Monday, December 11, 2017

CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ ( BBC-SONG NGỮ)

Chính quyền điện tử: lý thuyết và thực tế

Bryan Lufkin/BBC
Đó là cảnh mà tất cả chúng ta đều trải qua: đứng trong một hàng dài dằng dặc ở một cơ quan Nhà nước trang nghiêm, mắt nhìn vào khoảng không, chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để điền vào cả xấp hồ sơ giấy tờ tại sở thuế hay phòng quản lý xe cộ.

Estonia đi đầu
Bạn làm thế nào để giết thời gian trong lúc chờ đợi mỏi mòn như vậy, hay chỉ để làm những việc còn nhàm chán hơn ở một bối cảnh nhàm chán? Nhiều khả năng, bạn sẽ lướt màn hình điện thoại, kiểm tra email, vào Instagram hoặc thậm chí đăng dòng tweet về việc bạn đang cảm thấy 'chán như con gián'.
Thế giới hiện đại gây ảnh hưởng não người ra sao?
Somaliland, xứ sở tiền mặt không còn tồn tại
Bí mật ẩn bên trong một tượng đài nổi tiếng
Vậy thì tại sao chúng ta không thể điền tất cả các loại giấy tờ đó (hoặc là làm những việc lặt vặt về thủ tục hành chính tương tự) trên chiếc điện thoại thông minh đó? Tại sao mà đã vào năm 2017 rồi, khi mà xã hội đã thanh toán không cần tiền mặt, các thiết bị điện tử bị khóa bằng dấu vân tay và chúng ta trò chuyện truyền hình qua thiết bị cầm tay, thì chúng ta vẫn không thể thực hiện tất cả các công việc liên quan đến chính quyền trên mạng, ở một địa điểm và cùng một lúc?
Ở một quốc gia vùng Baltic, điều này hoàn toàn có thể: Estonia - một đất nước nhỏ bé chỉ với 1,3 triệu dân nằm lọt thỏm ở một góc đông bắc châu Âu.
Nhiều quốc gia đã nhìn vào mô hình quản lý điện tử của Estonia để học tập, như Nhật Bản, Phần Lan và nhiều nước khác-Bản quyền hình ảnh E-Residencyz.
Cũng chính quốc gia đã sinh ra Skype này đang theo đuổi mục tiêu xã hội kỹ thuật số 100% kể từ những năm 1990. Các chuyên gia từ những nơi khác đều đồng ý rằng ý tưởng về chính phủ trực tuyến của nước này - được gọi là dự án e-Estonia - là mô hình mẫu mực trên thế giới về việc làm thế nào để một chính phủ có thể chuyển phần lớn các dịch vụ của mình lên một cơ sở trực tuyến duy nhất một cách tiện lợi và thành công. 
'Bước tiến dài'
Được khởi động vào năm 1997, dự án này cho phép các công dân Estonia khai hồ sơ thuế trực tuyến kể từ năm 2000 cũng như cho phép người dân được kê đơn thuốc, lấy kết quả xét nghiệm, ký giấy tờ và thậm chí là bầu cử và cho phép người nước ngoài trở thành công dân điện tử, tất cả đều qua mạng.
"Ngày nay, thông tin được lưu trữ ở trong nước," Anna Piperal, người phát ngôn của chương trình e-Estonia, nói. "Tuy nhiên chúng tôi đang xây dựng một dạng đám mây chính phủ có thể được dự phòng ở các tòa đại sứ Estonia trên khắp thế giới".
Stockholm, thành phố được sưởi ấm bằng internet
Những con tàu có thể làm thay đổi biển cả mãi mãi
Chiến tranh hạt nhân: Nhân loại đã sẵn sàng tới đâu?
Và không chỉ có chính phủ Estonia. Các nước Phần Lan, Nhật Bản và Cyprus đều học kinh nghiệm từ Estonia - họ hoặc là làm việc với các công ty Estonia để xây dựng chương trình thuế điện tử ở quốc gia của họ, hoặc là mượn hệ thống thẻ nhận dạng công dân của Estonia mà mỗi công dân đều có một mã số được sử dụng cho tất cả các mục đích: từ an sinh xã hội cho đến bầu cử và cứu nạn trong thảm họa.
