Saturday, January 10, 2015

TU DO NGÔN LUÂN

THÀ CHẾT ĐỨNG CỎN HƠN SỐNG QUỲ 

Xem hình

TTBT Stephane Charbonnier tại trụ sở của tòa báo “Charlie Hebdo” ở Paris - Ảnh: Jacky Naegelen (Reuters) 



Doanh Nghiêp Odessa-09.01.2015 Đó là quan điểm của TBT Stephane Charbonnier, thường được biết đến với tên hiệu “Charb”, nhà hí họa nổi tiếng của tuần báo Pháp “Charlie Hebdo”, được coi là một tượng đài của tờ báo. Cùng các đồng nghiệp hàng đầu trong thể loại biếm họa như Wolinski (Georges Wolinski), Tignous (Bernard Verlhac) và Cabu (Jean Cabut), ông đã qua đời trong cuộc thảm sát ngày hôm qua, 7-1-2015, tại trụ sở tờ báo.
Năm nay 47 tuổi, Stephane Charbonnier có một mục riêng trên báo với tiêu đề “Charb n'aime pas les gens” (Charb không yêu con người). Ông nổi tiếng với những ý kiến và quan điểm rất quyết liệt, và luôn luôn hết mình bảo vệ tờ báo mỗi khi nó bị tấn công, cho dù là trong đề tài chỉ trích Đấng tiên tri Mohammad, Hồi giáo, hay Công giáo hoặc ngay cả cánh hữu Pháp.
“Mohammad đối với tôi không phải là Thánh. Tôi không bắt lỗi người Hồi giáo vì họ không thể bật cười khi xem những hí họa của tôi. Tôi sống theo pháp luật Pháp, chứ không phải thứ pháp luật của kinh “Qu'ran” - Chard phát biểu năm 2012, không lâu sau khi trụ sở tờ báo bị ném bom xăng vào tháng 11-2011.
Một phần vì thế mà Stephane Charbonnier đã rất nhiều lần bị dọa giết, và cho đến thời điểm vụ khủng bố ngày 7-1-2015 diễn ra, ông vẫn được cảnh sát bảo vệ. Như một điềm báo trước, trong bức biếm họa cuối cùng do ông vẽ đăng trên “Charlie Hebdo”, ông đã nhắc tới một cuộc tấn công nhằm vào nước Pháp:


- Vẫn chưa hề có vụ mưu sát nào ở Pháp!
- Hãy đợi đấy! Mình còn có cả tháng 1 để gửi thiệp chúc năm mới mà! Ảnh: “Charlie Hebdo”

Năm 2013, với sự hỗ trợ của “Charlie Hebdo” và dựa trên những nghiên cứu của một nhà xã hội học người Pháp - Tunesia, Stephane Charbonnier đã ấn hành một cuốn sách với tựa đề “Cuộc đời Mohammad” mà ông cho là có tác dụng giáo dục, làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về tự do ngôn luận ở Pháp.
Trước đó một năm, ông thổ lộ với “Le Monde”, đối với ông, “cây bút không phải là vũ khí, chí là một phương tiện biểu đạt”. Cũng trong năm ấy, trả lời phỏng vấn “Telquel”, vị TBT cho hay: “Tôi không sợ trả đũa, tôi không con, không vợ, không xe hơi, cũng không nợ nần gì. Chắc là nói thì có vẻ hơi khoa trương một chút, nhưng tôi thà chết đứng còn hơn sống quỳ!”.

Bức biếm họa định mệnh của Philippe Honoré - Ảnh: “Charlie Hebdo”
Phương châm, thông điệp ấy của nhà hí họa đã trở thành thương hiệu của “Charlie Hebdo”, và là cách hành xử chung của các thành viên báo, những người đã ngã xuống ngày hôm qua. Trong số đó, có họa sĩ Philippe Honoré (73 tuổi), người đã vẽ bức biếm họa mà tờ báo đưa lên trang riêng của mình trên mạng xã hội Twitter, một phần tư giờ trước khi cuộc khủng bố xảy ra.../.
(*) Phong tục Pháp cho phép gửi thiệp chúc đầu năm trong suốt tháng 1 dương lịch, mà không bị coi là trễ.

