Saturday, August 17, 2019

HONG KONG : TIN TỨC & HÌNH ẢNH 17-8-2019

Cựu thủ lĩnh sinh viên lo sợ Trung Quốc sẽ tái hiện Thảm sát Thiên An Môn ở Hồng Kông 
Ông Ngô Nhĩ Khai Hy, một lãnh đạo của phong trào biểu tình tại Thiên An Môn 1989. (Ảnh: CBS News)

Hơn hai tháng nay, các cuộc biểu tình bắt đầu lan rộng từ trung tâm thành phố xuống vùng ngoại ô, để phản đối dự luật dẫn độ. Nếu dự luật này được thông qua, người Hồng Kông hoặc du khách nước ngoài tới Hồng Kông đều có thể bị đưa sang Trung Quốc và đối mặt với các cuộc xét xử bất công.
Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã trở thành gần như xảy ra hàng ngày.

Những người biểu tình chiếm đóng sân bay thành phố, khiến sân bay phải đóng cửa trong nhiều ngày
Cảnh sát Hồng Kông đã chống lại các cuộc tấn công của người biểu tình. Chính quyền cũng đã thuê các băng đảng xã hội đen để đàn áp những người biểu tình .

Cảnh sát Hồng Kông đã bị chỉ trích vì các chiến thuật được sử dụng chống lại người biểu tình. (Ảnh: Jeff Cheng)
Năm 1989. trong khi người Hồng Kông thể hiện sự ủng hộ đối với những người biểu tình ở Thiên An Môn bằng những buổi cầu nguyện tập thể, thì ông Ngô Nhĩ Khai Hi  cho rằng thành phố Hồng Kông với khoảng 6 – 7 triệu người, luôn là một xã hội có xu thế kinh doanh. Người dân có đầu óc kinh doanh, họ muốn duy trì hòa bình, ổn định và trật tự.
 “Lần này tôi ( Ô Ngô ) nghĩ rằng, tôi  đã nhìn thấy trong hai tháng, với hơn 60 ngày biểu tình, khuôn mặt của người Hồng Kông đã thay đổi. Họ muốn tự do hơn là sự ổn định”.Người Hồng Kông lần này đã phát triển chiến thuật rất thông minh, đó là một tổ chức không có lãnh đạo, không giống như năm 1989, những người biểu tình như ông cần một tổ chức sinh viên và một nhà đàm phán.
“Có lẽ chính phủ nhận ra rằng sự tàn bạo của cảnh sát là không đủ để khiến người dân Hồng Kông sợ hãi, vì vậy tôi lo ngại họ có thể sẽ leo thang lên một cấp độ mới. Tôi vô cùng lo sợ sẽ có người chết”, ông nói.

Hình ảnh vệ tinh xuất hiện cho thấy các phương tiện của lực lượng an ninh Trung Quốc bên trong Trung tâm thể thao ở Thâm Quyến. (Ảnh: AP).
Mục tiêu của chính phủ Trung Quốc khi tới thời điểm cuối cùng này, theo ông Ngô, đó sẽ là khiến người dân sợ hãi đến mức họ không dám biểu tình nữa. “Bắc Kinh có thể sẽ nghĩ tới một cuộc đàn áp để gieo rắc nỗi sợ hãi trong xã hội”, ông nói.
“Họ đã làm điều đó vào năm 1989 và họ tự tin nếu làm lại nó sẽ có tác dụng tương tự. Tôi cho rằng đó là bản chất của Bắc Kinh 
Đọc tiếp :
https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-thu-linh-sinh-vien-lo-so-trung-quoc-se-tai-hien-tham-sat-thien-an-mon-o-hong-kong.html

Lịch sử dùng xã hội đen của chính quyền Trung Quốc: Hồng Kông không phải tiền lệ

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng nói: "Xã hội đen không phải đều là người xấu, người tốt cũng không ít”. (Ảnh: Getty Images)
Mới đây, chuyên gia Trịnh Nghĩa đã viết trên Secret China về mối quan hệ đôi bên cùng có lợi của chính quyền Trung Quốc và các băng đảng xã hội đen trong, ngoài đại lục.
 Đọc tiếp :
https://www.dkn.tv/the-gioi/lich-su-dung-xa-hoi-den-cua-chinh-quyen-trung-quoc-hong-kong-khong-phai-tien-le.html

6 câu hỏi khiến người Đài Loan lo sợ về tương lai như Hồng Kông


Người Đài Loan ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông và lo lắng về tương lai thống nhất với Trung Quốc đại lục. (Ảnh: James Pomfret/Reuters)

Trên diễn đàn tiếng Trung ngoài đại lục đang rộ lên mối lo ngại Đài Loan có thể là một Hồng Kông thứ hai. Tuy tình hình và vị thế của hai vùng đất hoàn toàn khác biệt, nhưng khi 6 câu hỏi về Đài Loan được đặt ra, sự lo lắng có cơ sở rõ ràng hơn bao giờ hết, theo Secret China.
 Đọc tiếp :
https://www.dkn.tv/the-gioi/6-cau-hoi-khien-nguoi-dai-loan-lo-so-ve-tuong-lai-nhu-hong-kong.html

