Sunday, April 15, 2018

TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ

Fr: Loan Nguyen 

'Chìa khóa thần' giúp trẻ mãi không già 

Britt Wray - BBC Future\

Danh sách các căn bệnh mà nhân loại đã có thể đánh bại thật ấn tượng.
Các bệnh bại liệt, thương hàn, sởi, uốn ván, sốt vàng da, đậu mùa, bạch hầu và thủy đậu gần như đã bị xóa sổ hoàn toàn ở nhiều khu vực trên thế giới.
Vaccine và thuốc đặc trị đã cho phép con người chống trả các vi khuẩn, ký sinh trùng và virus vốn đe dọa giết chết chúng ta. 

Tuổi già có thể ngăn ngừa?
Nhưng xuyên suốt lịch sử, con người đều phải trải qua một tình trạng mà chúng ta không bao giờ có thể thoát ra được - bị già.
Khi chúng ta già đi, các tế bào trong cơ thể sẽ ngưng làm việc và có thể hư hỏng, gây ra các căn bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, hen suyễn và bệnh mất trí nhớ (Alzheimer).
Nhìn chung, các chứng bệnh liên quan đến tuổi già gây ra khoảng 100.000 ca tử vong mỗi ngày. Hàng tỷ đô la đang được đổ vào trên khắp thế giới trong nỗ lực làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta có thể đã sai lầm trong cách nghiên cứu về tình trạng lão hóa. Họ cho rằng chúng ta nên coi chứng lão hóa như một căn bệnh - tức là có thể được phòng ngừa và chữa khỏi.
Ý tưởng trên dựa trên những khám phá mới đây, theo đó cho thấy quá trình lão hóa sinh học có thể hoàn toàn phòng ngừa và chữa trị được.   Bản quyền hình ảnh Getty Images
Từ góc độ sinh học, cơ thể chúng ta lão hóa ở các tốc độ khác nhau tùy theo các yếu tố di truyền và môi trường sống.
Các khiếm khuyết nhỏ trong bộ ADN và trong tế bào của chúng ta bắt đầu gây ra các lỗi; các lỗi này dần tích tụ đến mức độ nào đó thì mô bị phá hủy.
Mức độ của những thay đổi này theo thời gian có thể trở thành khác biệt giữa một tuổi già khỏe mạnh và một cơ thể ngồi một chỗ và mắc các chứng bệnh kinh niên.
Các nhà khoa học đang hy vọng tạo ra đột phá trong vấn đề nghiên cứu lão hóa, là chủ đề hiện vẫn đang ở bên rìa của y khoa chính thống.
Giờ đây, đã có một số trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới đang ưu tiên tìm kiếm các phương cách ngăn chặn lão hóa sinh học.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy thật ra chúng ta có thể kéo dài đáng kể vòng đời của một số loài, và điều đó mở ra hy vọng rằng việc này cũng có thể diễn ra ở người.
Một loại thuốc trị tiểu đường thông dụng, metformin, có khả năng kéo dài tuổi thọ của các loài gặm nhấm.
 Aubrey De Grey có tham vọng chế ngự được tình trạng lão hóa ở cơ thể người- Bản quyền hình ảnh Sens Foundation/Wikipedia
Vào đầu những năm 1990, Cynthia Kenyon, hiện là phó chủ tịch về nghiên cứu lão hóa tại Phòng thí nghiệm Calico, công ty nghiên cứu chống lão hóa do Google hỗ trợ, đã chứng minh được rằng giun đũa có thể sống đến sáu tuần thay vì chỉ ba tuần như lâu nay bằng cách thay đổi một ký tự duy nhất trên mã di truyền của chúng.
Bảy nhân tố sinh học
Một trong những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tuổi thọ con người, Aubrey De Grey, cho biết bằng cách nào con người có thể được tăng tuổi thọ theo cách tương tự.
De Grey là nhà khoa học chính tại Viện Nghiên cứu Chiến lược về Các kỹ thuật về sự già yếu không đáng kể, một cơ quan nghiên cứu về thuốc tái tạo có trụ sở ở bang California tập trung vào kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh ở con người.
Ông giải thích rằng mục tiêu của họ là xây dựng một bộ các liệu pháp cho người trung niên và người già để giúp họ giống như người trong độ tuổi dưới 30 cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. "Đương nhiên, không hề làm mất ký ức của họ," ông nói thêm.
De Grey nói rằng họ muốn "sửa đổi những điều mà chúng ta không thích về những thay đổi xảy ra giữa độ tuổi 30 và tuổi 70".
Có bảy nhân tố sinh học mà De Grey cho rằng chịu trách nhiệm phần lớn cho sự hư tổn tế bào, gây ra sự lão hóa và kéo theo các chứng bệnh tuổi già.
