Wednesday, November 14, 2018

THÚ VUI Ở THÀNH ĐÔ (TQ) : LẤY RÁY TAI ( BBC SONG NGỮ)

Fr: Loan Nguyen

Thú vui lấy ráy tai thư giãn ở Thành Đô, Trung Quốc

Hilda Hoy BBC Travel
10 tháng 11 2018
Nhiều cư dân Thành Đô tin rằng cách lấy ráy tai này cải thiện sức khỏe vì đã kích thích các huyệt đạo trong lỗ tai ( Bản quyền hình ảnh Getty )
Tiếng lanh canh vang lên trong các công viên rợp bóng cây, những quán trà nhộn nhịp ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam Trung Quốc.
Thứ âm thanh ấy phát ra, vang lên dọc những bờ sông, những con kênh chảy chầm chậm qua phố, xuôi theo những ngõ hẹp nơi có những căn nhà xây bằng đá lợp mái ngói, len lỏi vào giữa những lối đi trong rạp hát, nơi các diễn viên đeo mặt nạ hát múa những tích tuồng cổ mỗi đêm.

Là thứ âm thanh rao hàng của một quầy bán đồ ăn vặt chăng? Nhưng khi tới gần hơn, ta sẽ thấy âm thanh đó bắt đầu rộn rã khác thường. Là tiếng mài dao? Hay là âm thanh từ một nhóm thợ chỉnh dây đàn piano?
Đến tận nơi thì hóa ra thứ tiếng động bí ẩn đó phát ra từ một chiếc nhíp gắp dài. Nó là 'đồ nghề' của những người chuyên lấy ráy tai ở Thành Đô, những tay thợ lành nghề biết dùng vô số thứ đồ khác nhau để gẩy, gỡ, gắp ráy tai và làm vệ sinh sạch sẽ lỗ tai cho khách.


  Ở Thành Đô, Trung Quốc, lấy ráy tai là một nghề truyền thống địa phương độc đáo được cho là có từ nhiều thế kỷ trước (Bản quyền hình ảnh Carla Drago)
Thợ lấy ráy tai đi lang thang là cảnh thường thấy ở đường phố Thành Đô. Đây là một nghề truyền thống độc đáo của địa phương, được cho là có từ nhiều thế kỷ trước.
Theo Fuchsia Dunlop, tác giả cuốn sách dạy nấu ăn và ẩm thực Trung Quốc, người đã viết về những trải nghiệm cá nhân khi kết bạn với một người thợ lấy ráy tai từ thời còn theo học ở Thành Đô hồi giữa thập niên 1990, thì nghề này có từ thời nhà Tống (960-1279).

