Thursday, August 2, 2018

CAO NIÊN: DU LICH * ẨM THƯC *VĂN HOẮ ( BBC)

Fr: Oanh Le

Quán rượu biểu tượng ở Paris liệu có mất đi?

Vivian Song BBC Travel
bistro 1
Serge Jovanovic (trái) và Georges Cano ăn trưa tại quán Le Bistrot du Peintre đã 15 năm nay. Vivia Song Image

Vào giờ ăn trưa tại một quán rượu nhộn nhịp ở quận 11 của Paris. Hai thanh niên phục vụ bàn đang lướt trong nhà hàng, bưng các đĩa đầy gà quay và khoai tây chiên, vịt confit và thịt bò xay, rồi đưa nhanh và khéo léo các đĩa tới khách hàng .
Ngồi ở góc của quầy bar, một người gọi một đĩa pho mai, salad xanh và một ly rượu vang đỏ, và vùi đầu vào đọc báo. Một lát sau một người đàn ông trung niên cao lớn bước vào nhà hàng, gọi 'Georges', bắt tay thân mật và ngồi cạnh người này. Rõ ràng là người bạn của Georges là loại người thường xuyên ăn ở đây và thích đùa.
"Khi nào cô làm món ăn cho tôi?" Ông trêu người phục vụ quầy với giọng vờ buộc tội.
"Ố la la la la," cô trả lời, bốn chữ 'la'nói rất nhanh. "Tôi biết ông luôn ăn món đó, chẳng thay đổi gì."
Cô biết chứ, Marie-Claude Lainey đã phục vụ ăn cho Serge Jovanovic 15 năm nay.
Bisstor 2
Văn hóa bistro của Paris là trung tâm của một chiến dịch nổi tiếng để được chấp nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể của Unesco.   Vivian Song Image
Jovanovic và Georges Cano đã ăn trưa cùng nhau trong 15 năm qua. Trong cùng một quán rượu. Vào cùng thời gian. Gần như hàng ngày.
Tại quán 'Le Bistrot du Peintre' này, trong khi mọi khách hàng qua cửa đều được chào đón bằng câu 'bonjour' vui vẻ, những khách thường xuyên được chào bằng tên, dơ tay bắt tay chặt chẽ hoặc chào áp má kiểu Pháp.
Đó chính là nền văn hóa độc đáo của Paris mà Alain Fontaine muốn bảo tồn và bảo vệ. Người đầu bếp và chủ quán này đã tung ra một chiến dịch cao cấp tìm kiếm xác nhận di sản văn hóa phi vật thể của Unesco cho 'nghệ thuật sống' được thấy ở các quán rượu và cà phê ngoài trời (vỉa hè) ở khắp Paris.
Bởi vì trong một vài thập kỷ qua, quán kiểu này bị đe dọa, Fontaine than phiền, bị mất vị trí bởi cái mà ông mô tả như một thế giới không ngừng kết nối và ngắt kết nối.
bistro 3
Tuy các quán bistro trước đây đã có lúc chiếm một nửa số các nhà hàng ở Paris, nay con số này giảm xuống còn 14%.