Các nhân tố này gồm việc các tế bào ở một bộ phận không được tái tạo đủ nhanh; tình trạng các tế bào tự phân bào không kiểm soát được như xảy ra ở trường hợp ung thư; tình trạng các tế bào lẽ ra đã đến lúc chết thì lại không chết vốn là một nguyên nhân khác gây ra ung thư; sự tổn hại mã ADN của cơ quan sản xuất năng lượng nhỏ trong các tế bào được gọi là ti thể; sự tích tụ các vật chất thải ra bên trong tế bào; các chất thải tích tụ bên ngoài tế bào; và sự xơ cứng cấu trúc hàng rào lưới bên ngoài tế bào, được gọi là ma trận ngoại bào vốn cho phép các mô có độ co giãn, linh hoạt.
De Grey và nhóm nghiên cứu của ông cho biết họ đã tìm ra cách để xử lý từng nguyên nhân kể trên với các liệu pháp mà họ đang xây dựng.
Cách chữa trị
"Cách chữa trị vấn đề đầu tiên về vấn đề có quá ít tế bào là liệu pháp tế bào gốc," De Grey giải thích. Cách làm này cung cấp cho các mô một lượng tế bào trẻ để thay thế các tế bào chết đi trong quá trình lão hóa.
Các vấn đề khác, chẳng hạn khi các tế bào đã đến kỳ chết nhưng không chết, có thể cần giải pháp phức tạp hơn.
"Về nguyên tắc, chúng ta có thể sử dụng cách chọn gene thích hợp để áp dụng biện pháp 'gene tự sát' - tức là các tế bào chứa biểu hiện gene sẽ sản xuất ra các protein có khả năng giết chết tế bào. Mẹo ở đây là việc chỉnh sửa gene sao cho chúng chỉ có thể tạo ra loại protein chết chóc đó nếu sự phát triển của tế bào gây hại nhiều hơn lợi.
De Grey không cho rằng tất cả các cách làm này sẽ có thể chặn đứng hoàn toàn quá trình lão hóa nhưng chúng có thể giúp con người sống thêm chừng 30 năm nữa.
Ông hình dung ra một tương lai khi mà các "công nghệ trẻ hóa" có thể được ứng dụng trên người già để đưa tế bào của họ trở lại tình trạng khi mà họ còn trẻ, nhờ đó có thể kéo dài tuổi thọ của họ.
Nguyên tắc của cách làm này là nếu ai đó được điều trị khi 60 tuổi sẽ trở về tuổi 30 về mặt sinh học. Tuy nhiên, do những liệu pháp này không giúp điều trị vĩnh viễn được, các tế bào của họ sẽ trở thành 60 tuổi một lần nữa trong 30 năm kế tiếp.
Cho đến lúc đó, De Grey hy vọng rằng các liệu pháp này sẽ được áp dụng một lần nữa dưới dạng 'phiên bản 2.0' để đưa chính con người đó một lần nữa có các tế bào trẻ trở lại. Nhờ đó mà tế bào của người đó sẽ không đạt đến độ tuổi 60 cho đến khi họ 150 tuổi. 
Liệu pháp truyền máu
Tuy nhiên, cần phải thận trọng với những tuyên bố kiểu này. Không có bằng chứng thí nghiệm cho thấy cơ thể của chúng ta sẽ đáp ứng lại kiểu 'cập nhật phần mềm' như thế này. Cũng giống như máy tính, khi được cập nhật quá nhiều lần cơ thể của chúng ta có thể dừng hoạt động.
Nhưng De Grey tin rằng cách suy nghĩ này sẽ kéo lùi những tiến bộ của công nghệ chống lão hóa. Vấn đề ở chỗ, ông nói, về mặt văn hóa, chúng ta chấp nhận là con người không tránh khỏi bị già nên những nỗ lực nhằm ngăn chặn những tổn hại của quá trình già đi thường bị xem là khoa học lập dị.
Và ông không hề đơn độc khi tin rằng các chứng bệnh liên quan đến tuổi già có thể chữa trị được.
George Church, một nhà di truyền học tại Trường Y Đại học Harvard nói với chúng tôi rằng mặc dù một số đồng nghiệp của ông lập luận rằng nhiều chứng bệnh tuổi già quá phức tạp nên chúng không thể nào chữa trị được, nhưng ông cho rằng cách nghĩ như vậy là không chính xác.
"Nếu bạn có thể kiểm soát cả môi trường và di truyền, bạn có thể giúp cho bệnh nhân sống trẻ trung và khỏe mạnh lâu hơn rất nhiều so với những người khác," Church nói. "Ở các nước công nghiệp hóa phần lớn các căn bệnh là bệnh tuổi già và tôi cho rằng những căn bệnh này có thể giải quyết được."
Trong số các cách làm nổi bật để tăng tuổi thọ là một quy trình nghe có vẻ rùng rợn thường được biết đến với tên gọi 'liệu pháp dơi hút máu'. Các bệnh nhân mất trí nhớ được truyền huyết tương từ những người hiến máu trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 30 đã có những dấu hiệu cải thiện trong một thử nghiệm gần đây. Các bệnh nhân mới phát bệnh Alzheimer đã lấy lại khả năng tự tắm rửa hay mặc quần áo, hay làm những công việc khác, như việc nhà.