Cho đến ngày nay, những người làm nghề này, mà đa phần là đàn ông chứ hiếm khi thấy phụ nữ, thường xuyên đi qua đi lại ở các quán trà nổi tiếng trong thành phố, chẳng hạn như Công viên Nhân dân ở khu trung tâm, và khu du lịch nổi tiếng Khoan Trách Hạng Tử (Ngõ lớn Ngõ nhỏ - Wide and Narrow Alleys), nơi có các con ngõ được tái dựng như mê cung và các tòa nhà xây theo kiểu kiến trúc thời nhà Thanh.
Tuy thỉnh thoảng cũng dựng quán tạm để ngồi trong ngày với vài chiếc ghế, nhưng chủ yếu họ lang thang ngoài trời, làm thợ dạo phục vụ khách vãng lai.
Để hiểu được vì sao người ta lại sẵn lòng trả tiền cho người khác chọc ngoáy lỗ tai mình giữa chốn công cộng, mà thường là trước cả một nhóm khán giả tò mò, rồi cả những khách qua đường lăm lăm máy ảnh trong tay, thì trước tiên ta cần phải hiểu rõ cách suy nghĩ của người Trung Quốc trong chuyện vệ sinh tai.
Nếu như phương Tây dùng tăm bông thì tại nhiều nơi ở Đông Á, người ta thích dùng que ngoáy tai, một que thép dài mảnh có một đầu được đập dẹp lõm xuống trông như cái muỗng tí hon để nạo lấy ráy tai. Hồi tôi còn bé thì mẹ tôi, người Trung Quốc, thường hay dùng que tre, nhưng mà tôi không nhớ lắm là mẹ có dùng que đấy để ngoáy tai bọn tôi hay không.
Tuy nhiên, với người Thành Đô thì việc làm vệ sinh tai không chỉ dừng ở mức độ đó.
'Đào nhĩ', tức là 'lấy ráy tai', ở Thành Đô là một nghi thức tinh tế, phức tạp, mất từ 20 đến 30 phút mới xong, và được thực hiện bằng một loạt các dụng cụ đặc biệt.
Có những người nghiện lấy ráy tai đến mức họ gọi thợ làm thường xuyên như đi cắt tóc vậy. Còn với du khách thì đó là một kỷ niệm đáng nhớ về chuyến đi Thành Đô.
Theo tường thuật hồi 2016 của China News thì thợ lấy ráy tai được đào tạo kỹ càng để phải đạt kỹ năng thao tác thật chuẩn xác và thật chắc tay trước khi được chạm vào tai khách hàng. Có một bài tập bắt buộc là họ phải dùng nhíp nhổ ra cho được một sợi chỉ nhỏ khỏi tim bấc của ngọn nến đang cháy mà không làm tắt lửa.
Trong cuốn hồi ký về cuộc sống ở Thành Đô thời thập niên 1990 có tên là "Vi cá mập và Hạt tiêu Tứ Xuyên: Một kỷ niệm chua ngọt về ẩm thực ở Trung Quốc" (A Sweet-Sour Memoir of Eating in China), bà Dunlop kể rằng lần lấy ráy tai đầu tiên của bà ở đó đã mang đến cho bà 'cảm giác ly kỳ' và 'rùng mình sung sướng'. Nghe bà tả hấp dẫn như vậy thì làm sao mà tôi có thể bỏ lỡ cơ hội được đây?
Quy trình lấy ráy tai ở Thành Đô là một nghi thức tinh tế, phức tạp, mất từ 20 đến 30 phút mới xong, và được thực hiện bằng một loạt các dụng cụ đặc biệt (Bản quyền hình ảnh Zhang Peng/Getty Images )
Sau khi đến thành phố được vài hôm, vào một buổi chiều khi đang nhấm nháp tách trà nhài tại Hạc Minh Trà xá trong Công viên Nhân dân thì tôi nghe thấy vang lên âm thanh của người thợ lấy ráy tai.
Tôi vẫy tay gọi, cố kìm nén sự căng thẳng. Thầy Thư (thẻ tên của ông ấy ghi thế) chỉnh cái đèn đeo trên đầu và đưa một thanh kim loại mảnh vào tai tôi.

"Liệu có đau không đấy?" tôi hỏi một cách ngớ ngẩn. Đã quá muộn để tháo lui.
"Không đau tí nào đâu," ông lẩm bẩm. Giống như vị nha sĩ của tôi thường nói trước khi bật cái máy khoan khủng khiếp lên.
Đầu tiên là một số động tác kéo căng xoay quanh đường vành tai, sau đó Thầy Thư bắt đầu ra tay.
Thật ngạc nhiên, cách ông thăm dò những ngóc ngách trong những hốc tai tôi là... chịu được. Cảm giác như mình bị cù khẽ vào chỗ nhạy cảm trên bàn chân: hơi vương vướng bất tiện một chút, nhưng rất dễ chịu.
Tôi cố ngồi thật im - thật không dễ chút nào khi bị Thầy Thư cằn nhằn vào tai.
"Rất bẩn. Quá bẩn," ông trách cứ. "Cô cần phải lấy ráy tai thường xuyên hơn."
Hilda Hoy :"Cảm giác như mình bị cù nhẹ vào chỗ nhạy cảm trên bàn Hchân" ( Bản quyền hình ảnh Carla Drago)
Người châu Á, ông giải thích, có ráy tai khô và dễ bong, dễ làm sạch hơn so với ráy tai ướt màu vàng dính của người phương Tây.
Và thật không may cho cả tôi và ông ta, tôi có vẻ như đã thừa hưởng gen ráy tai ướt từ người cha Ireland-Scotland của tôi.
Để chứng minh cho điều ông nói, Thầy Thư đã chọn đúng lúc để cho tôi xem cục ráy tai to tướng ông vừa lôi ra. Tôi sẽ không bắt các bạn phải biết quá tường tận những chi tiết gớm chết này.
Sau khi đã lấy ra được khá nhiều ráy tai, Thầy Thư chuyển sang dùng một que thép mảnh, ở đầu có gắn lông, đưa sâu vào trong hốc tai tôi và xoay vòng mát xa nhẹ nhàng vài lần.
Cuối cùng, ông lấy ra một thứ giống như cái nhíp gắp, trông khá đẹp đẽ, đập đập cho hai lưỡi rung lanh canh rồi chạm phần nhíp đang rung rung vào que thép gắn lông, làm cho que này rung nhẹ, tác động tới các dây thần kinh trong tai tôi theo cách kỳ lạ nhất.
Ông lặp lại toàn bộ chu trình như vậy đối với cái tai còn lại của tôi, rồi chuyển sang làm cho khách hàng kế tiếp.
Tuy không thính tai thêm chút nào, nhưng tôi đã được tận hưởng cảm giác hài lòng kỳ lạ - như thể được gãi đúng chỗ ngứa, chỗ mà mình không thể tự gãi được.
Người ta cứ đồn nhau rằng việc lấy ráy tai thế này giúp cải thiện sức khỏe do nó kích thích các huyệt đạo, nhưng có vẻ như chẳng hề có bằng chứng nào chứng minh điều đó.
Claudia Huang, nhà nhân chủng học đồng thời là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học California, Los Angeles, người hiện đang nghiên cứu thực địa đối với cộng đồng dân cư đang lão hóa của Tứ Xuyên, nói: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc mọi người làm bất kỳ điều gì cũng được, miễn là họ cảm thấy thoải mái và có cảm giác được chăm sóc."
Nhưng theo bà mẹ của cô, một bác sĩ được đào tạo tại Đại học Y học cổ truyền Trung Hoa Thành Đô thì: "Không có hệ thống y tế nào trên thế giới cổ súy cho việc chọc các vật lạ vào trong lỗ tai. Mọi người làm như vậy vì họ cảm thấy dễ chịu."

