Saturday, July 13, 2019

CHÍNH SÁCH NGU DÂN CỦA CSVN QUA HAI CUỘC ĐỐT SÁCH TANG THƯƠNG

Fr: Loan Phan
Cảnh đốt sách thật tang thương tháng 05/1975 ở SàiGon


Chúng ta được đọc nhiều bài viết về chiến dịch truy diệt văn hóa miền Nam của CS sau tháng 4-1975 mà Cộng Sản kết tội là “văn hóa nô dịch, đồi trụy phản động”. Thảy đều mang việc đốt sách ra để làm bằng chứng cho tội ác diệt chủng văn hóa miền Nam này.
Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.
Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.

Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc: “Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số ‘lớp Chín hậu phương’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘hệ mười năm’. Số học sinh ‘lớp Chín’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức Hiệu đoàn’, nhận ‘chỉ thị của Thành đoàn’ rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’. Họ truy lùng… đốt sách!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn ‘kiểm tra’, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang ‘tập trung’ tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm ‘phấn khởi’, lời hô khẩu hiệu ‘quyết tâm’, và ‘phát biểu của bí thư Thành đoàn’: Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là… ‘cực kỳ phản động!’. Vào lớp học với những ‘phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”.
Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động. Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 mục đích: (1) về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và (2) về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.
Trên báo Sài Gòn Giải phóng phát hành ngày 25-5-1975 có đăng buổi ra quân mở màn cho chiến dịch này, như sau:
“Ngày 23-5-1975, trên nhiều đường phố Sài Gòn, “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô to nhiều khẩu hiệu đả đảo văn hóa ngoại lai đồi trụy mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đội thanh niên sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hoá dâm ô phản động’. Theo sau là sinh viên, học sinh sắp hàng bảy, hàng tám xuất phát từ trụ sở của lực lượng thanh niên tự vệ Thành phố, số 4 Duy Tân. Đoàn diễn hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay…”. Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, “đồng bào và các tiệm sách đã đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lý cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp. Trên đường Hai Bà Trưng cũng có ba nhà sách tự động đem nộp trên hai mươi cuốn. Đặc biệt, cùng ngày này, 22-5-1975, nhà sách Phúc Bài,
186 Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn 3 đã tự nguyện đem nộp cho Hội Bài trừ Văn hoá đồi trụy phản động bốn ngàn cuốn sách các loại”. Sau đó, đám thanh niên chia nhau từng tốp, xông vào những nhà mà chúng nghi ngờ, lục lạo rồi tịch thu sách vở.
Một Luật Sư tủ sách có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ý cho công an phường biết. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.
Còn ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ, quí, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho Sở Thông tin Văn hóa, giọng chua xót xin được giữ tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách..
Lần đó sách ở Sài gòn bị đốt rất nhiều. Nghe nói các loại đồi trụy và kiếm hiệp chất đầy phòng một ông chủ thông tin quận, và mấy năm sau ông ấy kêu người lại bán với giá cao.
Một trong những việc làm cấp thiết của nhà cầm quyền cs khi miền Nam sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành. bài trừ văn hóa đồi trụy.
Như vậy chúng ta đã thấy VGCS đã bộc lộ tính chất gì: Thưa đó là chính sách ngu dân mà chúng đang áp đặt vào hệ thống giáo dục của thế hệ trẻ sau này để duy trì cái Đảng 'còn tiền còn của', đồng thời để dễ bề cai trị quê hương dân tộc VN của chúng ta bằng một hệ thống giáo dục nhồi sọ và xuống cấp,  vì hầu hết mọi người ở trong nước đã thấy rõ mức độ tệ hại của đám Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ giấy của đám dốt mua bằng. Chỉ nhìn vào các bài vở đầy tính sát nhân của các lớp bậc Tiểu học cũng đã đủ nêu lên một chế độ khát máu. Chỉ nhìn và đọc thử cái bộ "Tiếng Việt mới" của cái gọi là Phó giáo sư Bùi Hiền thì người dân cũng đã đủ điên đầu rồi. Thưa quý vị !!

