Friday, August 31, 2018

TƯƠNG LAI TIẾNG ANH TRÊN NƯỚC MỸ

Fr:Anna Nguyen

Tương lai tiếng Anh ở nước Mỹ ra sao?

Bryan Lufkin BBC Capital 
29 tháng 8 2018

Lớp học tiếng Anh tháng 12/2016 này do một tổ chức phi lợi nhuận ở Connecticut cung cấp cho những người nhập cư mới tới Mỹ.
( Bản quyền hình ảnh Getty Images )

Tương tự như ở Anh và Úc, công dân Hoa Kỳ có thể nhờ cậy vào thứ xa hoa là có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh- nhưng trong thế giới đang thay đổi ngày nay, những người Mỹ chỉ nói một thứ tiếng liệu có bị tụt hậu không?
Mười năm trước, tôi chuyển đến Nhật dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai trong một trường trung học ở nông thôn. Kinh nghiệm cho tôi thấy tôi may mắn nhường nào, cái may trên trời rơi xuống, khi có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh.
Sự kết hợp giữa việc là người Mỹ và lại nói tiếng Anh là một điều tạo đặc quyền vô cùng lớn về kinh tế cho phần lớn dân Mỹ.
Vì sao? Vì trong thế kỷ qua, tiếng Anh được thịnh hành trong thương mại và thông tin liên lạc toàn cầu. Một báo cáo của đại học Harvard năm 2013 cho thấy các kỹ năng tiếng Anh và thu nhập cao song hành với nhau, và dẫn tới chất lượng cuộc sống tốt hơn. Người lớn và trẻ em trên toàn thế giới dành nhiều năm, và đầu tư rất nhiều tiền, trong việc học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai.
Vấn đề đối với những người trong chúng ta, nói tiếng Anh từ khi nằm nôi, chúng ta quên mất chúng ta biết nó dễ đến thế nào.
Bạn thấy đấy- mặc dù là một quốc gia đa dạng về chủng tộc, nói hơn 350 ngôn ngữ- Mỹ, cũng như nhiều quốc gia chủ yếu dùng tiếng Anh, gồm hàng triệu dân trong quá trình trưởng thành nói tiếng Anh và chỉ biết một ngôn ngữ này. Hơn nữa, những làn sóng gần đây của chủ nghĩa dân tộc Mỹ, các chính sách nhập cư khắc nghiệt và thuật hùng biện "chỉ dùng tiếng Anh" đã cho ấn tượng rằng người Mỹ thấy thích, thậm chí tự hào, và tận dụng lợi thế của việc là người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.
Nhưng tương lai của tiếng Anh sẽ thế nào trong điều kiện nước Mỹ đang thay đổi biết bao? Đất nước này ngày càng trở nên đa dạng hơn như thế nào?

Nước Mỹ đơn ngữ?