"Estonia có bước tiến dài hơn bất kỳ quốc gia nào khác," ông Darrell West, phó chủ tịch đồng thời là giám đốc chương trình quản trị tại Viện Brookings, một Viện nghiên cứu chiến lược ở Washington DC, nói.
Chương trình chính phủ điện tử có tác dụng kép vì nó đồng thời cũng là một nguồn tạo ra việc làm trong lĩnh vực công nghệ. Piperal nói rằng e-Estonia tạo ra những vai trò kỹ thuật để hỗ trợ hệ thống "cũng giống như bất kỳ ngành công nghiệp mới nào".
"Chúng tôi cần nhiều kỹ sư hơn nữa, nhiều nhân viên thiết kế, nhân viên kiểm định, nhân viên lập trình và nhiều kiến trúc sư hơn nữa. Nhiều người viết quảng cáo, nhiều chuyên gia mạng xã hội và nhiều chuyên gia phát triển web hơn nữa." 
Nguy cơ an ninh
Một số chuyên gia về quản trị và Internet đã dành những lời có cánh để nói về chương trình e-Estonia và cho rằng chương trình này là người mở đường trong lĩnh vực chính phủ điện tử.
Hacker không cần phải thông minh?
Bí ẩn đài phát thanh ma hoạt động từ thời Liên Xô
Tsar Bomba: Trái bom 'thần thánh' của Liên Xô
"Đó là một điển hình rất thú vị - một điển hình xuất hiện từ rất sớm," Helen Margetts, giáo sư xã hội và Internet thuộc Đại học Oxford và là giám đốc Viện Internet Oxford, nhận định.
Margetts nói rằng "sau thời kỳ Liên Xô, Estonia đã từ bỏ hệ thống có từ trước và xây dựng lại từ đầu - họ quyết định phát triển nền hành chính không giấy tờ. Họ tìm kiếm một giải pháp tinh gọn mà không bất cứ chính phủ nào theo kịp."
Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới mà lúc nào cũng có những tin tức về xâm nhập dữ liệu, tấn công tài khoản Facebook, mã số thẻ tín dụng bị đánh cắp, tài khoản tiết kiệm bị cuỗm mất… Vậy thì tại sao chúng ta lại tin tưởng để cho tất cả thông tin cá nhân của mình được lưu trữ tại một nơi duy nhất được tập trung hóa và có khả năng bị xâm nhập?
Estonia nói họ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đem lại dịch vụ "cư dân điện tử" ("e-residency") - trao cho bất kỳ ai trên thế giới một chứng minh thư điện tử và quyền tiếp cận vào các dịch vụ trực tuyến -Bản quyền hình ảnhE-Residency-
Hồi năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã thực hiện một nghiên cứu chỉ ra có "các nguy cơ lớn trong an ninh của hệ thống bỏ phiếu trực tuyến của Estonia" và khuyến nghị "dừng chương trình này ngay lập tức".
Tuy nhiên e-Estonia nói rằng hệ thống bỏ phiếu trực tuyến của họ có chế độ an toàn để đảm bảo tính trung thực của các lá phiếu bầu, chẳng hạn như những thẻ căn cước của mỗi công nhân do Nhà nước cấp cho phép họ sử dụng các tiện ích trực tuyến như mua sắm và bầu cử điện tử. Họ cho rằng công nghệ khóa chùm của họ có thể đảm bảo rằng "không có ai - kể cả các tin tặc, các quản trị viên hệ thống và thậm chí là cả chính phủ - có thể lợi dụng và bóp méo dữ liệu mà không bị trừng phạt."
Tấn công mạng
"An ninh mạng là một nguy cơ thật sự khi bạn gom tất cả mọi thứ vào một hệ thống trên mạng," ông West cho biết.
Ông chỉ ra cuộc khủng hoảng đầy tai tiếng hồi năm 2007 khi Nga tiến hành cái được xem chiến tranh mạng đầu tiên nhằm vào Estonia. Trang chủ của các nhà băng bi đánh sập và các máy ATM bị tê liệt. Khi mà các tòa soạn báo ở Estonia vật lộn với cơn hỗn loạn, "các nhà báo đột nhiên không thể tải các bài báo của mình lên hệ thống để kịp đưa đi in," phóng viên BBC Damien McGuinness thuật lại hồi đầu năm.