Vivian Song Image
Khoảng 30 năm trước, các quán rượu bistro chiếm khoảng một nửa các nhà hàng ở Paris, Fontaine nói (sáng kiến của ông được sự ủng hộ của công đoàn, chính quyền thành phố, nhà báo và nghệ sĩ).
Ngày nay, ông nói, con số này chỉ còn 14%.
Theo định nghĩa của Fontaine, một quán rượu đích thực là một quán ăn mở cửa liên tục từ sáng đến tối, phục vụ các thức ăn Pháp dễ tiêu với giá vừa phải, trong đó có bán rượu và dân cư có thể tụ tập để uống và trò chuyện sôi nổi.
"Quán bistro là nơi trao đổi, trò chuyện, là một cách sống," ông giải thích tại quán rượu của mình ở Paris, Le Mesturet. "Tại đây một công nhân có thể sát cánh cùng một giám đốc điều hành và một nhân viên văn phòng, cùng uống cà phê, rượu, bàn đủ thứ chuyện hoặc chẳng chuyện gì quan trọng. Ai cũng có tiền vào bistro, không còn ranh giới kinh tế xã hội."
Jovanovic và Cano minh họa cho quan điểm của Fountain một cách hoàn hảo. Họ gặp một bạn cùng ăn tại 'Le Bistrot du Peintre' cách đây 15 năm. Nhưng họ thuộc tầng lớp xã hội khác nhau: Jovanovic làm việc trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, vui vẻ và hài hước. Cano, một thợ rèn đồ đồng, ăn nói nhẹ nhàng hơn, hơi kín đáo.
Nếu không có quán bistro này, chắc sẽ khó để họ có thể kết giao trong cùng một nhóm.
                   bistro 4
Alain Fontaine, đầu bếp và chủ quán Le Mesturet, tin rằng quán rượu là điều cần thiết để bảo tồn một khía cạnh độc đáo của văn hóa Paris. Vivian Song Image


Văn hóa quán rượu từ lâu đã là một phần của thần thoại học Paris, được phổ biến rộng rãi bởi các nhà văn và triết học vĩ đại như Ernest Hemingway, F Scott Fitzgerald, Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir, họ đã lấy quán rượu và quán cà phê làm nhà và văn phòng cho mình.

Những nếu xem xét kỹ hơn về lịch sử thì các quán bistro cổ điển Paris không phải bắt đầu từ người Paris kinh doanh, mà bởi người dân vùng Auvergne ở miền trung nam nước Pháp, họ buộc phải rời bỏ quê hàng loạt để tới thủ đô Pháp trong cuộc cách mạng công nghiệp để tìm công ăn việc làm.
Ở Paris, họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm các việc không ai muốn làm: chở nước cho nhà tắm công cộng, giao than và cọ sàn nhà.
Cuối cùng, những người biết kinh doanh nhất trong số họ đã mở các quán 'cà phê than' làm 2 chức năng: người chồng thì đi giao than, trong khi người vợ bán cà phê, rượu và bia cho các người bạn lao động. Sau này nó tiến triển để có thêm việc nấu ăn các món đơn giản với giá rẻ hợp với túi tiền người lao động.
Đó là tinh thần giáo đoàn mà Fontaine kiên quyết muốn bảo tồn.

Qua nhiều năm, ông nói, các cơ sở mang tính biểu tượng này mất đi vì sự thay đổi thói quen ăn uống, ảnh hưởng của nước ngoài và công nghệ mới.
Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đa quốc gia như Starbucks, Chipotle, Ready To Eat và gần đây nhất là Five Guys đã cắm cờ của họ ở thủ đô Pháp, dụ dỗ lớp trẻ bằng các mốt mới Anglo-Saxon của họ. Các dịch vụ giao đồ ăn như UberEats và Deliveroo đang giữ người ta ăn tại nhà, không tới nhà hàng. Giá thuê nhà cao ngất ngưởng đã đẩy gần như toàn bộ các quán bistro ra khỏi một số khu ở Paris.
Và mặc dù phong trào #tousaubistro (mọi người hãy tới bistro) sau cuộc tấn công khủng bố năm 2015, các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề vào những tháng tiếp theo, Fontaine nói.
"Những gì chúng tôi muốn bảo vệ là nghệ thuật sống ở quán rượu, nó cho phép ta sống cùng nhau, trao đổi với nhau, là nơi hòa nhập văn hoá,"
Ông cũng chống lại ảnh hưởng 'Anglo-Saxon' đang lan rộng của các bữa ăn trưa tại bàn làm việc, nó là một phần của một đại dịch lớn hơn trong đó người ta đang ngắt kết nối với bạn bè và đồng nghiệp để ăn một mình trước màn hình.
bistro 5