Anita Lai: "lấy ráy tai chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong nền tảng văn hóa của Thành Đô" ( Bàn quyền hình ảnh Hilda Hoy)
Trong thực tế, tính từ phổ biến nhất để mô tả hiệu quả của việc lấy ráy tai là 'thư phục' (shufu - 舒服), một từ có nghĩa là thoải mái, cân bằng, sảng khoái và thư giãn, tất cả được bao gồm trong một tính từ này.
Nó giúp giải thích vì sao cách lấy ráy tai như trên đã trở thành một phần của cuộc sống đường phố ở Thành Đô, một thành phố nổi tiếng khắp Trung Quốc về lối sống thoải mái, thư nhàn.
"Một phần của việc sống ở Thành Đô là việc thả mình vào khoảnh khắc này, để cho những rung cảm của thành phố thấm lên mình," Jordan Porter, một người Canada đã coi Thành Đô là nhà từ tám năm qua, nói.
Ông thành lập công ty riêng của mình, Công ty Du lịch Ẩm thực Thành Đô, để giúp du khách khám phá khía cạnh hưởng lạc của thành phố, nếm thử các món ăn địa phương cay nổi tiếng như mì đam-đam, đậu phụ Tứ Xuyên và bánh bao nhân thịt rưới ớt xào.
"Lấy ráy tai là việc được phép làm. Đó là một hoạt động góp phần xây dựng nền văn hóa của Thành Đô."
Hãy dừng chân, ngồi lại và hãy thử trải nghiệm này - "Nói một cách ví von thì việc này cũng giống như là việc cởi thắt lưng của một người ra trước bàn dân thiên hạ," ông cười, nói thêm.
Là nơi có nông sản phong phú, khu vực Thành Đô từ lâu đã là nơi ít phải chịu áp lực, mọi người có thể sống thong thả, nơi mà thực phẩm thì dồi dào còn khí hậu thì dễ chịu, nơi văn hóa nghệ thuật có thể phát triển tốt.
Dương Hùng - tự Tử Vân, và Tư Mã Tương Như - tự Trường Khanh, hai thi nhân thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên), đều được sinh ra ở đây.
Đỗ Phủ (712-770), nhà thơ kinh điển nổi tiếng, người được tôn vinh là "thánh thi" của Trung Quốc, đã chọn Thành Đô làm nơi để viết ra phần quan trọng trong các tác phẩm của mình khi ở độ tuổi ngoài 40.
"Thành Đô luôn là nơi hội tụ giao thương, nơi những ý tưởng mới được du nhập, khiến nó trở thành một nơi đầy tính sáng tạo nhưng cũng rất dịu dàng. Không cần phải mất công vươn ra tìm kiếm mà mọi thứ sẽ tự đến với ta," ông Porter nói.
Nhiều cư dân Thành Đô tin rằng cách lấy ráy tai này cải thiện sức khỏe vì đã kích thích các huyệt đạo trong lỗ tai ( Bản quyền hình ảnh Getty)
Được phát triển ở nơi đây không chỉ là một kiểu chủ nghĩa tự do mà còn là việc biết tận hưởng những thú vui cuộc sống, từ chuyện ngồi lì nơi trà quán hàng giờ đồng hồ, nhấm nháp tách trà và cắn hạt dưa, cho tới chơi bài hoặc đánh mạt chược, cho đến việc thư giãn với một chầu mat-xa hay làm một lần lấy ráy tai.
Chính những thứ đó đã tạo nên một câu ngạn ngữ Trung Quốc: Thiếu bất nhập Thục, lão bất xuất Xuyên (người trẻ không nên đến đất Thục, người già không nên rời khỏi Tứ Xuyên).
Lối sống nhàn nhã, thong thả sẽ cướp đi sự trẻ trung, sự tự tin, nhưng lại là thích hợp cho tuổi già để sống trong những năm tháng quý báu còn lại của đời người.
Theo Anita Lai, một người sinh ra và lớn lên tại Thành Đô, thì thế hệ trẻ ngày nay dù gì cũng không còn quá quan tâm đến việc lấy ráy tai.
Có một khoảng cách thế hệ rõ rệt trong khách hàng của những người thợ lấy ráy tai, cô nói, đó là khoảng một nửa là khách du lịch - cả trong nước và quốc tế - và một nửa là dân địa phương, mà thường chỉ gồm những người lớn tuổi.
"Nhiều người trẻ nghĩ rằng việc này cũng hơi đáng sợ và họ ngần ngại về chuyện vệ sinh," cô Lai nói.
Các dụng cụ lấy ráy tai quá lắm thì cũng chỉ được làm vệ sinh một cách sơ sài.
Vì vậy, cô thú nhận là cô không bao giờ tự mình thử, mặc dù cô luôn tin rằng "lấy ráy tai chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong nền tảng văn hóa của Thành Đô".
Nhưng nếu người trẻ không quan tâm thì liệu nét văn hoá này có còn tồn tại cho đến các thế hệ sau?
Trong phóng sự của China News, một người thợ lấy ráy tai tên là Chen Qiao lo lắng cho tương lai nghề nghiệp mình. Việc được chính thức công nhận và bảo vệ là cần thiết, ông nói. "Chúng tôi muốn vượt qua mức độ thực tế thuần túy, muốn bảo vệ nó như một hình thức văn hóa của Thành Đô - một di sản văn hóa phi vật thể."
Nhưng cho đến ngày đó, Chen và các đồng nghiệp của ông sẽ tiếp tục làm một cách tốt nhất những gì họ đang làm: đem đến cho khách hàng những phút thư giãn hạnh phúc bằng việc lấy ráy tai cho khách, từng bên một.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-46116175




Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen


In China, Chengdu’s peculiar ear-cleaning custom
                               AFP_IL5MV
In this unique local tradition, roving ear cleaners wield myriad tools to flick, pick and twirl their customers’ ear canals clean.
By Hilda Hoy
30 October 2018A high-pitched sound rang out through the shady parks and bustling teahouses of Chengdu, capital of China’s south-western Sichuan province. It pinged and reverberated along the banks of the rivers and canals that wind lazily through the city, down narrow laneways lined with tile-roofed stone houses, and through the aisles of the opera house where masked performers twirl and sing their ancient routines every night. A clanging of some kind, announcing a snack vendor, perhaps? But as it came closer, the sound began to take on an unusual warble. Was it a knife sharpener? A band of piano tuners on the loose?
Finally, the source of the mysterious noise appeared: a long, two-pronged metal device that looked and sounded like a tuning fork. It was clutched in the hand of one of Chengdu’s roving ear cleaners, steady-handed specialists who wield myriad tools to flick, pick and twirl their customers’ ear canals clean.
                         In Chengdu, China, ear cleaning is a unique local tradition that is believed to date back many centuries (Credit: Credit: Carla Drago)
In Chengdu, China, ear cleaning is a unique local tradition that is believed to date back many centuries (Credit: Carla Drago)
These ear cleaners are a common sight on the streets of Chengdu, part of a unique local tradition that is believed to date back many centuries. According to cookbook author and Chinese food evangelist Fuchsia Dunlop, who wrote about her experience befriending an ear cleaner while studying in Chengdu in the mid-1990s, the practice dates to the Song dynasty (960-1279). To this day, these men – and less often, women – regularly patrol the city’s popular teahouses, such as the ones in the central People’s Park, and the well-touristed Wide and Narrow Alleys, a maze of reconstructed lanes and Qing dynasty-style buildings. Though they’ll occasionally set up temporary shop for a day with a few chairs, their work continues to be an outdoor, informal affair.
To understand why anyone would pay to have their ear canal probed in public, often before an audience of curious, camera-wielding onlookers, it’s necessary to understand general Chinese attitudes to ear hygiene. While cotton swabs are the norm in the West, in many parts of East Asia, it’s common to use ear scoops – a long, thin tool with one tip flattened into a little spoon – to tease out excess ear wax. My Chinese mother had a bamboo one when I was growing up, though I don’t remember her using it often on us kids.
Devotees might get it done about as frequently as getting their hair cut