Làm sao để 'giữ mình' an toàn trên mạng?
Cuộc truy bắt tội phạm sử dụng thiết bị bay
West gọi cuộc tấn công mạng của Nga năm 2007 là "tương đương với việc bỏ bom cơ sở hạ tầng và khiến cho mọi người không thể vào trong được."
West cũng cho biết rằng phần lớn các chính phủ đều không thực hiện việc bỏ phiếu trực tuyến do những quan ngại về an ninh mạng - bất chấp lo ngại ngày càng tăng rằng Nga có thể ảnh hưởng đến bầu cử một số nước.
                           Bản quyền hình ảnhE-Residency
Mặc dù vậy, ông Piperal chỉ ra rằng hệ thống bỏ phiếu trực tuyến của Estonia chưa bao giờ bị đột nhập và bị người khác kiểm soát và rằng trong thời đại mà các cuộc bầu cử bằng máy móc dễ bị tấn công như ở Mỹ mới đây, thì chẳng thà bị đột nhập vào một phần mềm còn hơn là bị tấn công hàng triệu máy tính. Hơn nữa, người ta có thể làm tê liệt cuộc bầu cử ở một quốc gia bằng nhiều cách khác, chẳng hạn như tung tin thất thiệt, chiến dịch bóp méo thông tin, quảng cáo lừa đảo và tấn công vào mạng xã hội.
Nhưng ngay cả khi lợi ích của chính phủ điện tử vượt quá rủi ro thì liệu mô hình của Estonia có thể được bắt chước ở nơi khác hay không? Làm cách nào mà Estonia có thể làm được?
Không thể triển khai ở quy mô lớn?
Các chuyên gia nói rằng đơn giản chỉ vì đó là một ưu tiên của Chính phủ Estonia. Họ xem đó là một mục tiêu quan trọng và họ phải họ hoàn thành. Nhưng đó là một ý tưởng không dễ nhân ra ở mức quy mô. Estonia là một quốc gia tương đối nhỏ với số dân chỉ có hơn 1,3 triệu và lãnh thổ có kích thước cỡ nước Bỉ hay bang Tây Virginia của Mỹ. Tuy nhiên, Margetts đã chỉ ra rằng Facebook có hai tỷ người sử dụng và họ dường như vẫn kiểm soát được.
Hơn nữa, so sánh Estonia với các nước phương Tây như Mỹ và Anh thì chẳng khác gì so sánh táo với cam. Chính phủ Mỹ và Anh có mức độ phức tạp và rắc rối nhiều hơn nhiều, với vô số cơ quan bộ phận và luật lệ thay đổi tùy theo khu vực.
Quốc gia càng lớn thì càng khó xây dựng xã hội điện tử một cửa như ở Estonia. Ở một quốc gia lớn, có thể có rất nhiều người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau - làm mọi chuyện thêm phức tạp - sẽ dễ dàng hơn để mọi việc diễn ra suôn sẻ ở một nước nhỏ và tương đối đồng nhất.
Hãy tưởng tượng Sở thuế vụ của Mỹ, IRS, hay cơ quan Thuế vụ và Hải quan của Anh (HMRC). "Đó là những tổ chức khổng lồ và họ không muốn một bộ phận nhỏ ở trung tâm ra lệnh cho họ phải làm cái gì. Đó là một vấn đề ở những chính phủ lớn với rất nhiều cơ quan đó giờ vẫn nằm trong hệ thống," Margetts nói.
Tuy nhiên nếu như làm được thì chính phủ điện tử sẽ có ưu thế vượt trội hơn là bỏ ra hàng giờ đồng hồ trong các cơ quan công quyền và bị các nhân viên công lực làm việc quá sức quát tháo vào mặt. Đối với các công dân thì đó là một thuận lợi lớn.
Và thậm chí trong một thế giới đang ngày càng trở nên phức tạp với những cuộc chiến tranh mạng và gián điệp quốc tế, cuộc sống hàng ngày của chúng ta vẫn đang ngày càng trở nên được số hóa không ngừng và xu hướng này sẽ không sớm có dấu hiệu chấm dứt.