Xác nhận của Unesco cũng sẽ làm nổi bật tầm quan trọng của cách bố trí ăn ngoài hiên, nó biến mặt đường thành một sân khấu ngoài trời. Jan Wlodarczyk / Alamy Stock Photo


Về phần mình, Jovanovic vẫn tin vào tính thiêng liêng của giờ ăn trưa của Pháp.
"Quán rượu là quả bóng oxy để tôi thở. Công việc của tôi nhiều áp lực và có thể gây căng thẳng. Tôi đến đây để đầu óc được thông thoáng và để thay đổi môi trường."
Theo Fontaine, dấu hiệu của một quán rượu đích thực, là sự tồn tại của một quầy bar để người ta có thể tụ họp và giao lưu với nhau.
Đối với Jovanovic, quầy bar của quán bistro là nơi ăn uống ưa thích của ông, nơi ông có thể ăn và trò chuyện sôi nổi trong một giờ.
"Đây cũng là nơi tôi trò chuyện với Georges về những điều đặc biệt trong ngày," ông nói.
Hervé Bonal, chủ quán 'Le Bistrot du Peintre', chia sẻ giải thích của Fountain về vai trò của quầy bar trong cộng đồng, sau khi đã đứng sau quầy 27 năm.
"Tại quầy, mọi người đều bình đẳng," ông nói. "Thông thường, các người xa lạ rồi sẽ nói chuyện với nhau, về mọi thứ, từ tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp, cuộc khủng hoảng tài chính, cho đến chiếc xe ô tô mới nhất. Mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi quầy là nghị trường của nhân dân."
Cùng với quán rượu, đơn kiến nghị với Unesco cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của hàng hiên ngoài trời của Paris, nơi các hàng ghế mây được đặt để nhìn ra đường phố, biến vỉa hè thành các rạp hát ngoài trời.
Ở đây, buổi trình diễn không có mở đầu và không có kết thúc, và các vai diễn liên tục thay đổi, cho dù đó là một phụ nữ ôm bó hoa đi ra khỏi cảnh diễn về phía trái hay một người bố đang dắt tay con gái mình đi vào 'sân khấu' từ phía phải.
bistro 6
Alain Fontaine: "Bạn có thể thấy một công nhân áo xanh ngồi sát cánh với một giám đốc điều hành và một nhân viên văn phòng, cùng uống cà phê và nói đủ mọi chuyện cũng như những chuyện tầm phào". Vivian Song Image
Trong tiếng Pháp, trò vui ngồi ngắm người đi ở vỉa hè, có một cách nói riêng: tha thẩn ở vỉa hè. Đây là cả một nghệ thuật, nó yêu cầu người thực hành phải ghìm tốc độ lại, ngồi nguyên và cho phép mình thưởng thức cái sự xa hoa của việc ngồi thư thái không phải làm gì.
Đây có thể là một trải nghiệm mang tính Paris mà các du khách tới thành phố này có thể thấy được ngay, có lẽ vì họ có thể hiểu nhanh chóng rằng điều này thú vị và tốt cho sức khỏe biết chừng nào.
Ở quận 3, Sylvia Krouheim đã ngồi ở hè đường phía ngoài của quán rượu Le Barbouille. Đó là một trò tiêu khiển kiểu Paris mà người gốc Đức này đã vui vẻ thực hiện như một nghi thức đều đặn cuối tuần khi ở Paris. Bà, đã về hưu, dành thời gian của mình cho 2 nơi, Cologne (Đức) và Paris.