 Liệu việc truyền máu có giúp người trẻ trì hoãn được quá trình lão hóa không? Bản quyền hình ảnh Getty Images


Hồi sinh người chết?
Trong khi thử nghiệm này vẫn còn đang tiếp tục, một công ty khởi nghiệp ở Mỹ có tên gọi là Ambrosia đã hứa hẹn các khách hàng lớn tuổi của họ rằng họ sẽ được nhận truyền máu từ những thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 25 với giá 8.000 đô la Mỹ mỗi lần.
Công ty này nói rằng liệu pháp truyền máu có thể giúp tăng cường hoạt động của những tế bào đã ngủ lịm ở người già, cũng như giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân Alzheimer thời kỳ đầu và giúp chuyển tóc bạc của bệnh nhân 60 tuổi thành đen hơn.
Tuy nhiên nghiên cứu của họ vẫn chưa được công bố trên bất kỳ tạp chí chuyên ngành nào và đã bị chỉ trích là không tính đến hiệu ứng placebo, tức là làm an lòng bệnh nhân hơn là có công dụng thực sự.
Tuy nhiên còn việc 'chữa trị' cái chết thì sao? Lâu nay đã có đề xuất làm việc này bằng cách đông lạnh não hay cơ thể người ngay sau khi chết để có thể hồi sinh họ trong tương lai khi công nghệ đã tiến bộ đủ. Một số công ty thậm chí còn giới thiệu cơ hội cho các khách hàng giàu có để gìn giữ thi thể của họ theo cách này. Tuy nhiên, cho đến giờ vẫn chưa có khách hàng nào của họ được hồi sinh trở lại từ phòng trữ lạnh.
Bất kể là làm cách nào thì việc kéo dài tuổi thọ con người thêm hàng chục thậm chí hàng trăm năm sẽ đưa đến cho chúng ta những hiện thực xã hội khó khăn.
Có những lo sợ rằng việc sống thọ quá lâu có thể dẫn đến dân số bùng nổ và liệu hành tinh chúng ta có đủ sức chứa một lượng người lớn như vậy hay không.
Bản thân De Grey cho biết ông thường được hỏi rằng liệu các công nghệ mà ông đang phát triển có bị những kẻ độc tài lắm tiền của lạm dụng để kéo dài tuổi thọ, trong khi những người khác đặt vấn đề liệu chúng ta có cảm thấy buồn chán với cuộc sống cứ kéo dài ra mãi hay không.
http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-43535453



Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen


The ambitious quest to cure ageing like a disease
As we learn more about the diseases that affect us, we also get better at controlling them. But will we ever manage to overcome the most inevitable of afflictions – old age?
  • By Britt Wray
5 February 2018
The list of diseases humankind has managed to defeat is impressive – polio, typhoid, measles, tetanus, yellow fever, smallpox, diphtheria and chicken pox have been almost completely eliminated in many parts of the world. Vaccines and powerful drugs have allowed our species to fight back against the bacteria, parasites and viruses that threaten to kill us.

