Friday, April 27, 2018

CUỘC GẶP GỠ GIỮA HAI LÃNH ĐẠO NAM-BẮC HÀN

       
Fr: Viet Do
Kính gởi quý anh chị một bài bài báo đăng trên Le Figaro. fr hôm nay thứ sáu 27/04/2018 về cuộc gặp gỡ giữa hai lãnh đạo Bắc và Nam Hàn
Có lời bàn của Lang Thang, một người Việt sống tại Paris (France) cũng đã được đăng cùng ngày trên nhật báo này.
NCĐ

Một trang sử mới được mở ra giữa hai Hàn Quốc.
Đăng bởi Le figaro.fr  ngày 27/04/2018 
Từ ngày gặp gỡ thượng đỉnh cuối cùng năm 2007, người Hàn đã chú ý chờ đợi cái bắt tay nhau lịch sử này.Việc này đã xảy ra hôm thứ sáu trong một màn bất ngờ, hai lãnh đạo 


đã đi và về ngang ranh giới xuyên Hàn quốc không được dự định trong kịch bản. Kim Jong Un và Moon Jae-In gặp nhau nơi lằn chia biên giới giữa 2 xứ, bắt tay nhau trong hơn nửa phút.
Rất tươi cười, lúc đó Tổng Thống Nam Hàn đã mời khách bước sang Nam Hàn. Hai người đã đứng cho nhiếp ảnh viên chụp trong giờ lịch sử khi lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên đã dẫm chân lên đất ở miền Nam của bán đảo từ ngày chấm dứt chiến tranh Hàn quốc năm 1953. Ông Kim nói "tràn ngập cảm xúc".
Diễn tiến buổi gặp nhau thượng đỉnh xuyên Hàn được đo tính từng li. Và Kim Jong Un đã ra khỏi một chút lằn chia, sau đó mời Moon Jae In đi theo cùng ông ta qua bên kia biên giới.


 Ông Nam Hàn có vẻ hơi lưỡng lự nhưng "ông khách" không để yên, nắm tay ông ta để cùng "vượt biên", rồi hai ông tiếp tục trao đổi một bắt tay rất thân thiện.
Phủ tổng thống Nam Hàn giải thích vì sao sự việc này đã có thể xảy ra."Ông Moon nói với ông Kim: '' Khi nào tôi mới có thể thăm viếng được miền Bắc?''. Và lãnh đạo Bắc Hàn trả lời:'' Tại sao là không ngay bây giờ?''. Rồi với nụ cười rộng nở trên môi, hai ông tay trong tay trỏ lại Miền Nam, nơi đó họ nhận được những bó hoa từ tay của mấy đứa trẻ nhỏ trong làng gần đó.
Một món quà lớn cho người Hàn.Hình ảnh hai lãnh đạo, thoải mái và tươi cười, với bầu không khí bề ngoài thân mật,tương phản với những căng thẳng lên cao do những cuộc thử nghiệm năm vừa qua về tầm bắn xa và hoả tiển hạt nhân của Bắc Hàn.
"Chúng ta hôm nay đang ở trên mức khởi hành, để viết trang sử mới xây dựng hoà bình, thịnh vượng và giao tế liên Hàn, Kim Jong Un đã tuyên bố trước khi mở đầu thương thuyết chính thức giữa hai lãnh đạo của hai xứ Hàn, vẫn luôn còn là trên phương diện kỹ thuật trong tình trạng chiến tranh kể từ cuộc đình chiến năm 1953.
"Tôi hy vọng rằng chúng ta đủ sức để nói chuyện một cách thẳng thắng và đi đến một thoả ước để hiến cho Dân Hàn một món quà lớn và cho những người yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới", ông Moon Jae In đã tuyên bố lúc bắt đầu cuộc thương thuyết chính thức.
Buổi lễ tiếp đón chứa nhiều biểu hiệu. Hai lãnh đạo đã cùng đi trên thảm đỏ giữa hàng chào danh dự của những binh lính Nam Hàn với binh phục cổ xưa. Có vài lúc vui khi em gái của lãnh đạo Bắc Hàn, bà Kim Jo Jong và một người của phái đoàn đi theo hai lãnh đạo đã vội vàng tránh một bên khi thấy họ bị trong tầm nhắm của các nhiếp ảnh viên. Cũng có vài lúc lúng túng, khi Kim Jong Un đã để ra thì giờ rất lâu trước khi viết vào quyển sổ vàng, trong lúc đó Moon Jae ra vẻ không biết phải nhìn chỗ nào. Đến giữa trưa, được bảo vệ bởi 12 cận vệ, Kim Jong Un đi về hướng Bắc để dùng cơm.
Sau phần trao đổi ý kiến buổi sáng, phát ngôn viên của Moon Jae In, ông Yoon Young Chan tuyên bố là hai lãnh đạo đã có một buổi đối thoại thành thật và thẳng thắng về vấn đề bãi bỏ vũ khí nguyên tử và sự tạo dựng một hoà bình thường trực trên bán đảo xứ Hàn. Hai phía đã cùng soạn chung một thông cáo và hai lãnh đạo sẽ công bố khi hoàn thành.
Tuy nhiên vẫn còn một nghi ngờ trong cộng đồng thế giới về quyết tâm thực sự của Bắc Hàn là sẽ bãi bỏ chương trình nguyên tử.
Kim Jong Un sẽ bàn cãi với tất cả sự chân thành (...) về mọi vấn đề gặp phải để cãi thiện bang giao liên Hàn và đi đến hoà bình, thịnh vượng và thống nhất", thông tấn xã chính thức Bắc Hàn KCNA đã công bố trước khi bắt đầu cuộc gặp gỡ. .
Tổng thống Nam Hàn và lãnh đạo Bắc Hàn đã gặp lại nhau sau bữa cơm trưa để tiếp tục cuộc trao đổi. Trước lần gặp lại buổi chiều, Kim Jong Un và Moon Jae In cùng trồng chung một cây thông, "sẽ đại diện cho hoà bình và thịnh vượng trên Lằn Biên Giới, biểu hiệu của sự đối đầu và chia rẽ từ 65 năm" theo Séoul. Hai phu nhân của hai lãnh đạo sẽ cùng dự bữa tiệc sau cuộc họp thượng đỉnh.
langthang