The Chengdu practice, however, takes ear cleaning much further. Tao er (掏耳), or ‘ear scooping’, as it’s done here, is an elaborate, 20- to 30-minute ritual featuring an array of specialised tools. Devotees might get it done about as frequently as getting their hair cut. And for tourists, it’s a popular memento of a trip to Chengdu. According to a 2016 report from the China News Service, ear cleaners undergo extensive training to develop precision and steadiness before even touching an ear. One exercise has them using tweezers to pluck tiny threads out of a lit candlewick without extinguishing the flame.
In her memoir of 1990s life in Chengdu, Shark’s Fin and Sichuan Pepper: A Sweet-Sour Memoir of Eating in China, Dunlop described her first ear session as delivering ‘thrilling sensations’ and ‘shivers of pleasure’. With that kind of endorsement, how could I pass up my chance?
                        The ear cleaning process in Chengdu is an elaborate 20- to 30-minute ritual featuring an array of specialised tools (Credit: Credit: Zhang Peng/Getty Images)
The ear cleaning process in Chengdu is an elaborate 20- to 30-minute ritual featuring an array of specialised tools (Credit: Zhang Peng/Getty Images)
A few afternoons after my arrival in the city, I was sipping a bowl of jasmine tea at the Heming teahouse in People’s Park when I heard the pinging of the ear man again. I beckoned him over, and swallowed my nervousness as Master Shu, as his name tag read, adjusted his headlamp and reached toward my ear with a skinny metal prong.
“Will it hurt?” I asked pointlessly. It was already too late to flee.
“Won’t hurt at all,” he murmured. The same thing my dentist always says before flicking on his drill of terror.
There was some twirling around the contours of the ear to begin with, then Master Shu went in for the kill. His probing around in the private recesses of my skull was surprisingly… tolerable. It felt like an awkward tickle, akin to having a sensitive spot on the sole of one’s foot teased very lightly: squirmy discomfort and weird pleasure combined. I tried my best to hold perfectly still – not an easy feat as Master Shu began to tut-tut his disapproval into my ear.
“Very dirty. Too dirty,” he admonished. “You need to do this more often.”
                   Writer Hilda Hoy has her ears cleaned in Chengdu, China (Credit: Credit: Carla Drago)
Hilda Hoy: “It felt like an awkward tickle, akin to having a sensitive spot on the sole of one’s foot teased very lightly” (Credit: Carla Drago)
Asians, he explained, have dry, flaky earwax that is easier to clean in comparison to Westerners’ sticky yellow stuff. And unfortunately for both me and him, I’ve apparently inherited earwax genes from my Irish-Scottish father. To prove his point, he chose that moment to present me with a sizeable gob that he’d just extracted. I’ll spare you the gory details.
Once he’d removed as much wax as possible, Master Shu switched to a feather-tipped tool, which went deep into my freshly scooped ear canal and made a few gentle twirls. For his finale, he whipped out that tuning fork-like instrument with a flourish, then touched its vibrating prongs against the feather tool, making it buzz against the nerves of my ear in the strangest way. He repeated the whole routine on the other side of my head, then dashed off to his next customer. Though I didn’t emerge with superhuman hearing, the experience was oddly satisfying – like having an out-of-reach itch scratched.
The experience was oddly satisfying – like having an out-of-reach itch scratched
Though vague claims circulate that the treatment improves health by stimulating acupressure points, there’s doesn’t seem to be evidence supporting this. “I'm all for people doing whatever it takes to feel relaxed and cared for,” said Claudia Huang, an anthropologist and doctoral candidate at the University of California, Los Angeles, who is currently conducting fieldwork among Sichuan’s aging populations. But according to her doctor mother, who trained at the Chengdu University of Traditional Chinese Medicine, “There is no medical system in the world that would advocate sticking foreign objects into the ear canal. People do it because they think it feels good.”
                       Many Chengdu residents believe that ear cleaning improves health by stimulating acupressure points in the ear (Credit: Credit: WANG ZHAO/Getty Images)
Many Chengdu residents believe that ear cleaning improves health by stimulating acupressure points in the ear (Credit: WANG ZHAO/Getty Images)



