Sunday, August 18, 2019

HỒNG KÔNG : ĐÂU TRÍ & ĐẤU CHƯỞNG

  Đấu trí và đấu chưởng

RFI - Các biểu tình cuối tuần này tại Hồng Kông được coi là một phép thử lòng quyết tâm của những người đấu tranh đòi dân chủ cho Hồng Kông, cũng như của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh. Cuộc tuần hành lớn ngày Chủ Nhật 18/08/2019 được dự báo sẽ quy tụ hàng triệu người. 
 'Protect the students': Hong Kong teachers join protests
 Còn trong ngày hôm nay 17/08, hàng ngàn giáo viên tuần hành dưới mưa để ủng hộ cuộc biểu tình của giới sinh viên ngày mai.
Bên cạnh các cuộc tuần hành của phe đòi dân chủ, hàng ngàn người ủng hộ chính quyền cũng tập hợp trong một công viên để phản đối tình trạng bạo lực do những người đấu tranh đòi dân chủ gây ra. Họ ủng hộ cảnh sát, nhiều người phất cờ Trung Quốc. AFP nhận định tình trạng chia rẽ, đối kháng xã hội tại Hồng Kông ngày càng dâng cao.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190817-hong-kong-den-luot-hang-ngan-giao-vien-tuan-hanh-doi-dan-chu

  Hàng ngàn giáo viên Hồng Kông biểu tình trong giông bão

Triệu Hằng | Đai Kỷ Nguyên

Ảnh: Vincent Yu/AP
Hôm thứ Bảy (17/8), hàng ngàn giáo viên trường học đã tham gia vào cuộc biểu tình vì dân chủ vào cuối tuần thứ 11 tại Hồng Kông, vào lúc các cửa hàng đã đóng cửa và chuẩn bị cho một đêm phản kháng khác.

Theo mô tả của phóng viên Reuters, trên các góc phố Hồng Kông có dán những áp phích về các cuộc biểu tình gần như diễn ra mỗi đêm.
(Ảnh: REUTERS/ Kim Hong-Ji)
“Chính phủ đã phớt lờ chúng tôi trong nhiều tháng. Chúng tôi phải tiếp tục biểu lộ”, giáo viên dạy toán CS Chan cho biết tại cuộc biểu tình, Reuters trích dẫn.
Hiệp hội Nhà giáo Hồng Kông tổ chức cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ của chính phủ, Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 17/8/2019. (Ảnh: REUTERS/ Kim Hong-Ji)
Cảnh sát nói cuộc biểu tình của các giáo viên có tới 8.300 người tham dự, trong cơn mưa lớn. Còn ban tổ chức nói có 22.000 người tham dự.
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ trong cuộc tuần hành do các giáo viên tổ chức tại Hồng Kông vào thứ Bảy, ngày 17/8/2019. (Ảnh: VINCENT YU/AP)
Trong khi đó, có một cuộc biểu tình khác ủng hộ cảnh sát, các nhà tổ chức cho biết, có 476.000 người tham gia, còn cảnh sát nói có 108.000 người tham dự. Hãng tin Reuters cho hay không thể xác minh thông tin này.

Những người biểu tình nói rằng họ đang chống lại sự xói mòn khuôn khổ “Một quốc gia, Hai chế độ” – điều đã đảm bảo cho Hồng Kông một số quyền tự trị kể từ khi Trung Quốc lấy lại Hương cảng từ Anh vào năm 1997. Nhiều tuần biểu tình dữ dội đã khiến thành phố rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Các giáo viên Hồng Kông đã tiếp nối cuộc phản kháng của các học sinh, sinh viên. Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 17/8/2019. (Ảnh: Reuters/ Kim Hong-Ji)
Trong những tuần qua, những người biểu tình đã trở nên thất vọng với cảnh sát khi lực lượng an ninh quyết liệt giải tán họ khỏi đường phố. Tình trạng bất ổn đã xảy ra kể từ tháng 6 khi người Hồng Kông chống lại dự luật dẫn độ và phát triển với nhiều yêu cầu lớn hơn.
(Ảnh: Reuters/ Kim Hong-Ji)
https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-ngan-giao-vien-hong-kong-bieu-tinh-trong-giong-bao.html
                                           ******

Trung Quốc: Báo tuyên truyền kêu gọi dân tới Thiên An Môn phản đối biểu tình Hồng Kông