"Tôi đến đây để uống và ngắm người đi lại," bà nói. "Chúng tôi cũng có quán cà phê ở Đức nhưng không phải kiểu văn hóa ngồi thư dãn và ngắm người này. Tôi thích kiểu này lắm."
Tuy nhiên, để nói cho rõ, không nên lẫn lộn quán rượu bistro là với người 'anh họ' sang trọng brasserie (nhà hàng có bia rượu) của nó, Fontaine nói thêm. Brasserie có đặc trưng là trang trí đẹp mắt, có kiến trúc kiểu mới, khăn bàn bằng lanh, người hầu bàn mặc chỉnh tề, dịch vụ là hảo hạng, và tất nhiên giá cả là đắt.
Tương tự như vậy, dấu hiệu của một bistro thực sự là nó mở cửa từ sáng đến tối, thí dụ từ 07 giờ sáng đến 10 giờ tối, dịch vụ là liên tục.
Món ăn của quán bistro là các món ngon bổ như thịt bò nấu rượu, thịt bê hầm, kem trứng sô cô la, kem caramel, và giá cả là vừa túi tiền mọi người.
Cách nấu ăn của brasserie cũng khác với cách nấu ăn của bistro mà Fontaine mô tả như là chính món ăn của bistro nhưng được trang trí mầu mè hơn và đắt giá hơn.
bistro 7
Chủ quán 'Le Bistrot du Peintre' Hervé Bonal trước đây đã gặp vợ mình khi bà vào nhà hàng của ông để ăn tối. Vivian Song Image
Ông nhấn mạnh rằng trong hồ sơ của Unesco, thực phẩm chỉ hơn vai trò phụ trợ một chút. Thay vào đó, quán rượu bistro và quán cà phê sân hiên, trong một số trường hợp, đúng là được coi như trái tim của cộng đồng khu dân cư ở Paris.
Quán rượu bistro cũng là một khung cảnh chung cho hẹn hò yêu đương. Bản thân Bonal đã gặp vợ mình ở quán bistro khi bà đến ăn tối cách đây 23 năm. Nhưng nó cũng có thể là nơi gặp mặt bí mật của các cặp tình nhân bất hợp pháp. Bonal kể lại thời gian có một cặp ngoại tình bị bắt gặp tại quán rượu của ông. Ông nhớ lại là hôm đó có nước mắt, có la hét, có dập cửa ầm ầm.
Tuy nhiên, Fontaine phải đối mặt với một số cuộc cạnh tranh gay gắt về tư cách Di Sản Thế Giới của Unesco. Các chiến dịch tương tự cũng đã được tổ chức cho 'các mái nhà xám có tính biểu tượng của Paris' và 'các quán sách ngoài trời'. Các nhóm phải nộp hồ sơ lên Bộ Văn Hóa, để Bộ lựa chọn chủ đề nào để trình bày với Unesco vào tháng 3/2019.
Đối với những người ủng hộ quán bistro, việc được Unesco công nhận sẽ giúp khôi phục niềm tự hào và chính thức hóa vai trò của quán rượu bistro trong khu dân phố, Fontaine nói.
Mục đích cuối cùng là để cho các thế hệ trẻ tiếp tục truyền thống và cho những người chủ quán bistro gìn giữ nghệ thuật sống và giữ để cho tinh thần nguyên bản của quán rượu sống mãi.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-45027912

Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen

Is the iconic Parisian bistro dying ?

    • By Vivian Song
    10 July 2018It’s lunchtime at a busy neighbourhood bistro in Paris’ 11th arrondissement. A pair of young male servers are gliding through the restaurant, juggling plates groaning with roast chicken and frites, duck confit and beef tartare, and sliding them across the tables to their customers in swift but graceful movements.
    Sitting in the corner of the bar, a lone man has ordered a cheese plate, a green salad and a glass of red wine, and is consumed by his newspaper. It’s not long before a tall, middle-aged man enters the restaurant, calls out ‘Georges’, shakes his hand with a hearty one-two pump and takes the seat next to him. It’s immediately apparent that Georges’ friend is the kind of bar fixture who has the gift of banter.
    “When are you going to take my order?” he teases the bartender in an accusatory tone.
    “Huh la la la la,” she replies, her four “las” uttered in quick succession. “Always the same. You haven’t changed.”
    She would know. Marie-Claude Lainey has been serving Serge Jovanovic his lunch for the last 15 years.
    Jovanovic and Georges Cano have also been eating their lunches together over the last 15 years. In the same bistro. At the same time. Nearly every day.
    Serge Jovanovic (left) and Georges Cano have eaten lunch together at Le Bistrot du Peintre for 15 years (Credit: Credit: Vivian Song)
    Serge Jovanovic (left) and Georges Cano have eaten lunch together at Le Bistrot du Peintre for 15 years (Credit: Vivian Song)
    At Le Bistrot du Peintre, while every customer who crosses the threshold is greeted with a bright and cheerful ‘bonjour’, the regulars are welcomed by name and outstretched hands for quick, firm handshakes or customary French cheek-to-cheek kisses.
    It’s this uniquely Parisian culture that Alain Fontaine wants to preserve and protect. The chef and restaurateur has launched a high-profile campaign seeking Unesco Intangible Cultural Heritage status for the ‘art de vivre’ (art of living) found in bistros and cafe terraces throughout Paris.
    Because over the past few decades, this social institution has come under threat, Fontaine laments, displaced by what he describes as an increasingly connected – and disconnected – world.
    Around 30 years ago, bistros represented about half of all restaurants in Paris, says Fontaine, whose initiative has the support of trade unions, city hall, journalists and artists.
    Today, he says that figure has dropped to 14%.
    By Fontaine’s definition, an authentic bistro is an eatery that’s open continuously morning to night, serves French comfort foods at moderate prices, and houses an active bar where locals can gather for a drink and some lively conversation.
    “The bistro bar is a place of exchange, of conversation, a way of life,” he explained at his own Paris bistro Le Mesturet. “You can have a blue-collar worker elbow-to-elbow with a CEO and an office worker, sharing a coffee, a glass of wine, discussing everything and nothing. Anyone can afford bistro prices, erasing all socio-economic lines.”
    Jovanovic and Cano illustrate Fontaine’s point perfectly. They met as fellow diners at Le Bistrot du Peintre 15 years ago. But they come from very different walks of life: Jovanovic works in digital marketing and is gregarious and good-humoured. Cano, an artisan bronzesmith, is more soft-spoken, a little reserved.
    Were it not for the bistro, it’s unlikely they would have socialised in the same circles.
    Paris’ bistro culture is at the centre of a new, high-profile campaign for Unesco Intangible Cultural Heritage status (Credit: Credit: Vivian Song)
    Paris’ bistro culture is at the centre of a new, high-profile campaign for Unesco Intangible Cultural Heritage status (Credit: Vivian Song)
    The bistro culture has long been part of Parisian mythology, popularised by literary and philosophical greats like Ernest Hemingway, F Scott Fitzgerald, Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir who made bistros and cafes their second homes and offices.
    But a closer look at its history reveals that the classic Parisian bistro wasn’t started by enterprising Parisians, but by their compatriots from the Auvergne region of south-central France, who uprooted en masse to the French capital during the industrial revolution looking for work.
    In Paris, they would occupy the lowest tiers of society, doing the jobs no-one else wanted: water carriers for public baths, coal delivery and the scrubbing of floors.
    Eventually, the more entrepreneurial among them would open ‘coal cafes’ that pulled double duty: the husband would deliver coal, while the wife would sell coffee, wine and beer to her fellow working-class locals. The concept would later evolve to include modest, home-cooked meals at prices the labourers could afford.
    While bistros once represented half of all restaurants in Paris, today, that figure has since dropped to 14% (Credit: Credit: Vivian Song)
    While bistros once represented half of all restaurants in Paris, that figure has since dropped to 14% (Credit: Vivian Song)
    It’s this spirit of congregation that Fontaine is desperate to preserve.
    Over the years, he says, the iconic institution has become lost to changing dining habits, foreign influences and new technology.
    Multinational fast-food chains like Starbucks, Chipotle, Pret A Manger and most recently Five Guys have planted their flags in the French capital, seducing young people with their trendy, Anglo-Saxon brands. Food delivery services like UberEats and Deliveroo are keeping people at home, and out of restaurants. Sky-high rents have squeezed bistros out almost completely in some parts of Paris.
    And despite the #tousaubistro (everyonetothebistro) movement after the 2015 terror attacks, businesses were hit hard in the months that followed, according to Fontaine.