Biên soạn :Ngô Đình Bảo

Quê Mình Giờ Thế Đó
Trăng nhỏ giọt trên mái đầu bạc phếch,
Người già ngồi, ngốc nghếch ngước nhìn mây.
Quanh gót chân vương vãi đống báo ngày
Đầy tin tức đắng cay từ quê mẹ.
Lòng muốn khóc, nhưng mắt không còn lệ,
Thoáng nhìn quanh rồi lặng lẽ cúi đầu,
Cắn chặt môi, đè nén chuỗi thương đau
Đang cuồn cuộn tranh nhau gầy giông gió.
*****
Trời đất hỡi, quê mình giờ thế đó,
Chỉ mới vừa nhuộm đỏ mấy mươi năm,
Mà đã thành một địa ngục tối tăm,
Thành hang ổ bọn phi cầm phi thú.
Đất nước Việt, nhưng giặc Tàu làm chủ,
Đám cầm quyền chỉ là lũ gia nô,
Vâng lệnh ngoại bang, hành động điên rồ,
Theo vết của tên tội đồ dân tộc.
Vét tiền bạc chuyển dần ra ngoại quốc,
Đẩy cháu con đi "du học" xứ người,
Học hành gì, toàn chỉ có ăn chơi,
Sắm xe cộ, tậu cơ ngơi khắp chốn.
Để chuẩn bị sẵn sàng nơi ẩn trốn,
Sau khi Tàu xâm chiếm trọn quê cha,
Chẳng điều gì dẫu hèn mạt xấu xa,
Mà chúng chịu buông tha hay từ bỏ.
Nhưng lớn nhất là tội làm sụp đổ
Cả một nền đạo đức tổ tiên ta
Đã hy sinh dốc xương máu mình ra
Để gầy dựng cho nước nhà thuở trước.
Nhìn tư cách của người dân một nước,
Thì ít nhiều cũng biết được rồi đây,
Xứ sở này sẽ nhẹ bước cao bay,
Hay sớm muộn cũng có ngày xóa sổ.
Ngắm quê cũ, lòng càng thêm xấu hổ,
Đạo đức dân mình xuống hố thật nhanh,
Từ đám già cho đến lũ trẻ ranh,
Đâu cũng thấy toàn gian manh độc ác.
Vì tổ quốc biểu tình thì lác đác,
Nhưng hùa đi đại nhạc hội thì đông,
Mặc cho Tàu dần chiếm đoạt non sông,
Miễn mình được nghe văn công hò hét.
Rồi lớn bé xuống chật đường gào thét, 
Nhảy cẫng lên mừng kết quả trận banh,
Nhưng trong khi đất nước mẹ tan tành,
Vẫn lãnh đạm làm thinh không nhúc nhích.
Kéo nhau đi du lịch,
Giở lắm trò lố bịch, lưu manh,
Vào xứ người mà ăn cắp như ranh,
Trơ trẽn lộ toàn hành vi bỉ ổi.
Về giáo dục, nói ra càng tức tối,
Học sinh thì gian dối đến thành tinh,
Đám thầy bà càng đáng rủa đáng khinh,
Còn xảo trá hơn học sinh vạn bội.
Điểm qua các thành phần trong xã hội,
Bắt đầu từ cán bộ tới dân đen,
Từ "giáo sư", "tiến sĩ" tới phu phen,
Đâu cũng chỉ xem đồng tiền trên hết.
Khi đạo đức bị hoàn toàn hủy diệt,
Và lương tâm cũng biền biệt ra đi,
Thì chẳng cần phải có phép tiên tri,
Cũng biết rõ được cái gì sẽ đến.
                  x
             x        x
Chạnh nhớ lại lời thề khi vượt biển,
Tiếng sụt sùi đêm tách bến ra khơi,
Mới đây thôi đã mấy chục năm rồi,
Lòng già bỗng thấy bồi hồi vô hạn.
Nhìn một số người mang danh "tỵ nạn",
Lại càng thêm buồn nản lẫn xót xa,
Kẻ "thăm quê", kẻ du lịch "dối già",
Kẻ "từ thiện", kẻ về "ra mắt sách".
Nhặt đống báo, vất vô thùng cái toạch,
Miệng lầm bầm tự than trách khôn nguôi,
Lối quê nhà đà vĩnh viễn xa xôi,
Chút hy vọng nhỏ nhoi đành lịm tắt.
Trạm xe buýt, ánh đèn mờ hiu hắt,
Khác chi đời kẻ ngắc ngoải tha phương,
Đã đến chặng cuối đường,
Còn phải khóc nhìn quê hương sắp mất.

Trần Văn Lương
Cali, 11/2018