Trích từ bài viết " Tuy nhiên, một sự nghi ngờ vẫn còn trong cộng đồng thế giới về thiện chí của Bắc Hàn bỏ thực sự chương trình hạt nhân".
Ít ra thì cũng đừng tin nơi thiện chí và những lời hứa của những chế độ cộng sản độc tài. Chính quyền Nam Hàn có nhiều quyền lợi khi phải đề phòng cảnh giác. Những ví dụ về sự phản bội của bọn cộng sản có đầy trong lịch sử cận đại hoàn cầu!
Tại Paris, ngày 27/03/1973, Mỹ quốc, Bắc Việt Nam , Nam Việt Nam và quân nổi dậy trong Nam đã cùng ký một "Hiệp Ước Hoà Bình". Ngày 2/03/1973 một Buổi Họp Quốc Tế gồm có Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đại diện của 5 thành viên trong Hội Đồng An Ninh (Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Tàu cộng, Anh Quốc ), và 4 quốc gia "Kiểm Soát" hiệp ước để "Chứng nhận" Hiệp Ước.
Sau Hiệp Ước, Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được phát giải Nobel Hoà Bình. Chỉ cóLê Đức Thọ từ chối nhận giải! Vì sao? Lúc đó mực ký hiệp ước chưa khô thì và mặc cho sự trang trọng của Hiệp Ước, tên việt cộng này đã chủ mư u với Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản của xứ của hắN một đồ án xâm chiếm Miền Nam (Việt Nam Cộng Hoà).một trong bốn bên đã ký tên trong Hiệp Uoc Hoà Bình!). Trong một chừng mức nào đó, hắn ta hữu lý với chính nó! Kết quả: ngày 30 tháng tư 1975, Miền Nam bị sụp đổ!