Hải Lam | Đại Kỷ Nguyen

Ảnh bên trái ghi lại hình ảnh các sinh viên tham gia phong trào dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, trước khi bị quân đội Trung Quốc thảm sát bằng súng ống và xe tăng. Ảnh bên phải của NYT ghi lại một cuộc biểu tình tại Hồng Kông ngày 7/7/2019.
Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kêu gọi người dân tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn để phản đối phong trào ủng hộ tự do ở Hồng Kông, theo bản tin hôm thứ Năm (15/8) của RFA.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, gần đây đăng một bài tuyên truyền trên trang nhất, kêu gọi những người ủng hộ chính quyền tập trung tại quảng trường để ủng hộ Fu Guohao, một phóng viên của Thời báo Hoàn Cầu thuộc kiểm soát của tờ Nhân dân. Những người biểu tình tại sân bay quốc tế Hồng Kông đã trói anh này để xác định liệu anh ta có phải là đặc vụ mà chính phủ Trung Quốc cài vào hay không.
Những người biểu tình tìm thấy trong túi của anh có một chiếc áo phông xanh in dòng chữ “Tôi yêu cảnh sát”. “Anh ta nói bằng tiếng Anh rằng anh ta là khách du lịch”, HKFP trích dẫn lời của người biểu tình, “Nếu anh ta hợp tác và không cố chạy trốn, tôi tin rằng chúng tôi sẽ không có phản ứng lớn như vậy”.
Media player poster frame
Hồng Kông kêu gọi nhà báo Trung Quốc thể hiện rõ thông tin để tránh bị vây bắt
Các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đã cố gắng phản bác các cuộc biểu tình mạnh mẽ của hàng triệu người dân Hồng Kông bằng một loạt sự kiện do chính phủ dàn xếp để ủng hộ ĐCSTQ. Thời báo Hoàn cầu thường xuyên đăng tải hình ảnh của một nhóm nhỏ kích động thân Trung Quốc tụ tập ở Hồng Kông.
Lời kêu gọi biểu tình được xuất hiện trong ấn bản tiếng Trung của Nhật báo Nhân dân. Tờ báo cũng đăng tải nội dung cáo buộc tất cả những người biểu tình ở Hồng Kông là đặc vụ của các cường quốc phương Tây bất chính và kêu gọi tất cả người dân Trung Quốc “hợp lại thành một rào cản” chống lại dân chủ, cảnh báo Hồng Kông và các thế lực nước ngoài “đừng mơ tưởng” đến việc đe dọa đất nước và con người Trung Quốc.
Trang Hong Kong Free Press (HKFP) cũng phiên dịch bài báo trên ra tiếng Anh, đăng ngay dưới bài bình luận của David Bandurski về vấn đề này. Ông David là giám đốc của dự án truyền thông Trung Quốc (China Media Project), giảng viên danh dự tại Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông tại Đại học Hồng Kông với nhiều bài viết đã được đăng trên tờ New York Times, Tạp chí kinh tế Viễn Đông, Tạp chí Phố Wall…
Trong bài viết của mình, David bình luận, chính phủ Trung Quốc luôn tuyên bố khát vọng nhân ái và có thể đưa ra được một “Giải pháp Trung Quốc” với các vấn đề toàn cầu nhưng lại không cất lên được tiếng nói chung của nhân loại. Cỗ máy quyền lực ấy cũng không có khả năng tiếp nhận những tinh tế trong các vấn đề phức tạp. David Bandurski nhận định thêm, sau hơn 40 năm sau cải cách và mở cửa, chính phủ Trung Quốc ngày càng cách xa với việc có một tiếng nói truyền thông đáng tin cậy, khác biệt với sự sáo rỗng, đầy chủ nghĩa dân tộc.
Ảnh chụp màn hình đoạn đầu bài báo của Tờ Nhân dân đăng ngày 15/8 được HKFP dịch sang tiếng Anh.
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc được giao nhiệm vụ lên án phong trào dân chủ Hồng Kông trong tuần này, nhắc lại tuyên bố của chính phủ rằng những người biểu tình là những kẻ bạo loạn.
Bà nói, kể từ tháng 6, các hoạt động tội phạm bạo lực ở Hồng Kông đã leo thang, chà đạp mạnh mẽ lên luật pháp và trật tự xã hội, làm suy yếu nghiêm trọng sự ổn định và thịnh vượng ở Hồng Kông cũng như thách thức trắng trợn nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”. Bà nhấn mạnh, nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất là ngăn chặn bạo lực, chấm dứt sự hỗn loạn và khôi phục trật tự theo quy định.
Bà Hoa đã không trả lời câu hỏi liên quan đến nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình về việc ông có đồng ý lời đề nghị của Tổng thống Donald Trump về việc đối thoại với người biểu tình Hồng Kông hay không.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-bao-tuyen-truyen-keu-goi-dan-toi-thien-an-mon-phan-doi-bieu-tinh-hong-kong.html


Biểu tình Hong Kong: Người Trung Quốc đại lục nghe gì?

BBC -Kể từ khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ bắt đầu, Hong Kong đã thu hút sự chú ý toàn cầu. Nhưng sự kiện này tại Trung Quốc đại lục phải một thời gian sau mới được tường trình.
Protest barricade at Hong Kong airport
Và ở đây, mọi người chỉ được nghe kể về một số câu chuyện chọn lọc và đôi khi bị tường trình sai lệch.
Báo chí nhà nước Trung Quốc mô tả người biểu tình là một nhóm nhỏ ly khai và bạo động, được kích động bởi các thế lực nước ngoài và bị dân địa phương ghét bỏ.
Trong những ngày gần đây các cơ quan truyền thông Trung Quốc phân phối video của những khoảnh khắc bạo lực nhất của sự việc, biến một nhà báo đại lục bị đánh tại sân bay thành một anh hùng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49368757