Nguồn:
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2064301
                      *****
Fr: Thanh Truong 
TẠP CHÍ BIẾM CHARLIE HEBDO
Về bốn họa sĩ vừa bị thảm sát tại tòa soạn Charlie Hebdo (08. 01. 15)
Phát Tưởng tổng hợp và dịch
Theo tin từ AFP, bốn trong số những nhà hí họa nổi tiếng nhất nước Pháp vừa bị sát hại hôm thứ Tư, 7. 1. 2015, khi ba tay súng đồ đen bịt mặt tấn công tòa soạn tờ báo biếm Charlie Hebdo.
Bốn họa sĩ gồm: tổng biên tập Stephane Charbonnier, còn gọi là Charb; Jean Cabut, còn gọi là Cabu; Georges Wolinski; và Bernard Verlhac, hay được gọi là Tignous.
Từ trái qua: Georges Wolinski, Cabu, Charb, Tignous
Vụ thảm sát này làm nước Pháp sốc nặng. Từ hàng chục năm nay, trí tưởng tượng của người đọc Pháp vẫn quen với quen thuộc với những bình luận hóm hỉnh, sâu cay (và cả quá đà) của các họa sĩ này trước những sự kiện hàng ngày.
Có 12 người bị giết cả thảy. Trong số đó có cả nhà kinh tế học Bernard Maris, 68 tuổi, tuy không vẽ hí họa nhưng cũng rất nổi tiếng vì những thư tòa soạn trên Charlie Hebdo và các bình luận trên đài phát thanh quốc gia.
Sau đây là một số chi tiết về các nhà hí họa bị giết:
1.Charb: Stephane Charbonnier, 47 tuổi
Charb gia nhập ban biên tập tờ Charlie Hebdo hồi 1992, đến 2009 thì tiếp quản việc quản lý tờ báo. Những hí họa báng bổ của ông về các chính trị gia và các gương mặt nổi tiếng khác chủ yếu xuất bản trên báo nhà, nhưng cũng có khi đăng trên các tờ cánh tả và chuyên san hí họa khác.

Charb làm một áp-phích về ứng viên tổng thống Le Pen tranh cử, ví Le Pen như cái bãi này
Lâu nay Charb phải sống dưới sự bảo vệ của cảnh sát sau khi nhận được những lời dọa giết do tờ Charlie Hebdo đã in một hí họa về Mohammed hồi 2011. Bản thân tòa báo cũng từng bị đánh bom và website bị hack.

 Tổng biên tập Charb sau vụ tòa báo bị đánh bom, 2011
2. Cabu: Jean Cabut, 76 tuổi
Cabu đã dùng cọ để dõi theo dòng thời sự suốt gần 60 năm, không chừa một ai, một thứ gì: tổng thống cũng không từ, quân đội cũng không, tôn giáo cũng không sợ. Hình thức thể hiện của ông là sách mỏng hí họa theo truyền thống Pháp. Một trong những series dài kỳ nhất của Cabu là “Beaufs”, vẽ những thói xấu của người Pháp (hay than van, phân biệt chủng tộc, sô-vanh hiếu chiến). Cabu nhại theo câu “Etre ou ne pas être?” của Hamlet
Một tiểu phẩm hí họa của Cbu giễu đệ nhất phu nhân Carla Bruni trên tờ “Con vịt mắc xiềng” \

Nhưng đùa với người Pháp thì không sao, đùa với dân tộc khác, tôn giáo khác thì có chuyện: chính Cabu là người đã vẽ bức hí họa Nhà tiên tri Mohammed cho Charlie Hebdo, từ đó kéo theo liên miên những lời dọa giết ông và ban biên tập báo.Cabu từng nói“Nhà hí họa là sống nhờ những thứ ngu xuẩn, và điều đó sẽ vĩnh viễn không trở ngược lại được,”
.Một bức ảnh chụp ngày 15. 3. 2006 tại Paris với họa sĩ biếm Jean Cabut (còn gọi là Cabu) của tờ Charlie Hebdo trong căn hộ ông sống. Ảnh: Joet Saget.
3. Wolinski: Georges Wolinski, 80 tuổi
Wolinski là một huyền thoại hí họa Pháp, tác phẩm của ông bền bỉ, liên tục, từ trước cả thời bắt đầu có Charlie Hebdo hồi đầu những năm 1970s. Một bức ảnh chụp ngày 23. 4. 1991 với Georges Wolinski tại Paris. Ông cũng đã bị giết hôm thứ Tư, 7. 1. 2015 trong cuộc tấn công bằng súng máy của ba kẻ bịt mặt vào tòa soạn báo Charlie Hebdo. Ảnh: AFP
Sinh năm 1934 ở Tunisia, có cha là người Ba Lan bị giết khi ông mới 2 tuổi, mẹ là người Ý; Georgie (như ông được bà nội gọi), phát hiện ra môn hí họa là nhờ những cuốn sách hí họa của đám lính Mỹ được điều đến Bắc Phi.
Tới Paris khi kết thúc Thế Chiến II, Georges Wolinski khởi đầu minh họa cho báo của trường trung học, sau đó đến năm 1961 làm cho một ấn phẩm có tên Hara Kiri. Và khi tờ này bị nhà chức trách yêu cầu đóng cửa, ông cùng ban bệ kéo đi lập nên tờ Charlie Hebdo.
“Chúng tôi dùng hí họa để nói về cái thời chúng ta đang sống, về xã hội, về phụ nữ,” ông nói.
Vào những năm 1980s và 1990s, Wolinski có lúc bỏ ra ngoài làm cho nhiều tờ cánh tả của Pháp. Đến năm 1992 ông quay lại Charlie Hebdo và song song đó xuất bản sách hí họa riêng của ông.