 Tại một nhà thờ ở Massachusetts, những người nhập cư đến Mỹ ngồi trong một lớp học tiếng Anh. Bản quyền hình ảnh Getty Images
 Nước Mỹ không có ngôn ngữ chính thức- nhưng tiếng Anh luôn là tối thượng.
Là một đất nước đa văn hóa của những người nhập cư, chính phủ chưa bao giờ thực hành một ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang. Được hình thành một cách lớn lao từ một thuộc địa cũ của Anh, nên tiếng Anh thành ngôn ngữ chung là điều dễ hiểu. (Tuy nhiên điều đàng chú ý là các ngôn ngữ của người Mỹ bản địa như Navajo đã bị đưa vào mục tiêu để xóa bỏ ngay từ thời kỳ dầu của lịch sử nước này.)
Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ ở một đất nước mà người dân chỉ cần tiếng Anh ở mức đủ dùng (trái với một nơi như Thụy Điển chẳng hạn, nơi ngôn ngữ quốc gia không phải tiếng Anh nhưng tiếng Anh được dạy ngay từ tiểu họ) thì đặc tính nhân khẩu đang thay đổi nhanh chóng.
"Những sự thay đổi rất lớn và rất nhanh trong dân số nước này đến mức trong thập kỷ tới Mỹ sẽ biến đổi rất nhiều so với các nước khác," William H Frey của Viện Brookings đã viết cho BBC năm ngoái.
Ông đang đề cập đến thực tế rằng, vào năm 2018, gần một nửa số người trẻ tuổi ở Mỹ là thuộc các nhóm dân tộc thiểu số. Thế hệ Z- tức những người sinh sau năm 2000- sẽ là thế hệ đa chủng tộc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, một con số được tăng với sự nhập cư và các quan hệ lưỡng chủng. Và trong năm 2011, cơ quan điều tra dân số Mỹ báo cáo rằng "việc sử dụng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh khi ở nhà đã tăng 148%, từ năm 1980 đến năm 2009."
Những thay đổi nhanh chóng này có thể là một phần của những gì đang thúc đẩy tình cảm chống nhập cư ở nhiều cử tri da trắng ở Mỹ. Nhưng sự đa dạng hóa của một quốc gia sẵn đa dạng là một vị thần không thể được đưa ngược trở lại vào chai.

Sao nữa? Hầu hết người Mỹ vẫn chỉ nói tiếng Anh.

 Một giáo viên tiểu học Úc dạy kỹ năng viết truyện cho ba học sinh học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai  ( Bản quyền hình ảnh The AGE )
Nhiều người vẫn được nuôi dạy trong gia đình chỉ nói tiếng Anh, và các nghiên cứu cho thấy rằng vào thế hệ thứ ba, nhiều hậu duệ của các gia đình nhập cư mất khả năng nói ngôn ngữ di sản của gia đình mình. Cơ quan điều tra dân số Mỹ ước tính có khoảng 231 triệu người Mỹ từ 5 tuổi trở lên (hoặc khoảng 80% dân số) chỉ nói tiếng Anh khi ở nhà. Năm 2013, một cuộc khảo sát của YouGov cho thấy 75% người Mỹ chỉ nói tiếng Anh- mặc dù 43% những người được khảo sát nói rằng "người Mỹ nên biết càng nhiều ngôn ngữ càng tốt."
Mặc dù với thế hệ trẻ ngày càng đa dạng này, điều này đang bắt đầu thay đổi: nhiều người đang lớn lên với 2 ngôn ngữ. Từ năm 2000 đến 2016, tỷ lệ trẻ em nói một ngôn ngữ khác khi ở nhà tăng từ 18% lên 22%.
"Chúng tôi đang khuyến khích những người tiếp tục nói tiếng di sản hoặc học tiếng này của họ- để trở nên hoàn toàn biết chữ và biết nói song ngữ." Marty Abbott, nữ giám đốc điều hành của Hội Đồng Mỹ về giảng dạy ngoại ngữ, nói. "Đó là một sự thay đổi hoàn toàn so với trước đây."
Bà đang đề cập đến những năm cuối 1990 và đầu 2000- khi mà càng nhiều tiểu bang có phong trào "chỉ là tiếng Anh" để thúc đẩy tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất cho các vấn đề của chính phủ. (Hiện nay, khoảng 30 tiểu bang có luật như vậy, đòi hỏi tất cả các thông tin pháp lý và chính quyền phải bằng tiếng Anh.) Ngày nay, các nhóm như nhóm của Abbott đang khuyến khích "người nói tiếng di sản" trong gia đình tiếp tục sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Nhưng khi đất nước của bạn là rất lớn, hai bên là đại dương và có biên giới đất liền dài, sẽ có ít động lực ngay tức khắc, hoặc thậm chí cơ hội để sử dụng ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba.