But throughout history, humans have suffered from a condition that they have never been able to escape – ageing. As we get older, our cells stop working as well and can break down, leading to conditions like cancer, heart disease, arthritis and Alzheimer's disease. Together, ageing-related diseases are responsible for 100,000 deaths per day and billions are spent around the world trying to slow their steady march on our bodies.
Some researchers, however, believe we may be thinking about these conditions in the wrong way. They say we should start treating ageing itself as a disease – one that can be prevented and treated. In a recent episode of the BBC Tomorrow's World podcast, my fellow presenter Ellie Cosgrave and I spoke to some of those who are investigating ways to slow and even halt the ageing process.
Can age-related disease be stopped? (Credit: Getty Images)
Can age-related disease be stopped? (Credit: Getty Images)
Their hopes are founded on recent discoveries that suggest biological ageing may be entirely preventable and treatable. From a biological perspective, the body ages at different rates according to genetic and environmental factors. Tiny errors build up in our DNA and our cells begin developing faults that can accumulate into tissue damage. The extent of these changes over time can mean the difference between a healthy old age or one spent housebound and afflicted by chronic diseases.
The hopes are founded on recent discoveries that suggest biological ageing may be entirely preventable and treatable  
The scientists who hope to do this sit on the fringes of the mainstream medical landscape. But there are now a number of research centres around the world that have made identifying ways of preventing biological ageing a priority. Studies in animals have shown that it is indeed possible to dramatically extend the lifespan of certain species, giving hope that it could also be possible in humans.
Aubrey De Grey has bold ambitions to tackle ageing (Credit: Sens Foundation/Wikipedia)
Aubrey De Grey has bold ambitions to tackle ageing (Credit: Sens Foundation/Wikipedia)
One common diabetes drug, metformin, was able to extend the lifespan of rodents. In the early 1990s, Cynthia Kenyon, now vice president of ageing research at Calico Labs, the Google-backed anti-ageing research company, demonstrated that roundworms could live six weeks instead of their natural three just by changing a single letter of their genetic code.
In our Tomorrow's World podcast episode about ageing, one of the leading figures in human longevity research, Aubrey De Grey, tells us how similar increases in lifespan could be achieved in humans. De Grey is the chief science officer at the Strategies for Engineered Negligible Senescence (Sens) Research Foundation, a California-based regenerative medicine research foundation focused on extending the healthy human lifespan. He explains their goal is to develop a suite of therapies for middle-aged and older people that will leave them physically and mentally equivalent to someone under the age of 30. "Of course, without wiping their memories," he adds.
De Grey says they want "to fix the things we don't like about the changes that happen between the age of 30 and the age of 70". There are seven biological factors De Grey argues are predominantly responsible for cellular damage that accompanies ageing and underlies ageing-related diseases.
We want to fix the things we don't like about the changes that happen between the age of 30 and the age of 70 ­– Aubrey De Grey  
These include when cells in a tissue are not renewed quickly enough; when cells replicate uncontrollably as occurs in cancer; when cells don't die when they should, which is another problem in cancer; damage to the DNA of the tiny power plants found in cells, known as mitochondria; the accumulation of waste products inside the cell; waste products that build up outside cells; and the stiffening of the lattice structure outside of cells, called the extra-cellular matrix, which allows tissues to stretch and bend.
De Grey and his team at the Sens Research Foundation say they have identified ways for each of these problems to be combatted with therapies they're developing.
"The fix for the first (problem) of having too few cells is stem cell therapy," says De Grey. This provides tissue with a fresh supply of young cells to replace those that die during ageing. Other issues, such as when cells don't die when they are supposed to, may require more complex solutions.
Could humans be treated for ageing like any other disease? (Credit: Getty Images)
Could humans be treated for ageing like any other disease? (Credit: Getty Images)
"In principle, we could use gene targeting to introduce suicide genes – genes which the cells will express that will make proteins that will simply kill the cell," says De Grey. The trick here, however, will be engineering the genes in such a way that they will only express the lethal protein if the cell's growth patterns are doing more bad than good.
De Grey doesn't think that it will be possible stop ageing altogether with these types of approaches, but they may give patients an extra 30 years or so of life. He envisages a future where "rejuvenation technologies" can be administered to old people in order to revert their cells to what they were like when they were in their youth, buying them extra time. The idea is that someone who is treated at the age of 60 will be biologically reverted to 30. But because the therapies are not permanent fixes, their cells will end up becoming 60 years old again in another 30 years time.
By then De Grey hopes the therapies could be reapplied as "version 2.0" to revert the same individuals once again to become younger in their cells. As a result, that person's cells wouldn't become 60 again until they're about 150 years old.  
But, there needs to be some caution when dealing with claims like this. There is no experimental evidence to show that our bodies would respond to this sort of "software update". Much like computers, with too many updates our bodies could grind to a halt.
