Saturday, January 19, 2019

LÀM VƯỜN GIÚP TĂNG TUỔI THỌ ( BBC SONG NGỮ )

Fr: Loan Nguyen * Thuy Hong

Làm vườn là sở thích giúp bạn sống tới 100 tuổi? 

Jamie Feldmar

Okinawa ở Nhật Bản có một trong những nơi tập trung cao nhất thế giới về người hơn 100 tuổi Bản quyền hình ảnh Alamy

Dan Buettner đã nghiên cứu 5 địa điểm trên thế giới nơi mà người dân nổi tiếng sống lâu: Okinawa ở Nhật Bản, Nicoya ở Costa Rica, Icaria ở Hy Lạp, Loma Linda ở California và Sardinia ở Ý.
Những người sống ở những "khu vực xanh da trời" này có một số yếu tố chung - mạng lưới hỗ trợ xã hội, thói quen vận động hàng ngày và chế độ ăn uống nhiều rau quả, là những điều trước tiên. Nhưng họ còn có một điểm chung bất ngờ khác. Trong từng cộng đồng, mọi người đều làm vườn cho đến khi rất già - 80, 90 tuổi và cao hơn nữa.
Liệu việc làm vườn đều đặn có giúp bạn sống 100 tuổi? 
Cải thiện tâm trạng
Ai cũng biết rằng lối sống ngoài trời cùng với hoạt động thể chất vừa phải có liên quan đến việc thọ lâu, và làm vườn là cách dễ dàng để đạt cả hai điều này. "Nếu bạn làm vườn, bạn có sự hoạt động thể chất cường độ thấp hầu hết các ngày, và thường xuyên như vậy, Buettner nói.
Ông nói rằng có bằng chứng cho thấy những người làm vườn sống lâu hơn và ít bị căng thẳng. Một loạt nghiên cứu xác nhận điều này và dẫn đến những lợi ích sức khỏe thể chất và tinh thần của việc làm vườn.
Trong một nghiên cứu gần đây của Hà Lan, các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia hoàn thành một nhiệm vụ căng thẳng, sau đó chia họ thành hai nhóm. Một nhóm đọc trong nhà và nhóm kia làm vườn ngoài trời trong 30 phút. Nhóm đọc báo cáo rằng tâm trạng của họ xấu đi, trong khi nhóm làm vườn không những có mức độ cortisol hormone căng thẳng giảm xuống, mà tâm trạng được hồi phục hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu Úc theo dõi những đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi trên 60 phát hiện ra rằng những người thường xuyên làm vườn có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn 36% so với những người không làm vườn.
Và các nghiên cứu sơ bộ ở những người cao tuổi mắc các chứng về nhận thức (như mất trí và Alzheimer) cho thấy lợi ích của việc làm vườn và liệu pháp của việc trồng hoa quả. Thí dụ ánh sáng mặt trời và không khí trong lành giúp những người già bị kích động cảm thấy bình tĩnh hơn, trong khi màu sắc và bề mặt của các loại thực vật và rau quả khác nhau có thể cải thiện khả năng thị giác và xúc giác.
Không có thuốc bách bệnh chống già, nhưng khoa học cho thấy, việc làm vườn có vẻ cải thiện chất lượng cuộc sống khi về già.
Hãy để thiên nhiên nuôi dưỡng ta