Georges Wolinski hay vẽ
phụ nữ cởi truồng. Trong hí họa này, hai anh thổ dân bàn bạc. Một anh nói, có nên “thịt” ả trước khi ăn không? Anh kia bảo, không nên, làm thế thịt mất ngon. Cô nàng thì hoan hỉ muốn được “thịt”.
4.Tignous: Bernard Verlhac, 57 tuổi
Ít nổi tiếng hơn những người kia, nhưng vẫn rất được yêu mến trong giới vì năng lượng, vì cách tiếp cận hóm hỉnh, Tignous đã vẽ hí họa cho báo chí Pháp từ những năm 1980s, làm việc cùng lúc cho nhiều tờ khác bên cạnh Charlie Hebdo. Tignous từng nói : “í họa báo sao cho đúng là cực kỳ khó vì bạn phải tống mọi thứ vào trong chỉ một cái khung. Mà đó là đi ngược lại với hí họa,”

  Tignous ở gian của Charlie Hebdo trong một hội chợ
Tignous nhại khẩu hiệu của phong trào sinh viên hồi 1968 của Pháp: “Dưới gạch lát đường là bãi biển”. “Sau mùa xuân Ả Rập là tới mùa hè Ả Rập”
Cái chết thương tâm của các họa sĩ này cũng như những người khác trong tờ Charlie Hebdo là một tổn thất vừa to lớn vừa kinh hoàng,  nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều điều phải suy nghĩ cho những người nắm truyền thông, đặc biệt trong thời đại này: về giới hạn của tự do ngôn luận, về sự tôn trọng những tôn giáo khác, về sự trả thù câm lặng mà tàn khốc của cực đoan…
* Nhớ lại tinh thần Charlie:hài hước, cực đoan, dung tục, và không chừa bất cứ cái gì
Sáng Ánh 08. 01. 15 - 
Trong bài trên có câu: “… đến năm 1961 (Wolinski) làm cho một ấn phẩm có tên Hara Kiri. Và khi tờ này bị nhà chức trách yêu cầu đóng cửa, ông cùng ban bệ kéo đi lập nên tờ Charlie Hebdo.”
Hara Kiri bị chính quyền Pháp đóng cửa vì đưa tin cựu tổng thống Pháp là tướng De Gaulle qua đời với trang bìa “Bal tragique a Colombey: 1 mort  (Thảm kịch nhảy đầm tại Colombey: 1 ngưởi chết).  Colombey là làng nơi De Gaulle ngụ, dạo ấy các làng mạc Pháp thứ Bảy hay tổ chức nhảy đầm, rượu vào lời qua tiếng lại, thỉnh thoảng ẩu đả ra chết người, các báo lá cải hay chạy tít “Bi kịch nhảy đầm” khiến cụm từ này trở thành thành ngữ. 
Nhớ Bìa báo khiến Hara-Kiri (tiền thân của Charlie) phải đóng cửa.
Một thí dụ còn nhớ (của riêng người viết này) là khi một nhà nghiên cứu Pháp là bà Claustre bị bắt giữ làm con tin tại môt nơi hẻo lánh tại sa mạc châu Phi (Chad) và cả nước hàng ngày ngóng tin bà này, lâu lâu nhóm bắt cóc lại cho phép bà gửi thông điệp ra ngoài để làm áp lực với quần chúng Pháp. Cùng lúc là đội bóng đá St Etienne (“les Verts”) đang hy vọng đoạt giải Âu châu. Charlie Hebdo lên bìa thế này: “Một thông điệp của bà Claustre: ‘Tiên lên les Verts!’”

Bìa báo đùa vụ con tin
Đây là tinh thần của Charlie, không kiêng thân phận của một con tin và dám giễu nhại sự quan tâm của quần chúng; tinh thần tự do tuyệt đối và bài kích không phải là nhằm vào con tin tội nghiệp này mà bài kích trào lưu của đám đông.
Trong lịch sử của tờ báo hài hước cực đoan dung tục và không chừa cái gì này (tự nhận với phương châm trên bìa là “Báo ngu và ác”), từng gặp phải vô khối đe dọa, thưa kiện; dĩ nhiên là báo vẫn trong khuôn khổ của luật pháp (luật cấm kỳ thị, bài Do thái, vu khống v.v.)

