin có thể thấy qua một phần diễn văn của ông tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi hôm 19/10/2017:
"Ngày hôm nay, sự bất bình đẳng gia tăng đang làm nảy nở cảm giác bất công, bị tước đoạt trong lòng hàng triệu người và nhiều quốc gia. Kết quả là sự cực đoan hóa, khao khát thay đổi bằng bất kỳ cách gì, kể cả bạo lực.
Điều này đã từng xảy ra ở nhiều nước, và cả ở Nga. Những tiến bộ công nghiệp, công nghệ thành công được đi theo bằng những biến động và nứt gãy cách mạng. Nó xảy ra vì đất nước đã không giải quyết được mâu thuẫn xã hội và vượt qua sự lỗi thời trong xã hội kịp lúc.
Cách mạng luôn là kết quả của sự thiếu trách nhiệm ở cả những người muốn duy trì, đóng băng trật tự lỗi thời mà rõ ràng phải thay đổi, và những người khao khát đẩy nhanh thay đổi, dùng tới cả xung đột trong nước và đấu tranh mang tính phá hủy.
Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó mơ hồ ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả tích cực, đan xen với nhau.
Hãy tự hỏi: ngày xưa đó liệu có thể đi theo con đường tiến hóa thay vì cách mạng? Liệu chúng ta lẽ ra có thể từ từ, tiệm tiến đi tới thay vì phải trả giá là phá hủy nhà nước, và tàn nhẫn tổn thương hàng triệu sinh mạng.
Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó có lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng. Tôi đang không chỉ nói về những chiến thắng địa chính trị sau Chiến tranh Lạnh. Nhiều thành tựu phương Tây của thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi còn đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây.
Theo sau các thay đổi lớn ở đất nước ta và toàn cầu vào đầu thập niên 1990, một cơ hội tuyệt vời đã có để mở ra chương mới trong lịch sử. Đó là giai đoạn sau khi Liên Xô không còn tồn tại.
Không may, sau khi chia nhau di sản địa chính trị của Liên Xô, các đối tác phương Tây của chúng ta tin vào chính nghĩa của họ và tự tuyên bố là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh, và bắt đầu công khai can thiệp công việc các nước có chủ quyền, xuất khẩu dân chủ giống như lãnh đạo Liên Xô từng xuất khẩu cách mạng xã hội chủ nghĩa ra thế giới. Chúng ta đối mặt với sự chia lại khu vực ảnh hưởng và sự mở rộng của Nato.
Tự tin quá thì dẫn tới sai lầm. Hậu quả thật không may. Hai thập niên rưỡi đã lãng phí, nhiều cơ hội bỏ lỡ, và gánh nặng của sự nghi ngờ lẫn nhau."
 
Hôm 30/10  khi dự lễ khai trương Bức tường Đau thương, đặt ở Moscow, tưởng nhớ những người bị Stalin thanh trừng, đặc biệt trong thập niên 1930. Ngày 30/10  cũng là Ngày Nga Tưởng nhớ Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô.
Ông Putin đã có những lời mạnh mẽ : "Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng."
"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó."
Ông nhấn mạnh: "Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ."
Nhưng ông cũng kêu gọi hòa giải:
"Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch của đàn áp, các nguyên nhân, nhưng không có nghĩa là trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm."
Ông Putin dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn: "Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ."
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41891006 
Ý kiến của nhà báo Yuri Vendik
Nhiều người Nga, nhất là thế hệ lớn tuổi và sinh thành trong thời Liên Bang Xô Viết vẫn còn 'lưu luyến' về 'đế chế Liên Xô' cũ,
Trẻ em ở Lithuanie ngồi trong công viên có tượng Lenin
Thanh niên Nga ngày nay cũng như thanh niên quốc tế đều có nhiều quan tâm chung, chẳng hạn như việc làm, trò chơi máy tính v.v... nhưng chắc chắn là họ không quan tâm những tư tưởng lớn vĩ đại 'dẫn dắt"
 Về việc Việt Nam tổ chức các sự kiện đánh dấu cuộc Cách mạng, trong đó có cả một số 'hội thảo khoa học' được nhà nước chính thức tổ chức, nhà Yuri Vendik cho rằng cũng như với các tôn giáo khác trên thế giới, như đạo Công giáo, con người có những 'tín điều', và ông nói ông biết rằng Việt Nam hiện nay vẫn do một đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo nên việc giới lãnh đạo đề cao chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx - Lenin "là điều dễ hiểu".
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41863088


Giới trẻ Việt Nam ngày nay chọn địa điểm dưới chân tượng Lenin ở Hà Nội để sinh hoạt văn hóa như vui chơi nhảy múa