Une «nouvelle histoire» s'ouvre entre les deux Corées Le figaro.fr  le 27/04/2018
Depuis le dernier sommet entre les deux Corées en 2007, les Coréens attendaient avec intérêt cette poignée de main historique.. Celle-ci a donné lieu vendredi à un ballet impromptu, les deux dirigeants effectuant des allers-retours sur la frontière intercoréenne mais qui ne figuraient pas au scénario. Kim Jong-un et Mơn Jae-in s'étaient retrouvés sur la ligne de démarcation qui fait office de séparation entre les deux Corées, se serrant la main pendant près d'une demi-minute. Tout sourire, le président sud-coréen a alors invité son hôte à se rendre en Corée du Sud. Les deux hommes ont posé pour les photographes à l'occasion de ce moment historique où le Nord-Coréen est devenu le premier dirigeant nord-coréen à fouler le sol sud de la péninsule depuis la fin de la guerre de Corée, en 1953. Ce dernier s'est dit «submergé par l'émotion »
Le déroulé du sommet intercoréen avait été calibré au millimètre. Kim Jong-un est donc quelque peu sorti des clous quand il a ensuite invité Mơn Jae-in à l'accompagner de son côté de la frontière. Le Sud-Coréen a semblé hésiter mais son invité ne s'en est pas laissé conter, lui saisissant la main pour franchir la frontière, où les deux hommes ont à nouveau échangé une poignée de main chaleureuse. La présidence sud-coréenne a expliqué ensuite comment ce moment avait pu se produire. «M. Mơn a dit à M. Kim: “Quand vais-je pouvoir visiter le Nord?”». Et le leader nord-coréen de répondre: «“Pourquoi pas maintenant?”, a-t-il dit.» Puis, larges sourires aux lèvres, ils sont repartis main dans la main au Sud, où ils ont reçu des fleurs des mains d'enfants habitant un village proche.
«Un grand cadeau aux Coréens»
L'image de la rencontre des deux dirigeants, détendus et souriants, dans une ambiance en apparence chaleureuse, contrastait avec les tensions accrues l'année dernière par les tests balistique et nucléaire effectués par la Corée du Nord. «Nous nous trouvons aujourd'hui sur une ligne de départ, pour écrire une nouvelle histoire faite de paix, de prospérité et de relations intercoréennes», a déclaré Kim Jong-un, avant que ne débutent les discussions officielles entre les deux dirigeants des deux Corées, toujours techniquement en état de guerre depuis l'armistice de 1953. «J'espère que nous serons capables de parler franchement et de parvenir à un accord pour offrir un grand cadeau aux Coréens et aux gens à travers le monde qui espèrent la paix», a déclaré Mơn Jae-in au début des discussions officielles.
La cérémonie d'accueil fourmillait de symboles. Les deux dirigeants ont marché sur un tapis rouge au milieu d'une haie d'honneur formée par des soldats sud-coréens en uniforme traditionnel.. Il y a eu quelques moments amusants, comme lorsque la sœur du dirigeant nord-coréen, Kim Jo-jong et un autre membre de la délégation qui suivait les deux dirigeants se sont brusquement écartés en s'apercevant qu'ils étaient dans le champ des photographes. Il y a eu aussi quelques moments de gêne, quand Kim Jong-un a mis très longtemps pour signer le livre d'or, Mơn Jae-in ayant l'air de ne pas savoir où jeter son regard. À la mi-journée, la voiture officielle de Kim Jong-un, encadré par 12 gardes du corps, est repartie au Nord le temps du déjeuner.
À l'issue de la session matinale d'entretiens, le porte-parole de Mơn Kae-in, Yơn Young-chan, a déclaré que les deux dirigeants avaient eu «un dialogue sincère et franc au sujet de la dénucléarisation et de l'établissement d'une paix permanente sur la péninsule coréenne». Les deux parties ont travaillé à la rédaction d'un communiqué commun et les deux dirigeants en feront l'annonce lorsqu'il sera établi. Cependant, un scepticisme demeure au sein de la communauté internationale sur la volonté réelle de la Corée du Nord d'abandonner son programme nucléaire. «Kim Jong-un discutera en toute franchise (...) de tous les problèmes rencontrés pour améliorer les relations intercoréennes et parvenir à la paix, la prospérité et la réunification», a indiqué avant le début de la rencontre l'agence officielle nord-coréenne KCNA.
Le président sud-coréen et le dirigeant nord-coréen se sont retrouvés après le déjeuner pour poursuivre leurs échanges. Avant la séance de l'après-midi, Kim Jong-un et Moon Jae-in ont planté un pin, qui «représentera la paix et la prospérité sur la Ligne de démarcation militaire, qui est le symbole de la confrontation et de la division depuis 65 ans», selon Séoul. Les épouses des deux hommes devraient participer au banquet organisé à l'issue du sommet.

Extrait de l'article: "Cependant, un scepticisme demeure au sein de la communauté internationale sur la volonté réelle de la Corée du Nord d'abandonner son programme nucléaire.''
La moindre des choses est de ne pas croire à la bonne volonté et aux promesses des régimes dictatoriaux communistes. Les autorités sud-coréennes ont intérêt à rester sur leur garde. Les exemples sur la traîtrise des communistes abondent dans l'histoire contemporaine mondiale! A Paris, le 27 janvier 1973, les USA, le Viet Nam du Nord, le Viet Nam du Sud et les insurgés du Sud Viet Nam ont signé un "Accord de la Paix". Le 2 Mars 1973, une Conférence Internationale réunissant le Secrétaire Général de l'ONU, les représentants des 5 membres permanents du Conseil de Sécurité (France, USA, URSS, Chine, UK), des 4 pays de la "Surveillance" de l'Accord (Canada, Hongrie, Indonésie, Pologne) pour "Prendre Acte" de l'Accord. Après cet Accord, Henry Kissinger et Lê Đức Thọ se sont vus attribuer le Prix Nobel de la Paix! Seul, Lê Đức Thọ (Nord Viet Nam) a refusé ce prix! Pourquoi? A ce moment, l'encre de l'Accord n'est même pas encore sèche et malgré la solennité de l'Accord, ce communiste a déjà concocté avec le Bureau Politique du Parti Communiste de son pays, un plan d'invasion contre le Sud Viet Nam (la République du Viet Nam), une des 4 parties signataires de cet Accord de Paix ! Dans une certaine mesure, il est logique avec lui-même! Résultat: le 30 avril 1975, le Sud Viet Nam est tombé !
Le 27/04/2018 à 10:22.
langthang

http://www.lefigaro.fr/ international/2018/04/27/ 01003-20180427ARTFIG00071-une- nouvelle-histoire-s-ouvre- entre-les-deux-corees.php