Tại sao phải học một ngôn ngữ mới?
Tiếng Anh cũng chiếm ưu thế trong thế giới kinh doanh. Thí dụ một số tập đoàn đa quốc gia như Honda ở Nhật Bản đang thúc đẩy để tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức của công ty vào năm 2020. Vậy tại sao những người nói tiếng Anh, làm việc ở Mỹ rồi, lại cần phải bận tâm học một tiếng gì khác?

 Để chuẩn bị cho Thế Vận Hội Olympic 2008, các tài xế taxi ở Bắc Kinh đã học quyển sách này để phục vụ các du khách nói tiếng Anh.( Bản quyền hình ảnh Getty Images)
Câu trả lời nằm ở sự thay đổi đang diễn ra trên thị trường việc làm ở Mỹ. Việc ít nhất biết tương đối một ngôn ngữ khác thực sự có thể sẽ làm cho bạn dễ được tuyển dụng hơn- và thậm chí điều này cũng đúng với cả người tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.
Năm ngoái, một báo cáo của New American Economy, một liên minh 500 thị trưởng trên phổ chính trị ở Mỹ, đã phát hiện ra rằng quảng cáo tìm người lao động song ngữ ở Mỹ đã tăng gấp đôi từ 2010 đến 2015. Một số công ty đã tăng cường tìm kiếm hơn những công ty khác- thí dụ tới 1/3 số việc làm được đăng bởi Ngân Hàng Mỹ vào năm 2015 là dành cho những người nhân viên song ngữ có thể nói được các ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Quan Thoại và Ả Rập. Báo cáo nhận xét rằng sự tăng trưởng nhanh nhất trong danh sách song ngữ là cho các "chức danh uy tín cao" như các nhà quản lý tài chính, nhà biên tập và kỹ sư công nghiệp.
"Người ta có thể tưởng tượng sẽ có rất nhiều cơ hội cho người Mỹ học tiếng Trung Quốc phổ thông," David Lightfoot, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Georgetown ở Washington DC, nói. "Sự cần thiết để người Mỹ học tiếng Trung Quốc, về khía cạnh nào đó, là rất lớn vì ở Trung Quốc tiếng Anh rất ít được sử dụng."
Tuy nhiên, mặc dù kết quả khả quan, số lượng người Mỹ học các ngôn ngữ mới vẫn còn thấp. Một nghiên cứu mới từ Trung Tâm Nghiên Cứu Pew được công bố trong tuần này cho thấy Hoa Kỳ còn tụt hậu xa so với hầu hết các nước châu Âu về mặt học ngôn ngữ ở trường. Chỉ có 20% sinh viên Mỹ là đang học một ngôn ngữ khác. Con số trung bình của sinh viên châu Âu là 92%.
Và nếu không phải hoàn toàn để có được việc làm, thì cũng có những cái lợi rõ ràng khác của việc học thêm một ngôn ngữ. (Một câu tục ngữ mà tôi yêu thích: "Biết càng nhiều ngôn ngữ, càng nhiều tính người hơn.") Cũng có cả những lợi ích về nhận thức- việc học một ngôn ngữ khác có thể làm tăng các kỹ năng, như sự tập trung.