Bìa báo của hara-kiri luôn có dòng chữ “bête et méchant” trên đầu. (Không liên quan dòng chữ trên: bìa này vào năm 1970, nói về thuận (pour) hay chống (contre) việc tra tấn).
Phê bình người Do Thái hay Israel cũng là đề tài húy kị của truyền thông phương Tây nhưng tờ báo cũng không bao giờ cân nhắc và ngần ngại. Ki-tô và giáo hội là đề tài thường xuyên của tờ báo cùng các họa sĩ này, và nếu công tâm với người mới khuất thì cũng phải nhắc đến, tuy hẳn là họ chết dưới tay của Hồi giáo cực đoan chứ không phải là Ki-tô giáo hay Do thái giáo cực đoan, tuy các hội đoàn Do thái không chừa dịp nào để lôi họ ra tòa (chứ không phải pháp trường ).

Một biếm họa của tờ Charlie Hebdo: Giáo hoàng Benedict dặn một hồng y về vụ bê bối tình dục giữa giáo sĩ với trẻ em: “Làm phim đi, như Polanski ấy…”
Mặt khác, vì theo sát xã hội Pháp nên châm biếm của Charlie Hebdo rất là khó nắm với những ai không theo dõi các biến chuyển nhất thời hay giai đoạn của xã hội này. Thí dụ dưới đây liên hệ đến “quenelle” (cơ-nen) là một loại thức ăn (cá xay) giống dương vật hay xúc xích nhưng mềm.

Món quenelle
Thế nhưng sao ngoại hình dương vật lại vào đây? Có dạo kiểu chào do nhà hài hước Dieudonné (da đen và tự cho là chống chủ nghĩa Zion) phát minh ra và phổ biến bị phê bình là bài Do Thái. Kiểu chào này được coi là một kiểu chào quốc xã ngược và trái phép (luật cấm kỳ thị). Cầu thủ bóng đá Anelka vào một dịp ghi bàn thắng đã chào kiểu này. Theo Anelka là để thể hiện đoàn kết với bạn anh Dieudonné đang bị truyền thông và dư luận đánh. Truyền thông bèn đánh luôn Anelka , đi tìm ảnh của các nhân vật gần xa từng chào kiểu này trở thành phong trào (như cầu thủ Sakho) để phê bình. Giáo hội Do Thái than phiền với chính quyền Pháp là bắt gặp ngay cả lính canh một giáo đường Do Thái dùng kiểu chào (mang hàm ý là “Đ… ngược”) này, đến cả học sinh bị đuổi trường, cảnh sát điều tra tạm giữ v v.v. Cả nước đi lùng ai từng chào “quenelle”.

Cầu thủ bóng đá Anelka chào kiểu quenelle
Thành ra trong biếm họa dưới đây “đâu cũng thấy quenelle” nhưng phu nhân Trierweller thì giở chăn lên, nhìn vào bảo “Lại chẳng thấy có tăng trưởng ở đâu”. “Tăng trưởng” đây là kinh tế vì nước Pháp đang khó khăn về mặt này, cũng là ngụ ý cái dương vật của chồng (“tăng trưởng” ở chỗ khác, không dành cho bà nữa). Biếm họa dùng dương vật của tổng thống để phê bình việc chính quyền né tránh trách nhiệm chính mà chỉ lo hướng quần chúng về những chuyện đâu không như là chuyện chào của Dieudonné và đòi áp dụng luật pháp để chiều lòng quần chúng.

.Trong các phản ứng tức thời của các đồng nghiệp trên thế giới, phần rất lớn là các tiếc thương dễ nghe và nhìn, lại càng cho thấy là tờ báo này cũng như các cây cọ mới mất đúng là rất khó mà thay thế được.
Vì thế, theo thiển kiến, trước bi kịch dã man ngày thứ Tư vừa qua, chắc phải dùng đúng cái tinh thần đó để điếu tang tiễn biệt các họa sĩ quá cố thay vì đồng lòng nhất loạt nào là phản đối khủng bố với lại tự do báo chí như ngoại trưởng Hoa Kỳ – mà ông này, bảo đảm là nếu còn sống, cả 4 họa sĩ quá cố nghe thấy thế chắc chắn sẽ cho ông ăn đủ thứ khó nuốt.
Hãy xem một thí dụ hiếm hoi là tranh của họa sĩ Zep nói về những cái chết này theo đúng tinh thần của Charlie Hebdo.

Trong tranh này, với câu trên đầu là: “Cabu, Wolinski, Tignous, Charb – một cái chết ‘bête et méchante’”, bên dưới, Cabu và ba đồng nghiệp khi bay thiên đường được bảo rằng: “Cabu, giờ mới thấy anh đi sớm trước mọi người”, ngụ ý Cabu không còn theo kịp thời đại nữa từ lâu nay, và Cabu hẳn phải mỉm cười. ./.