We culturally accept ageing as unavoidable and so attempts to halt the damage it causes are often dismissed as quack science ­  
But De Grey believes this kind of thinking, something he calls "the pro-ageing trance", is holding back the advance of anti-ageing technologies. The problem, he says, is that we culturally accept ageing as unavoidable and so attempts to halt the damage it causes are often dismissed as quack science.
And he is not alone in believing ageing-related diseases can be solved. George Church, a geneticist at Harvard Medical School, told us that while some of his colleagues argue many age-related diseases are so complex that they simply can't be treated, he finds such thinking to be incorrect.
"If you can control both the environment and the genetics, you can get people that live youthful healthy lives for exceptionally much longer than others," says Church. "In industrialised nations, most of the diseases are due to age-related diseases and I think those too can be handled."
Could blood transfusions from the young slow ageing? (Credit: Getty Images)
Could blood transfusions from the young slow ageing? (Credit: Getty Images)
Among the prominent approaches to increasing longevity is a gruesome-sounding procedure that is commonly known as "vampire therapy". Dementia patients who were given transfusions of blood plasma from younger donors aged between 18 and 30 years old showed signs of improvement in a recent trial. Patient's with early-onset Alzheimer's disease regained the ability to bathe or dress themselves, or to do other tasks such as housework.
While this trial is still ongoing, one US start-up called Ambrosia is already offering older customers the chance to receive transfusions of blood from donors aged between 16 and 25 years old for $8,000 (£5,985) per treatment. The company says that these transfusions can boost the performance of older people's lethargic cells, and also claims to have improved the condition of an early-onset Alzheimer's patient as well as have turned the hair of a 60-something-year-old patient darker. Their research, however, has yet to be published in any peer-reviewed journals and has been criticised for not accounting for the placebo effect.
But there are some studies in animals that suggest there may be a biological basis for the effects these treatments are having. In 2013, a study by researchers at the Harvard Stem Cell Institute showed the muscle strength of mice could be improved by a growth factor found in young blood called GDF11, though the findings could not be replicated. BBC Future has previously explored some of the other approaches in animals that could lead to a longer life. Meanwhile, others say the key to longevity is as simple as cutting the amount of calories you consume in a day.
But what about actually "curing" death? There have long been proposals to do this by cryogenically freezing a person's brain or body immediately after death so they can be revived at a later date when technology has advanced sufficiently. A number of companies even offer the opportunity for wealthy clients to preserve their bodies in this way, such the Alcor Life Extension Foundation. However, to date, none of their clients have ever been resurrected from their icy storage units.
Others, such as Ray Kurzweil, theorist of the Singularity and lead engineer at Google have espoused "mind uploading" as a way to achieve (at least digital) immortality.
It's easy to conflate these outlandish ideas, which seem more based in science fiction than reality, with the lab-based work De Grey and others in longevity research are doing. But regardless of how it is achieved, extending human lifespans by decades or even hundreds of years will present us with some difficult social realities. As BBC Future has explored before, there could be major societal impacts if we all start living longer. There are some that fear greater longevity could lead to swelling populations and raise doubts that our planet could support such numbers.
De Grey himself says he is often asked about whether the technologies he is working on could be abused by wealthy tyrants to give them extended lifespans, while others ask whether we will simply be bored by lives that can be continuously extended.
He has little time for such questions and believes that other technologies – such as artificial meat, desalination, solar energy and other renewables – will increase the carrying capacity of the planet, allowing more people to live longer lives. But this rationale suffers from a dependence on uncertain techno-fixes that may not alleviate suffering in an equally distributed manner.
Yet, if concerns like these had paralysed the early pioneers of vaccination and antibiotics, it is unlikely many of us today could expect to live much beyond the age of 40-years-old. Advances in medicine over the last two centuries have taught us that we have the power to defeat the diseases that afflict us. Perhaps if we apply ourselves, then we can beat ageing /ˈeɪdʒɪŋ/too.

Từ điển điện tử sử dụng:

Macmillan Dictionary | Free English Dictionary and Thesaurus Online

                  Bảng ngữ vựng 4 cột                   

   1.Words
 2. Syllables
    3. IPA
4.Pronunciation
  typhoid  
tty-phoid
/ˈtaɪfɔɪd/
  measle
mea-sles
/ˈmiːz(ə)lz/
  tetanus
tet-a-nus
/ˈtet(ə)nəs/
  arthritis
ar-thri-tis 
/ɑː(r)ˈθraɪtɪs/
  parasite
pa-ra-site
/ˈpærəsaɪt/
  episode
ep-i-sode
/ˈepɪsəʊd/

Đọc toàn văn : Has the first person to live forever already been born?
http://www.bbc.com/future/story/20180203-the-ambitious-quest-to-cure-ageing-like-a-disease
Inspired by the BBC's Tomorrow's World podcast: your big questions about the future answered.
Join 800,000+ Future fans by liking us on Facebook, or follow us on Twitter.
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter, called "If You Only Read 6 Things This Week". A handpicked selection of stories from BBC Future, Earth, Culture, Capital, and Travel, delivered to your inbox every Friday.
 
 
 
 

chiàC