Thu hẹp khoảng cách đồng cảm

  Biển báo này treo trong một cửa hàng bánh sandwich ở Philadelphia vào năm 2006, đã gây ra nhiều tranh cãi- cuối cùng nó đã bị rỡ bỏ khỏi cửa sổ. ( Bản quyền hình ảnh William Thomas Cain)
Cũng còn có yêu cầu phải làm khác để ngăn cản chủ nghĩa đơn ngữ ở Hoa Kỳ- khoảng cách đồng cảm ngày càng tăng.
Các chuyên gia chỉ ra sự thiếu kinh nghiệm nhất định trong cuộc sống là nguyên nhân tạo ra sự thiếu hiểu biết sâu sắc giữa các nhóm người. Abbott chỉ ra trải nghiệm của việc đi du lịch đến một quốc gia không nói tiếng Anh, đặc biệt là một quốc gia không sử dụng bảng chữ cái La Mã. Bà nói rằng đột nhiên thành câm điếc là thứ mà bạn không thể hiểu nổi trừ khi bị trải nghiệm.
"Vì vậy, khi người thủ quỹ ở quầy thanh toán sốt ruột vì ai đó chẳng hiểu gì, chẳng biết trả tiền thế nào, gói hàng thế nào- tôi đã ở trong tình huống đó- tôi chỉ xem và làm giống như người xếp hàng trước tôi đã làm."Abbott nói. "Tôi nghĩ ai cũng nên kiên nhẫn với người khác."
Nhưng một số dữ liệu cho thấy người Mỹ không quan tâm- hoặc không thể- tự đặt mình vào tình huống như thế này. Người Mỹ không đi du lịch nước ngoài nhiều như một số người khác nói tiếng Anh mẹ đẻ. Thí dụ chỉ có hơn 40% người Mỹ có hộ chiếu- so với 57% người Úc. (Mặc dù con số này đang tăng lên). Nói cho cùng, các nước khác ở xa hơn và người Mỹ đi du lịch quốc tế sẽ bị đắt tiền hơn, thí dụ so người Anh sang châu Âu, họ mất chưa đến một giờ.
Tuy nhiên, giải pháp thực sự có thể là ở trong nước. Cách chính để giải quyết vấn đề đơn ngữ là bắt đầu dạy ngoại ngữ sớm hơn ở nhà trường.
"Cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ ở khoảng thời gian mà chúng có thể hấp thụ được- không phải khi chúng 12 tuổi, và chắc chắn không phải khi chúng 30 tuổi," Lightfoot nói.
Nhưng nếu người ta không muốn học một ngôn ngữ khác, được thôi, thì họ sẽ không học ngôn ngữ khác.
"Động lực là một vấn đề phức tạp," Lightfoot nói. "Tôi sống ở Montreal nhiều năm trong thập niên 70, và ở đó, học tiếng Pháp rất dễ dàng- tất cả những gì cần phải làm là chuyển kênh TV và xem khúc côn cầu."
Nhưng ông nói không phải lúc nào cũng vậy. Phải đến năm 1976, khi một chính quyền ly khai lên điều hành và chuyển trọng tâm sang học tập và sử dụng tiếng Pháp. "Việc chống lại học tiếng Pháp ở Montreal là rất lớn, và điều đó đã đi vào lịch sử chính trị," Lightfoot nói.
Mặc dù Mỹ có thể nổi danh là nước đơn ngữ, giống như nhiều nước nói tiếng Anh- và sự thống trị của tiếng Anh không có khả năng bị thách thức trong thời gian trước mắt- các dữ liệu và xu hướng cho thấy có những thay đổi có thể có trong thói quen ngôn ngữ của người Mỹ.
Đối với những người chúng ta, nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, thật là dễ dàng để trở lại với kỹ năng đã có. Nhưng phần thưởng to lớn hơn có thể đến từ việc sử dụng ngôn ngữ mà ta không có.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-45345136



Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen
What is the future of English in the US
Similar to the UK and Australia, US citizens can rely on the luxury of being native English speakers – but in today's changing world, could monolingual Americans be left behind?
By Bryan Lufkin
9 August 2018Ten years ago, I moved to Japan to teach English as a second language in a rural high school. The experience taught me just how fortunate I was, through dumb cosmic luck, to be a native English speaker.
The combination of being American and a native English speaker is one that affords huge economic privilege to swathes of the United States population.
Those of us who speak English from the cradle forget how easy we have it
Why? Because over the last century, the English language has been the currency of global trade and communications. A 2013 Harvard University report found that English skills and better income go hand-in-hand, and that they lead to a better quality of life. Adults and children all over the world spend years, and invest a lot of money, in studying English as a second language.
The problem for those of us who speak English from the cradle is that we forget how easy we have it.
You see – despite being a racially diverse country where over 350 languages are spoken – the US, like many English-dominant countries, is filled with millions of people who grew up speaking English, and it’s the only language they speak. Plus, recent waves of US nationalism, harsh immigration policies and “English-only” rhetoric give the impression that Americans are fine with, and even proud of, cashing in on the luxury of being native English speakers.
But what’s the future of English given how America is changing? How the country is becoming even more diverse?
(Credit: Getty Images)
This December 2016 English class is offered by a Connecticut non-profit organisation to recently arrived immigrants to the US (Credit: Getty Images)
Monolingual America?
The US has no official language – yet English has always reigned supreme.
Being a multicultural country of immigrants, the government has never implemented an official language at the federal level. Largely formed from a former British colony, it makes sense that the most common language is English. (It’s worth noting, however, that Native American languages like Navajo were targeted to be stamped out earlier in the nation’s history.)
The diversification of an already diverse country is a genie that can’t be put back into the bottle
Yet after decades in a country where people have only ever needed English to get by – as opposed to a place like Sweden for instance, where the national language is not English but English education starts early in primary school – the demographics are rapidly changing.
“So great and so rapid are the shifts in the country's population, that, in the coming decade, the US is set to be transformed far more than other nations,” the Brookings Institution’s William H Frey wrote for the BBC last year.
He is referring to the fact that, in 2018, almost half of young people in the US are from ethnic minority groups. Generation Z – loosely defined as those born after the year 2000 – is set to be the most racially diverse generation in US history, a figure powered by immigration and biracial relationships. And in 2011, the US Census reported that “the use of a language other than English at home increased by 148% between 1980 and 2009.”
These rapid changes could be part of what’s fuelling anti-immigrant sentiment among many white voters in the US. But the diversification of an already diverse country is a genie that can’t be put back into the bottle.
(Credit: Getty Images)
At a Massachusetts church, immigrants to the US sit in an English class (Credit: Getty Images)
And yet? Most Americans still only speak English.
Many people are still raised in English-only speaking households, and studies show that by the third generation, many descendants of immigrant families lose their ability to speak their family’s language of heritage. The US Census estimates that around 231 million Americans aged five years or older, or about 80% of the population, speak only English at home. In 2013, a YouGov survey found that 75% of Americans only speak English – despite 43% of those surveyed stating that “Americans should know as many languages as possible.”
Although, with this increasingly diverse youngest generation, this is starting to change: more people are growing up bilingual. Between 2000 and 2016, the percentage of children who speak another language at home increased from 18% to 22%.
But when your country is huge, flanked by oceans and has long land borders, there’s less immediate motivation, or even opportunity to use a second or third language
“We are encouraging heritage speakers to continue or learn their native language – to become fully biliterate and bilingual,” says Marty Abbott, executive director of the American Council on the Teaching of Foreign Languages. “That’s a radical shift from the old days.”
She’s referring to the late 1990s and early 2000s – when more states had “English-only” movements that pushed to have English as the sole language for government matters. (Currently, around 30 states have such laws, which require all legal and governmental communications to be in English.) Today, groups like Abbott’s are encouraging “heritage speakers” in families to continue using their native languages.
But when your country is huge, flanked by oceans and has long land borders, there’s less immediate motivation, or even opportunity to use a second or third language.
(Credit: Getty Images)
An Australian primary school teacher teaches story writing skills to three students studying English as a second language (Credit: Getty Images)
Why learn a new language?