‘Người nhện’ leo lên tòa nhà chọc trời ở Hồng Kông với biểu ngữ kêu gọi hòa bình

Hồng Kông
lVào sáng 16/8, nhà leo núi người Pháp có biệt danh là “người nhện”, ông Alain Robert, 57 tuổi, đã leo lên nóc trung tâm Cheung Kong cao 68 tầng ở Hồng Kông treo một biểu ngữ mang hình ảnh cờ Trung Quốc và cờ Hồng Kông cùng với biểu tượng bắt tay .
Ông Robert cho biết lời nhắn nhủ của ông là “một lời kêu gọi khẩn cấp cho hòa bình và trao đổi vấn đề ​​giữa người dân Hồng Kông và chính phủ của họ”
 Đọc tiếp :
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-nhen-leo-len-toa-nha-choc-troi-o-hong-kong-voi-bieu-ngu-keu-goi-hoa-binh.html

“Bắc Kinh và người biểu tình Hong Kong cần thỏa hiệp khi còn có thể”
Tóm lược phát biểu của ông Adam Ni với BBC Việt ngữ

                                   Adam Ni: 'Người biểu tình và chính phủ cần phải thỏa hiệp ngay bây giờ trước khi tình hình leo thang thêm nữa, khiến cho thỏa hiệp là điều không còn có thể làm được'.

 Tình hình hiện giờ luôn luôn dao động và chúng ta khó có thể dự 
 dự đoán hành động của người biểu tình. 

Chính sách "không lãnh đạo", "lỏng như nước" và kết nối mạng mà các cuộc biểu tình này được tổ chức khá là độc đáo.
Nhưng chiến lược của giới biểu tình có hiệu quả hay không phụ thuộc vào mục tiêu được đặt ra. Nếu thành công được đo lường bằng yêu cầu ban đầu là gỡ bỏ dự luật chống dẫn độ, thì họ đã thành công, mặc dù việc chính thức hủy bỏ dự luật chưa xảy ra.
Người biểu tình giơ cao biểu ngữ chống chính phủ tại sân bay quốc tế Hồng Kông trong ngày thứ 5 liên tiếp cho đến tận chiều tối
Người biểu tình giơ cao biểu ngữ chống chính phủ tại sân bay quốc tế Hồng Kông trong ngày thứ năm liên tiếp cho đến tận chiều tối
Một người biểu tình ủng hộ dân chủ tại một cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế của Hồng Kông vào ngày 13 tháng 8 năm 2019
Một người biểu tình ủng hộ dân chủ tại một cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế của Hong Kong vào ngày 13/8/2019
Người biểu tình giơ cao bức tranh vẽ người phụ nữ bị bắn vào mắt trong lúc biểu tình
Người biểu tình giơ cao bức tranh vẽ người phụ nữ bị bắn vào mắt trong lúc biểu tình
Tuy vậy, người biểu tình đã không thành công với những yêu cầu rộng lớn hơn, năm yêu cầu chính được đưa ra trong những tuần gần đây. Tôi nghĩ rằng tình hình leo thang liên tục, mức độ gia tăng bạo lực của cảnh sát và sự can thiệp từ Bắc Kinh, nếu có, sẽ có thể thay đổi tình thế.
Mục đích ngắn hạn của Bắc Kinh là chấm dứt sự leo thang liên tục của các cuộc biểu tình lớn, bằng vũ lực nếu cần; và mục tiêu dài hạn là đưa thành phố và người dân Hong Kong vào hệ thống chính trị của Trung Quốc, kiểm soát Hong Kong y như phần còn lại của đại lục.

Để đạt được những mục tiêu trên Bắc Kinh có một chương trình hành1 động sáu điểm ,trong đó có 2 điểm:
4.Đánh vào hầu bao những công ty hay tổ chức ủng hộ biểu tình như hãng Cathy Pacific.

  • 5. Đưa ra cảnh báo mạnh mẽ rằng Bắc Kinh sẽ can thiệp bằng vũ lực để dẹp biểu tình nếu cần;
  • Biện pháp cuối cùng của Bắc Kinh, khi giới lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy bất ổn liên tục ở Hong Kong gây nhiều bất lợi cho sự cai trị của họ hơn là cái giá họ phải trả cho một cuộc đàn áp đẫm máu. Tại một thời điểm nào đó, Bắc Kinh có thể đưa ra phán quyết rằng tình hình ở Hong Kong cần đến sự can thiệp của quân đội bất kể là cần phải trả giá ở mức nào.
     Tuy chúng ta hiện đang chưa ở thời điểm đó nhưng tình hình hết sức cấp bách, Bắc Kinh cùng giới biểu tình cần phải 'nhanh chóng thỏa hiệp khi còn có thể.'
     Đọc tiếp :
    https://www.bbc.com/vietnamese/world-49332843