Monday, October 15, 2018

VENEZUELA : TÚI LÀM BẰNG TIỀN GIÂY (BBC SONG NGỮ)

Nghề xa xỉ làm túi xách bằng tiền giấy

Dylan Baddour BBC Capital
Siêu lạm phát đã tàn phá nền kinh tế Venezuela, và tiền giấy bolivar cũ gần như mất giá hoàn toàn. Nhưng với một số nghệ sĩ đầy sáng tạo, những tờ tiền vô giá trị này thực sự là cơ hội kinh tế.
 Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Sự sụp đổ của đồng tiền Venezuela đã phá hủy nền kinh tế nước này, đẩy hàng triệu người dân vào tình trạng đói nghèo cùng cực.

Những nghệ sĩ như Edison Infante, 23 tuổi, biến những tờ tiền vô giá trị của quốc gia mình thành một loại tài sản, bằng cách đan những tờ tiền giấy thành ví và túi xách.
Giống hàng triệu người khác, họ phải rời bỏ làng quê. Giờ đây họ làm việc ở thành phố biên giới của Colombia có tên Cúcuta để nuôi gia đình ở nhà.
Nghệ thuật của họ đã thu hút hàng triệu người mua từ khắp Colombia và trên thế giới - vì tính biểu tượng siêu thực về một nền kinh tế sụp đổ. 
 Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Những chiếc túi xách có thể làm từ hơn một ngàn tờ tiền, tương đương chỉ một vài xu đô la Mỹ.
Những tác phẩm này được bán với giá từ 7 - 15 đô la Mỹ, vừa đủ tiền để nuôi ăn cả nhà trong ít nhất hai tuần ở Venezuela, Infante cho biết. 
 Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Siêu lạm phát đã làm bốc hơi tài khoản tiết kiện và hủy hoại tiền lương của người Venezuela.

Mỗi ngày hàng chục ngàn người Venezuela qua biên giới đến Cúcuta, một thành phố nằm ở biên giới phía tây Venezuela, cách Caracas 680km về hướng Tây Nam.
Họ băng qua biên giới làm việc để có tiền mua thực phẩm khan hiếm tại nhà, hoặc di cư qua phần Nam Mỹ. 

Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự đoán mức lạm phát hàng năm của Venezuela sẽ lên tới 1.000.000% cuối năm nay. Trong nỗ lực kiềm chế tình trạng lạm phát phi mã, chính phủ vừa tạo ra một loại tiền tệ mới - đồng bolivar chủ quyền - trị giá bằng 100.000 đồng bolivar cũ. Nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy cơn khủng hoảng chậm lại, và các nhà phê bình nói loại tiền này có thể khiến tình huống tồi tệ hơn.

Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Tại biên giới Venezuela, người đổi tiền chợ đen ngồi canh chừng những túi nhựa chất đầy những tờ bolivar mệnh giá 20.000, 50.000 và 100.000 - loại tiền bolivar chủ quyền mới chưa có mặt tại Cúcuta vào thời gian thực hiện bài viết.
Mỗi ngày, hàng ngàn người Venezuela trở về nhà sau ngày làm việc ở Colombia, đổi một nắm tiền xu lẻ thành hàng cọc tiền trên đường về nhà. 
 Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Các tờ tiền cũ với mệnh giá thấp hơn bị coi như là rác thải, như đồng 10 bolivar được in năm 2011, đồng 100 bolivar được in năm 2015 và đồng 1.000 bolivar in 2016.
Các nghệ sĩ mua lại số tiền này với số lượng lớn, giá khoảng một đô la Mỹ hoặc hơn cho một thúng tiền, nhiều hơn trị giá thật hiện nay của các tờ tiền này. Ở đây, Jorge Corderos đang chia lại nguyên liệu làm nghệ thuật của anh, chú ý là anh chia làm các túi mệnh giá từ 2 đến 5 bolivar.
"Chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng sẽ sử dụng một đồng 5.000," anh cho biết. 
 Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Cordero học kỹ thuật gấp giấy thành chuỗi và sau đó dán lại từ hồi anh ở tù ở Venezuela.
Kỹ thuật này có thể áp dụng với bất cứ loại chất liệu bỏ đi nào như tạp chí, giấy gói kẹo hay vỏ gói thức ăn.
Tiền giấy là loại chất liệu quá xa xỉ, anh cho biết: chịu nước, trơn và rất chắc. 
 Bản quyền hình ảnh Dylan Baddour
Với Infante, các túi tiền bolivar như một ân huệ mà họ có được trong thời điểm khó khăn. Sự mới mẻ của các loại trang sức làm từ tiền và mối liên hệ thời sự của chúng đồng nghĩa với việc anh có thể sống khá ổn trong khi rất nhiều người Venezuela khác khổ sở đi bán kẹo hoặc làm thuê.
Chỉ cần bán một món mỗi ngày, Infate đã có thể sống được. Mọi người từ Bogota đã đến mua số lượng lớn để bán lại ở thủ đô của Colombia. Người Mỹ và người Ý cũng mua nhiều túi xách gấp từ tiền bolivar của Infante để mang về nhà.
Infante hy vọng nghề thủ công có thể giúp anh thoát khỏi vùng biên giới khó khăn và đến thành phố lớn kiếm nhiều tiền hơn, như Bogota ở Colombia hay Lima ở Peru. Nhưng hy vọng thật sự của anh, như anh bày tỏ, là một ngày nào đó được trở về sống ở một Venezuela yên bình.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-45866591


Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen


The people making bags out of worthless money

By Dylan Baddour 18 September 2018
Hyperinflation has ravaged Venezuela’s economy, and its old bolivar notes are worth next to nothing. But for some enterprising artists, these useless notes are an economic opportunity.
Scroll to view the gallery
                    (Credit: Dylan Baddour) 
The collapse of Venezuela’s currency has wrecked its economy, driving millions of its people to hunger and extreme poverty. Artists like Edison Infante, 23, have turned the country’s worthless money into an asset, weaving banknotes into purses and bags.
Like millions of others, they have left their country. Now they work in the Colombian border city of Cúcuta to support their families back home.
Their art has attracted buyers from across Colombia – and the world – for its surreal symbolism of a failed economy.
                        (Credit: Dylan Baddour)
The bags can include more than a thousand bills, worth just a handful of US cents.
These creations sell for between $7 and $15 – enough money, Infante says, to feed a family for at least two weeks in Venezuela.
                       (Credit: Dylan Baddour)Hyperinflation has evaporated the savings accounts and destroyed the wages of the Venezuelan people.
Every day, tens of thousands of Venezuelans cross the border to Cúcuta, a city on Venezuela’s western border about 680km south west of Caracas.
They cross to work, to buy food that’s scarce at home, or to migrate throughout South America.
                        (Credit: Dylan Baddour) 
   The IMF has predicted Venezuela’s annual inflation rate will hit 1,000,000% by the end of the year.
In an attempt to curb runaway inflation, the government recently created a new currency – the sovereign bolívar – worth 100,000 old bolívars. But there’s no sign of the crisis abating, and critics say it could make the situation worse.  
Crafting with worthless banknotes
                          (Credit: Dylan Baddour) 
   At the Venezuelan border, unofficial money changers sit watch over plastic tables heaped with bundled 20,000, 50,000 and 100,000 bolívar bills – the new sovereign bolívar hadn’t yet arrived to Cúcuta at the time of writing.
Every day, thousands of Venezuelans return home from a day of work in Colombia, changing a handful of coins for a stack of bills on their way back.
                     (Credit: Dylan Baddour) 
 Older bills in lower denominations are treated like rubbish, like 10 bolívar banknotes printed in 2011, 100 bolívar banknotes printed in 2015 or 1,000 bolívar banknotes printed in 2016.
The artists buy bills in bulk, paying $1 or more per sack of cash, more than the notes are actually worth.  Here, Jorge Corderos sifts through his art supply, noting that he started out making bags from two and five bolívar bills.
“We never imagined we would be using a 5,000 bill,” he says.
                    (Credit: Dylan Baddour) 
   Cordero learned the technique – folding paper into chains that are stitched together – in prison in Venezuela. There it was done with any discarded materials like magazines, sweet wrappers or food packaging.
The banknote is a far superior material, he says: waterproof, smooth and strong.
                    (Credit: Dylan Baddour) 
    For Infante, the bolívar bags have been a blessing at a dark time. The novelty of apparel made from money and its link to current events means he can live relatively well while many Venezuelans scrape by selling candies or labouring.
With just one sale a day, Infante can get by. Twice, people from Bogota have bought in bulk to resell in the Colombian capital. Americans and Italians have also loaded up on Infante’s bolívar bags to take home.
Infante hopes his craft can get him out of the depressed border zone and into other big cities where he could make more money, like Bogota in Colombia or Lima in Peru. But his real hope, he says, is to someday return to a peaceful Venezuela.
http://www.bbc.com/capital/gallery/20180918-the-people-making-bags-out-of-worthless-money