http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-42286032
                         *****


 Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen



 COULD ESTONIA BE THE FIRST 'DIGITAL' COUNTRY?
 Estonia, the Baltic nation of 1.3m, has been pursuing a grand idea since 1997: putting their entire government online. But is the idea a grand one, or a complicated one?
By Bryan Lufkin 
19 October 2017
                 
We've all been there: standing in an interminable queue in a stark government building, staring into space, waiting for what seems like endless hours to fill out reams of forms at the tax office or department of motor vehicles.
How do you kill time during such a boring wait, only to do more boring tasks in a boring place? Most likely, it means scrolling through your phone, checking email, Instagramming, even tweetingabout how you're bored.
So why can't we just fill out all those forms (or run similarly bureaucratic errands) on that same smartphone? Why, in 2017, the year of cashless payments and fingerprint-locked gadgets and handheld video-chatting, can we not do all of our government-related tasks online, in one place and in one fell swoop?
In a certain Baltic country, you can: Estonia, the small nation of 1.3m nestled in the nooks of northeastern Europe.
Estonia
Many countries have looked to Estonia's example for digitising government services, from Japan to Finland and beyond (Credit: e-Residency)
The same country that gave birth to Skype has been pursuing a 100% digitised society with laser focus since the '90s. Experts far and away agree that the country's online government initiative – an effort called e-Estonia – is the world paragon for how a government can successfully and conveniently move the bulk of its services to a single online platform.
The e-Estonia website says the programme is "the evolution of the e-state". Launched in 1997, it's let citizens file taxes online since 2000 (95% of Estonians file taxes online), and allows Estonians to obtain medical prescriptions and test results, sign documents, even vote and allow foreigners to become e-residents, all online.
"Today, the information is stored inside the country," says Anna Piperal, a spokesperson for e-Estonia. "But we are working on a governmental cloud that will be backed up in Estonian embassies around the world." 
e-Estonia pumps out technical roles to support the system
And they're not alone. Finland, Japan and Cyprus have all taken cues from Estonia, either working with Estonian companies to build e-tax platforms in their own countries, for example, or borrowing the Estonian ID card system, which assigns each citizen a catch-all ID that can be used for purposes ranging from social security to voting to disaster response.
"The country has made more progress than any other," says Darrell West, vice president and director of governance studies at the Brookings Institute think tank in Washington DC.
An e-government programme packs a double punch in that it functions as a creator for tech jobs. Piperal says that e-Estonia pumps out technical roles to support the system, "just like any new industry.
"We need more engineers, more designers, more testers, more programmers, and architects. More copywriters, more social media experts and more web developers."
A number of experts on governance and the internet have shining things to say about e-Estonia, and credited the programme with being a trailblazer of its kind.
"It's a very interesting example – a very early example," says Helen Margetts, professor of society and the internet at the University of Oxford and the director of Oxford Internet Institute.
Margetts says that "after the Soviet era, [Estonia] ditched legacy systems and started from scratch – they decided to be paperless. They just went for a neat solution which comes nearer than any other government." (Estonia regained independence from the Soviet Union in 1991.)
But we live in a world of constant headlines ofdata breaches, hacked Facebook profiles, stolen credit card numbers, swiped passwords, lifted savings accounts. Why should people trust all of their info being housed in a single, centralised (and potentially hackable, critics say) online platform?