 Một số nghiên cứu, bao gồm các nghiên cứu thực hiện ở Pháp, đã cho thấy người nông dân thì khỏe mạnh hơn những người không là nông dân Bản quyền hình ảnh Alamy
 Tác động không chỉ về sức khỏe: lợi ích xã hội của việc làm vườn cũng có thể làm tăng tuổi thọ. Tiến sĩ Bradley Willcox ở Đại học Hawaii đang nghiên cứu về người trăm tuổi ở Okinawa, nơi có tỷ lệ người sống trăm tuổi cao nhất thế giới, khoảng 50 trên 100.000 người. Nhiều người vẫn duy trì vườn nhỏ cá nhân khi đã rất già.
Ông nói rằng việc làm vườn giúp ta các yếu tố (dù chỉ là phù du) thiết yếu khác làm tăng tuổi thọ. "Ở Okinawa, người ta nói rằng bất cứ người già nào đều cần một ikigai, tức lý do để sống. Làm vườn cho bạn cái lý do để thức dậy hàng ngày."
Willcox giải thích rằng: Trên hết, người Okinawa đánh giá cao khái niệm về yuimaru, tức mức độ cao về kết nối xã hội. "Tụ tập nhau ở khu chợ địa phương, mang sản phẩm đến và chia sẻ những sáng tạo mới nhất ở vườn nhà mình là một hoạt động lớn về xã hội," ông nói. Điều đó chắc chắn giúp người ta cảm thấy mình vững vàng và có quan hệ kết nối.
Cảm giác kết nối với người khác là rất quan trọng, nhưng kết nối cá nhân với thiên nhiên là cũng vậy. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy những người được bao quanh bởi cây cối xanh tươi thì sống lâu hơn, ít có nguy cơ bị ung thư hoặc bệnh về hô hấp.
Các bác sĩ ở Scotland hiện có thể kê đơn đi bộ trong thiên nhiên để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, kể cả giảm huyết áp và lo lắng, và để cải thiện hạnh phúc tổng thể. Việc làm vườn - ngay cả trên một mảnh đất nhỏ ở đô thị - là một cách đơn giản để đưa thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
Cuối cùng, cũng có một thành phần về chế độ ăn để kéo dài tuổi thọ mà việc làm vườn có thể giúp ta. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa "chế độ ăn uống Địa Trung Hải" - nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu&hạt, cá và dầu ô liu - và quá trình lão hóa chậm.
Willcox cho biết nguyên tắc cơ bản của việc ăn nhiều rau tươi, tốt nhất là từ các khu vườn và chợ địa phương, là rất quan trọng đối với tuổi thọ, cho dù chế độ ăn có theo kiểu Địa Trung Hải hay không, ví dụ, ở Okinawa, hầu hết mọi người trồng các loại rau quả như mướp đắng và khoai lang trong vườn.
"Khi bạn ăn rau do mình tự trồng thì mọi thứ thay đổi - nó ngon hơn và điều đó thực sự tạo ra sự khác biệt về chất lượng sức khỏe (vitamin, khoáng chất, hợp chất hoạt tính v.v.) của chính thực phẩm này, Willcox nói. Buettner, chuyên gia về "khu vực màu xanh da trời", khuyến nghị chế độ ăn gồm "90% thực vật, đặc biệt là rau xanh và đậu", và chỉ ra một sự thật đơn giản: những người làm vườn thường hay trồng những thứ họ muốn ăn.
Canh tác để thọ lâu?
Nếu làm vườn là tốt, liệu canh tác nông nghiệp có tốt hơn không? Nhiều yếu tố trong lối sống liên quan đến tuổi thọ - như sống ở nông thôn và hoạt động thể lực nhiều - cũng áp dụng với nông dân.
Một số bằng chứng cho thấy làm nông nghiệp là một trong những nghề lành mạnh nhất. Một nghiên cứu của Úc cho thấy nông dân bị mắc bệnh mãn tính ít hơn 1/3, và khả năng phải đến bác sĩ ít hơn 40% so với những người lao động phi nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã so sánh tỷ lệ tử vong ở nông dân so với tỷ lệ ấy của dân số chung và nhận thấy nông dân ít có khả năng tử vong vì ung thư, bệnh tim hoặc tiểu đường. Và các nghiên cứu ở Thụy Điển và Pháp cũng cho thấy người nông dân khỏe hơn những người không phải nông dân.
Tiến sĩ Masahiko Gemma của Đại học Waseda ở Tokyo đã nghiên cứu những người nông dân tự canh tác ở tỉnh Saitama, có tuổi thọ cao hơn người phi nông nghiệp, và khi già họ vẫn còn làm việc. Nhiều người là những người nông dân làm việc bán thời hoặc người hưu trí, và Gemma mô tả rằng nhiều công việc của họ giống như công việc làm vườn.
"Những trang trại nhỏ thuộc gia đình là phổ biến trong nông nghiệp Nhật Bản," Gemma nói, và giải thích rằng cuộc khảo sát của ông không bao gồm nông dân làm việc cho các hoạt động của công ty quy mô lớn. Ông phát hiện ra rằng những người nông dân tự canh tác có những thay đổi đáng kể và tốt về sức khỏe và tâm lý trước và sau khi tham gia vào những hoạt động canh tác nhẹ. "Chúng tôi phỏng đoán rằng việc canh tác góp phần duy trì tốt cho sức khỏe và tinh thần," ông nói.
Kiểm tra thực tế
Mặc dù những phát hiện của Gemma là rất hấp dẫn, nhưng không phải tất cả các việc canh tác đều giống với mô hình truyền thống, công nghệ thấp của Nhật Bản mà ông mô tả. Nông nghiệp là một ngành sản xuất ở hầu hết thế giới phương Tây và nông dân có thể phải trải nghiệm các điều kiện làm việc khó khăn và nguy hiểm, nợ cao và các quy trình ngày càng tự động.
"Thực tế về nông nghiệp, ít nhất là ở Mỹ, là nhìn chằm chằm vào máy tính như mọi người khác, điều khiển các hệ thống ở trại gà công nghiệp hoặc ở trại nuôi lợn, hoặc ngồi trong máy gặt đập liên hoàn để nhìn video khi đi qua những cánh đồng tẻ nhạt được định vị GPS chính xác," Thomas Forester, một nhà tư vấn chính sách thực phẩm có trụ sở tại New York cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan của Liên Hợp Quốc, nói.
Như vậy khó có thể cho rằng canh tác nông nghiệp là liều thuốc chống già.
Cả việc làm nông nghiệp và làm vườn cuối cùng sẽ không đảm bảo được tuổi thọ dài hơn. Nhưng một số yếu tố về lối sống liên quan đến cả hai việc trên - cụ thể là ở ngoài trời, hoạt động thể chất nhẹ nhàng và ăn một chế độ ăn uống thực vật lành mạnh - thì có thể đảm bảo được. 
Cuối cùng, tất cả là sự cân bằng.
"Tôi dùng hình ảnh cái ghế để ví von," Will Willcox nói. "Ăn kiêng, hoạt động thể chất, hoạt động về tinh thần và kết nối xã hội là bốn cái chân. Nếu bạn không có một trong số chân đó thì bạn mất cân bằng, và nó có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn. Tuổi thọ cao không phải chỉ có một yếu tố- đó là đừng làm việc quá vất để làm sao có thể phân đều cho tất cả bốn yếu tố nói trên.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-46884707


 Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen

Gardening could be the hobby that helps you live to 100
Many of the world's centenarians share one common hobby: gardening. Could you extend your life and drop your stress by taking up the pursuit, too? 
By Jamie Feldmar  
10 December 2018 
Dan Buettner has studied five places around the world where residents are famed for their longevity: Okinawa in Japan, Nicoya in Costa Rica, Icaria in Greece, and Loma Linda in California and Sardinia in Italy.
People living in these so-called “blue zones” have certain factors in common – social support networks, daily exercise habits and a plant-based diet, for starters. But they share another unexpected commonality. In each community, people are gardening well into old age – their 80s, 90s and beyond.
Could nurturing your green thumb help you live to 100?
Mood elevator
It is well-known that an outdoor lifestyle with moderate physical activity is linked to longer life, and gardening is an easy way to accomplish both. “If you garden, you’re getting some low-intensity physical activity most days, and you tend to work routinely,” says Buettner.
He says there is evidence that gardeners live longer and are less stressed. A variety of studies confirm this, pointing to both the physical and mental health benefits of gardening.
(Credit: Getty Images)
Okinawa in Japan has one of the world's higest concentration of centenarians (Credit: Getty Images)
In recent Dutch study, researchers asked participants to complete a stressful task, then split them into two groups. One group read indoors and the other gardened outdoors for 30 minutes. The group that read reported that their mood “further deteriorated”, while the gardeners not only had lower levels of the stress hormone cortisol afterwards, they also felt “fully restored” to a good mood.
Australian researchers following men and women in their 60s found that those who regularly gardened had a 36% lower risk of dementia than their non-gardening counterparts.
And preliminary studies among elderly people suffering from cognitive issues (such as dementia and Alzheimer’s) report benefits from garden settings and horticulture therapy. Sunlight and fresh air, for example, help agitated elders feel calmer, while the colours and textures of various plants and vegetables can improve visual and tactile ability.
There is no panacea for growing old but, the science suggests, gardening does appear to improve our quality of life as we age.