English is also dominant in the business world. Some multinational corporations, like Honda in Japan, for instance, are pushing to make English the official language of the company by 2020. So why should English speakers already working in the US even bother learning something else?
The answer lies in the change taking place in the US jobs market. Being at least somewhat fluent in another language really does make you more marketable to employers – and that even goes for native English speakers.
Adverts for bilingual workers in the US doubled between 2010 and 2015
Last year, a report from New American Economy, a coalition of 500 mayors across the political spectrum in the US, found that adverts for bilingual workers in the US doubled between 2010 and 2015. Some companies have ramped up the search more than others – a full third of job openings posted by Bank of America in 2015, for example, were for bilingual workers who could speak languages like Spanish, Mandarin and Arabic. The report noted that the fastest growth in bilingual listings were for “high prestige jobs” like financial managers, editors and industrial engineers.
(Credit: Getty Images)
In preparation for the 2008 Olympic Games, Beijing taxi drivers studied this textbook to serve English-speaking visitors (Credit: Getty Images)
“One can imagine a lot of opportunities for Americans that learn Mandarin,” says David Lightfoot, professor of linguistics at Georgetown University in Washington, DC. “The need for Americans to learn Chinese is, in some ways, quite powerful because there’s so little English spoken in China.”
Still, despite the potential payoff, the numbers of Americans learning new languages is still low. A new study from the Pew Research Center published this week found that the US is way behind most European countries in terms of learning languages in school. It found that just 20% of American students are learning another language. The median for European students was 92%.
Over the last century, the English language has been the currency of global trade and communications
And if not purely to get you a job, there are other tangible pluses to learning an additional language. (A proverb that I love states: “The more languages you speak, the more times you are a human.”) There are cognitive benefits too – learning another language can boost skills like concentration.
Bridging the empathy gap
There is also another imperative to discourage monolingualism in the US – the growing empathy gap.
Experts point to a lack of certain life experiences as being responsible for generating a profound lack of understanding between groups. Abbott points to the experience of traveling to a non-English-speaking country, especially one that doesn’t use a Roman alphabet. She says being a suddenly mute fish-out-of-water is something that you just can’t relate to unless you experience it.
(Credit: Getty Images)
This sign hung in a Philadelphia sandwich shop in 2006, which provoked controversy - it was eventually removed from the window (Credit: Getty Images)
“So when the cashier at the checkout gets impatient with someone who isn’t understanding or even [knows] how to pay, or how to bag groceries – I’ve been in that situation – I just watched and copied what the person in front of me did,” says Abbott. “I think everyone needs to be patient with people.”
But some data suggests that Americans just aren’t as interested – or able – to put themselves in this sort of situation. Americans don’t travel abroad quite as much as some other native English speakers. Just over 40% of Americans own passports – compare to 57% of Australians, for example. (That American number is on the rise, though.) After all, other countries are farther away and it’s more expensive for Americans to travel internationally than, say, Brits, who can hop to Europe in under an hour.
The real solution might lie at home, however. The main way to address monolingualism is to simply start teaching foreign languages earlier in school.
Being a suddenly mute fish-out-of-water is something that you just can’t relate to unless you experience it
“Expose them to languages at a time where they can soak it up – not when they’re 12 years old, and certainly not when they’re 30 years old,” says Lightfoot.
But if people don’t want to learn another language, well, they won’t learn another language.
“Motivation is a complicated issue,” says Lightfoot. “I lived in Montreal for several years in the ‘70s, and there, it’s very easy to learn French – all you have to do is switch the television channel and watch the hockey game.”
But he mentions that wasn’t always the case. It wasn’t until 1976 when a new separatist government came in and shifted the focus to learning and using French. “Resistance to learning French in Montreal was enormous, and that goes to the political history,” says Lightfoot.
While the US might have a reputation for being monolingual, like many English-centred nations – and the dominance of English isn’t likely to be challenged anytime soon – the data and trends suggest possible changes in Americans' linguistic habits.
For us native English speakers, it’s easy to fall back on the skills we already have. But the bigger rewards might come from using the ones we don’t.
http://www.bbc.com/capital/story/20180808-what-is-the-future-of-english-in-the-us







Bryan Lufkin is BBC Capital’s features writer. Follow him on Twitter @bryan_lufkin. To comment on this story or anything else you have seen on BBC Capital, please head over to our Facebook  page or message us on Twitter.
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter called "If You Only Read 6 Things This Week". A handpicked selection of stories from BBC Future, Culture, Capital and Travel, delivered to your inbox every Friday.