    “What we want to defend is this art de vivre in the bistro that allows us to live together, exchange together, this cultural melting pot.”
                        Chef Alain Fontaine believes the bistro is essential to preserving a unique aspect of Parisian culture (Credit: Credit: Vivian Song)
    Alain Fontaine, chef and owner Le Mesturet, believes the bistro is essential to preserving a unique aspect of Parisian culture (Credit: Vivian Song)
    He also rails against the growing ‘Anglo-Saxon’ influence of desk lunches in French workplaces, part of a larger epidemic in which people are disconnecting from friends and colleagues to eat alone in front of a screen.
    For his part, Jovanovic still believes in observing the sanctity of the French lunch hour.
    “The bistro is my oxygen bubble where I can breathe. I have a job where there’s a lot of pressure, and can be stressful. I come here to clear my head and change my environment.”
    According to Fontaine, the mark of a true, authentic bistro is the existence of a working bar that invites people to gather together and socialise.
    For Jovanovic, the bistro’s zinc bar is his preferred dining spot, a place where he can condense a meal and lively conversation into the space of an hour.
    “This is also how I met Georges, at the counter, over the special of the day,” he said.
    Hervé Bonal, owner of Le Bistrot du Peintre, shares Fontaine’s interpretation of the bar’s role in the community, after having worked behind his for 27 years.
    “At the counter, everyone is equal,” he said. “Often, strangers will end up talking to each other, about everything from the president of the United States, the president of France, the financial crisis, to the latest car that just came out. Everyone has the right to give their opinion. That’s why we call it the people’s parliament.”
    In a Paris bistro, you can have a blue-collar worker elbow-to-elbow with a CEO (Credit: Credit: Vivian Song)
    Alain Fontaine: “You can have a blue-collar worker elbow-to-elbow with a CEO and an office worker, sharing a coffee [and] discussing everything and nothing” (Credit: Vivian Song)
    Alongside the bistro, the application for Unesco status will also underscore the importance of Paris’ outdoor terraces, where rows of rattan chairs are placed strategically to face out onto the street, turning pavements into open-air theatres.
    Here, the show has no beginning and no end, and the cast of characters is constantly changing, be it a woman cradling a bouquet of flowers exiting left or a father holding the hand of his young daughter entering the stage, scene right.
    In French, the spectator sport of people-watching on an outdoor terrace has its own expression: flâner en terrasse. There is an art to it, requiring the practitioner to slow down, sit still and permit themselves the luxury of being idle.
    It’s perhaps the one Parisian experience visitors to the city are quickest to nail down, perhaps because they are quick to understand how diverting and restorative it can be.
    Over in the 3rd arrondissement, Sylvia Krouheim has snagged prime real estate on the outdoor terrace of Le Barbouille bistro. It’s a Parisian pastime the German native has happily adopted as a regular weekend ritual while in Paris. The retiree splits her time between Cologne and the French capital.
    “I come to have a drink and people-watch,” she said. “We have cafes in Germany but not this culture of sitting idle and people-watching. I enjoy it.”
    The Unesco status would also highlight the importance of Paris' outdoor terraces (Credit: Credit: Jan Wlodarczyk/Alamy)
    The Unesco status would also highlight the importance of outdoor terraces, which transform pavements into open-air theatres (Credit: Jan Wlodarczyk/Alamy)
    Meanwhile, to be clear, a bistro is not to be confused with its fancier cousin, the brasserie, Fontaine adds. The brasserie is characterised by ornate, Art Nouveau architecture and decor, linen tablecloths, buttoned up waiters, upscale service – and the prices to match.
    Likewise, the mark of a real neighbourhood bistro is one that is open from morning until night (from 07:00 to 22:00, for example) with continuous service.
    Traditional bistro fare is rib-sticking comfort food from the collective French childhood – beef bourguignon, veal stew, chocolate mousse, crème caramel – and priced modestly to make it accessible to everyone.
    The cuisine also differs from ‘bistronomie’, which Fontaine describes as gussied-up bistro food at haute gastronomy prices.
    He emphasises that in the Unesco dossier, food will play little more than a supporting role. Instead, bistros and cafe terraces will be presented as the heart of neighbourhood communities in Paris – literally, in some cases.
    The bistro is also a common setting for the cinematic ‘meet cute’. Bonal himself met his wife at the bistro when she was a diner. That was 23 years ago. But it can also serve as the secretive meeting place for illicit lovers. Bonal recounts the time an adulterous couple got caught at his bistro. There were tears, screams and slammed doors, he remembers.
    Le Bistrot du Peintre owner Hervé Bonal met his wife when she was dining at his restaurant (Credit: Credit: Vivian Song)
    Le Bistrot du Peintre owner Hervé Bonal met his wife when she was dining at his restaurant (Credit: Vivian Song)
    Meanwhile, Fontaine faces some stiff competition for Unesco World Heritage status. Similar campaigns have been mounted for Paris’s iconic grey rooftops and open-air booksellers. Groups have until this autumn to submit their dossier to the Ministry of Culture, which will then choose which cause to present to Unesco in March 2019.
    For bistrotiers, securing Unesco recognition would help restore pride and officialise the bistro’s role in the neighbourhood, says Fontaine.
    The ultimate goal is for younger generations to continue the tradition and for new bistrotiers to keep the art de vivre and original spirit of the bistro alive.
                                              