In fact, the most common adjective to describe the effects of the ear cleaning is shufu (舒服), a term that means comfortable, balanced, refreshed and relaxed, all rolled into one. It’s a telling clue in explaining how the ear cleaning ritual became a part of street life in Chengdu, a city infamous across China for its relaxed, laid-back lifestyle.
“Part of being in Chengdu is relinquishing yourself to the moment and letting the city’s vibe wash over you,” said Jordan Porter, a Canadian who has made Chengdu his home for the past eight years. He started his own company, Chengdu Food Tours, to help visitors discover the city’s epicurean side, sampling famously spicy local dishes like dan dan noodles, mapo tofu and pork dumplings bathed in chilli oil. “Ear cleaning allows that to happen. It’s an activity that is built into the culture of Chengdu.” To pause, sit back, and surrender to the experience – “Metaphorically, it’s like unbuckling one’s belt in public,” he added with a laugh.
Metaphorically, it’s like unbuckling one’s belt in public
Agriculturally abundant, the Chengdu region has long been a low-stress, live-and-let-live kind of place, with plentiful food and a pleasant climate, a place where culture and literature could thrive. Yang Xiong and Sima Xiangru, two preeminent poets of the Han dynasty (206 BC-220 AD), were both born here. Renowned classical poet Du Fu (712-770), often referred to as China’s ‘poet-sage’, chose Chengdu as the place to write a significant body of work in his 40s. “It was always this trading ground, with new ideas being brought in, which made it a very creative place but also mellow. They didn’t have to reach out, things came to them,” Porter said.
What developed was not only a kind of liberalism, but also an epicurean appreciation for the finer pleasures in life – from lingering at the teahouse for hours, sipping bottomless cups of tea and snacking on roasted watermelon seeds, to playing cards or mah-jong and treating oneself to a massage or ear cleaning. It’s this reputation that gave rise to a Chinese saying: The young shouldn’t go to Chengdu, and the old shouldn’t leave (少不入蜀,老不出川). The laid-back lifestyle would snuff out the drive of the young, the belief goes, while it’s the perfect setting for the old to live out their well-earned golden years.
According to Anita Lai, a born-and-raised Chengdu native, today’s young generation isn’t too keen on getting their ears done anyway. There is a stark generational gap in the ear cleaners’ clientele, she says, which is about half tourists – both domestic and international – and half locals, though only the older ones. “Many young people think it's a little scary and may be concerned about hygiene,” Lai said. The ear tools get only a basic cleaning at best. It’s for these reasons she’s never tried it herself, she confessed, though she is confident that “ear cleaning definitely still plays an important role in Chengdu's culture.”
                         Ear cleaning definitely still plays an important role in Chengdu's culture (Credit: Credit: Hilda Hoy)
Anita Lai: “Ear cleaning definitely still plays an important role in Chengdu's culture” (Credit: Hilda Hoy)
But if the young aren’t interested, will this tradition still be around for the coming generations? In the China News Service report, an ear cleaner named Chen Qiao worried for the future of his profession. Formal recognition and protection is necessary, he said. “We want to pass [the practice] down, protect it as a form of Chengdu’s culture – an intangible cultural heritage.”
But until that day comes, Chen and his legions of colleagues will carry on doing what they do best: sending their clientele into the blissful throes of relaxation, one ear at a time.

http://www.bbc.com/travel/story/20181029-in-china-chengdus-peculiar-ear-cleaning-custom



https://www.youtube.com/watch?v=GxAYZZ65T3Y

The Customs That Bind Us is a series from BBC Travel that celebrates cultures around the world through the exploration of their distinctive traditions.
Join more than three million BBC Travel fans by liking us on Facebook, or follow us on Twitter and Instagram.
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter called "If You Only Read 6 Things This Week". A handpicked selection of stories from BBC Future, Earth, Culture, Capital and Travel, delivered to your inbox every Friday.