Let nature nurture you
It’s not just about health effects, either: the social benefits of gardening can also increase longevity. Dr Bradley Willcox of the University of Hawaii studies centenarians in Okinawa, which has the world’s highest ratio of centenarians, at approximately 50 per 100,000 people. Many residents maintain small personal gardens well into old age.
(Credit: Alamy)
Some research, including studies conducted in France, have showed farmers are healthier than non-farmers (Credit: Alamy)
He says that gardening helps with other essential, if somewhat more ephemeral, factors in increasing longevity. “In Okinawa, they say that anybody who grows old healthfully needs an ikigai, or reason for living. Gardening gives you that something to get up for every day.”
On top of that, explains Willcox, Okinawans value the concept of yuimaru, or a high level of social connectedness. “Getting together at a local market, bringing your produce and sharing your latest creations from the garden is a big social activity,” he says. “That certainly helps people feel grounded and connected.”
A sense of connection to other people is important, but so too is the individual connection to nature. One Harvard University study showed that people who were surrounded by lush greenery lived longer, with a lower chance of developing cancer or respiratory illnesses.
Doctors in Scotland can now prescribe a walk in nature to treat a variety of ailments, including reducing blood pressure and anxiety, and to improve overall happiness. Gardening – even on a small plot in an urban area – is a simple way to incorporate more nature into your daily life.
Finally, there is also a dietary component to longevity that gardening can help with. Researchers have demonstrated a link between the “Mediterranean diet” – rich in vegetables, fruits, whole grains, legumes, nuts, fish and olive oil – and slower aging.
Willcox says the fundamental principle of eating an abundance of fresh vegetables, ideally from local gardens and markets, is important to longevity, whether the diet is technically Mediterranean or not. In Okinawa, for example, most people grow vegetables such as bitter melon and sweet potatoes in their gardens.
“When you eat vegetables that you’ve grown yourself, it changes everything – they taste more delicious, and it really makes a difference in the health qualities (vitamins, minerals, phytoactive compounds etc.) of the food itself,” says Willcox. Buettner, the “blue zones” expert, recommends a diet of “90% plants, especially greens and beans”, and points out a simple truth: gardeners are more likely to plant what they want to eat.


Farming for a longer life?
If gardening is good, is farming even better? Many of the lifestyle factors associated with longevity – such as living in the country and getting lots of exercise – apply to farmers as well.
Some evidence suggests that farming is one of the healthiest occupations. One Australian study showed that farmers were a third less likely to suffer from a chronic illness, and 40% less likely to visit a GP than non-farm workers. Researchers from the US compared mortality rates among farmers against rates for the general population and found farmers less likely to die from cancer, heart diseases or diabetes. And studies in Sweden and France have also showed farmers are healthier than non-farmers.
Dr Masahiko Gemma of Waseda University in Tokyo studied self-employed farmers in the central province of Saitama, who were found to have a longer life expectancy that non-farmers and work later into life. Many of Gemma’s respondents were part-time farmers or retirees, and he describes many of their responsibilities as “similar to the work of maintaining a garden”.
Researchers from the US compared mortality rates among farmers against rates for the general population and found farmers less likely to die from cancer, heart diseases or diabetes
“Small family farms are common in Japanese agriculture,” says Gemma, explaining that his survey did not include farmers working for large-scale corporate operations. He found that self-employed farmers enjoyed statistically significant and positive changes in psychological and physical conditions before and after engaging in light farming activities. “Our guess is that farming work contributes to the maintenance of good health and spirits,” he says.
(Credit: Alamy) Researchers have demonstrated a link between a diet rich in vegetables, fruits, whole grains, legumes, nuts, fish and olive oil with slower aging (Credit: Alamy)


Reality check
Although Gemma’s findings are heartening, not all farming resembles the traditional, low-tech Japanese model he describes. Agriculture is an industry in most of the Western world, and farmers can experience difficult or dangerous working conditions, high debt and increasingly automated processes.
“The reality of what agriculture is like, at least in America, is staring at a computer for as long as everyone else, running systems for broiler houses or hog containment facilities, or sitting in your air-conditioned combine watching videos while you go across monotonous GPS precision-guided fields,” says Thomas Forester, a New York-based food policy consultant to research organisations and UN agencies.
It’s difficult, then, to view farming as a magic bullet against aging.
Neither farming nor gardening will ultimately guarantee a longer lifespan. But some of the lifestyle factors associated with both – namely going outside, engaging in light physical activity and eating a healthy plant-based diet – just might.
In the end, it’s all about balance.
“I use the analogy of a chair,” says Willcox. “Diet, physical activity, mental engagement and social connection are the four legs. If you don’t have one of them, you fall out of balance, and it can shorten life expectancy. Longevity isn’t about one single factor – it’s about not working too hard to share a constellation of them all.”
   

                                       BẢNG TỪ VỰNG 4 CỘT   

                       
   Words
    Syllables
      IPA
  Pronunciation
centenarian
cen-te-nar-i-an
/ˌsentɪˈneəriən/
cortisone
cor-ti-sone
/ˈkɔː(r)tɪzəʊn/
dementia
de-men-tia
/ dɪˈmenʃə/
panacea
pan-a-ce-a
/ˌpænəˈsiːə/
diet
di-et
/ˈdaɪət/
dietary
di-e-tar-y 
/ˈdaɪət(ə)ri/

  
Từ điển điện tử sử dụng:     https://www.macmillandictionary.com/

 

To comment on this story or anything else you have seen on BBC Capital, please head over to our Facebook  page or message us on Twitter.
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter called "If You Only Read 6 Things This Week". A handpicked selection of stories from BBC Future, Culture, Capital and Travel, delivered to your inbox every Friday.