                          BẢNG TỪ VỰNG 4 CỘT

                                     Từ điển điện tử sử dụng :                               

                              https://www.macmillandictionary.com/

1.Words 
2 Syllables  
 3. I.P.A
  4. Pronunciation
bistro-bistrot
bis-tro
/ˈbiːstrəʊ/
café
ca-fé
/ˈkæfeɪ/
dossier
dos-sier
/ˈdɒsieɪ/
tartar

tartare sauce
tar-tar

/ˈtɑː(r)tə(r)

/ˌtɑː(r)tɑː(r) ˈsɔːs/
tartare-sauce?q=tartar+sauce
terrasse(P) terrace (A)



/ˈterəs/

tier
tier
/tɪə(r)/

    Một dôi chút về tiếng Pháp trong tiếng Anh

-Nhà tù  tuy viết là gaol (Pháp ) nhưng phải đọc là  jail /dʒeɪl/ phát âm

jail_1                             

Con bò : tiếng Anh là ox ,thit bò lại là beef   gốc  tiếng Pháp là boeuf 

-Con heo:tiếng Anh là pig , thịt heo là pork  vì gốc tiếng               

Pháp là porc .

Gia cầm:tiếng Anh là poultry có gốc tiếng Pháp “poule”(con gà mái) , trong khi  tiếng Anh đã có “hen”.

Ngoài ra ,còn có nhửng từ thông dụng như : bonjour , bon voyage /ˌbɒ̃ vwaɪˈɑːʒ/  phát âm :/bon-voyage    ;

bon mot /ˌbɒ̃ ˈməʊ/ phát âm:    /bon-mot  a clever funny remark ( một lời thâm thúy,dí dỏm )

 hay

Bon viveur  /ˌbɒ̃ viːˈvɜː(r)/ , bon vivant /ˌbɒ̃ viːˈvɒ̃/



để chỉ người thích hưởng thụ, thích tụ họp bè bạnchè chén 
( someone who enjoys spending time with other people, eating good food, drinking expensive wine etc)