Estonia
Estonia says it's the first country in the world to offer "e-residency" - granting anyone in the world a digital government ID and access to online services (Credit: e-Residency)

In 2014, researchers at the University of Michiganconducted a study that identified "major risks in the security of Estonia's internet voting system" and recommended "its immediate withdrawal". But e-Estonia says that the voting system has security in place to safeguard the integrity of votes, such as those state-issued ID cards assigned to each citizen that allows them to use the online services like online banking or electronic voting. And it saysits blockchain technology strives to ensure"that no-one – not hackers, not system administrators, and not even government itself – can manipulate the data and get away with that."
"Cybersecurity is a real risk when you have everything on a single platform" - Darrell West  
"Cybersecurity is a real risk when you have everything on a single platform," says West. He points to 2007, an infamous crisis in which Russia waged what's considered the first cyberwar on Estonia. Banks had their servers knocked out and cash machines were rendered unusable. As Estonian newspapers struggled to keep up with the chaos, "journalists were suddenly unable to upload articles to be printed in time", reported the BBC's Damien McGuinness earlier this year.
West called the 2007 Russian cyberattack "the equivalent of bombing physical infrastructure and making it inaccessible to people".
West also says that most governments have not embraced online voting due to cybersecurity concerns – despite increasing concern that Russia may have influenced elections in a number of countries.
Estonia
Estonia says its digital government platform helps create technical jobs for citizens to help run the systems (Credit: e-Residency)
Still, e-Estonia's Piperal points out that Estonia's voting system has never been hacked or compromised, and that in an age of machine-based elections being hacked (such as recently in the US), it may be better to have one piece of software rather than millions of machines that were hacked in the end. Besides, you can cripple a government's elections in a lot of different ways, West points out: fake news, disinformation campaigns, deceptive advertising, social media attacks.
But even if the benefits of an e-government outweigh the risks, could Estonia's model even be replicated elsewhere, necessarily? How has Estonia been able to do it?
Experts say that it's simply been a priority there – Estonia viewed an e-government as an important goal and they got it done. But it's a concept that doesn't always scale. Estonia's a relatively small country with a population of just over 1.3m and a size that matches that of Belgium or West Virginia. (Still, Margetts points out: "Facebook has two billion users, and they seem to manage.")
Could Estonia's model even be replicated elsewhere?
Plus, comparing Estonia to larger Western countries like the UK or the US is an apples-to-oranges exercise. The British and American governments, for instance, are much more complex and byzantine compared to Estonia's, with myriad departments and laws that may change depending on where in the country you are.
Never mind the fact that, the bigger the country, the tougher it is to erect a one-stop-shop digital society like Estonia's. In a big country, you might have lots of people speaking lots of languages, which complicates things – it's easier to streamline services when you have a place that's small and homogenous.
Think of the IRS in the US or HMRC in the UK. "These are really huge organisations and they don't want a small unit in the centre telling them what to do. That's a problem in a very big government when you've got lots of legacy systems lying around," Margetts says.
But if it can be pulled off, an e-government beats spending hours in a windowless government office and being barked at by an overworked desk employee. There's a huge convenience factor for citizens.
And even amid an increasingly complex world filled with cyber wars and international espionage, the unrelenting digitisation of our day-to-day lives doesn't seem to be stopping anytime soon.
It's the future, and experts say that there's no reason to think that running a government won't inevitably be yet another task that fully ends up on the internet, too. That's why it could be one of the biggest ideas of the 21st Century.
"Amazon is just a website, right? When you think of Amazon, you don't think of buildings. Do you think of buildings when you think of government? You probably don't," says Margetts. "Government is just a website, really, going forward."

http://www.bbc.com/future/story/20171019-could-estonia-be-the-first-digital-country
Grand Ideas
The 21st Century is continually throwing us new challenges and expecting us to adapt – but for every Earth-shattering megatrend, there are dozens of genius solutions. Follow them all in BBC Future's special series,Grand Ideas.