10 sự thật thú vị về ngày quốc khánh Mỹ Ngày độc lập của nước Mỹ thực chất là 2/7 theo một sử gia, lễ hội xúc xích lớn nhất năm cũng rơi vào 4/7 là hai trong 10 điều đặc biệt về quốc khánh ở xứ cờ hoa.
Theo sử gia Kenneth C. Davis, 2/7 mới thực sự là ngày thích hợp để kỷ niệm độc lập của Mỹ. Ông Davis cho biết, thực tế Tổng thống John Adams viết thư cho vợ là bà Abigail trong ngày mùng 3 rằng ngày 2/7 "sẽ đi vào lịch sử". Tuy nhiên, phải đến ngày 4/7, quốc hội Mỹ mới chấp thuận tuyên bố của Thomas Jefferson, công nhận cuộc bỏ phiếu hai ngày trước. Do đó, theo ông, ngày độc lập của nước Mỹ thực chất là ngày 2/7.
Ảnh: Huffington Post
Lịch sử Mỹ ghi nhận 3 trong số 5 tổng thống đầu tiên của Mỹ qua đời đúng vào ngày quốc khánh. John Adams, tổng thống thứ 2 và Thomas Jefferson, tổng thống thứ 3, là những đối thủ trong suốt sự nghiệp chính trị nhưng lại chết cách nhau vài giờ đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày quốc khánh. Sau đó, James Monroe, tổng thống thứ 5 cũng qua đời vào đúng ngày kỷ niệm quốc khánh lần thứ 55. Ảnh: Huffington Post
4/7 cũng là ngày giải phóng của Philippines và Rwanda. Đối với Philippines, ngày 4/7 hay còn gọi là "Ngày Cộng hòa" đánh dấu thời điểm Mỹ chính thức công nhận Philippines là quốc gia độc lập vào năm 1946. Ngày 12/6 mới chính thức là ngày quốc khánh của Philippines, song ngày 4/7 vẫn có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng với quốc gia này. Trong khi đó, ngày 4/7/1994 là thời điểm chấm dứt nạn diệt chủng ở Rwanda và cũng là thời điểm chính phủ mới thành lập. Ảnh:AP
Người Mỹ bắt đầu tổ chức lễ độc lập từ năm 1977. Các lễ kỷ niệm lớn đầu tiên diễn ra thành phố ở Philadelphia, mở màn bằng diễu hành, bắn 13 loạt pháo chúc mừng cùng lễ hội pháo hoa. Tuy nhiên, mãi đến năm 1870, Quốc hội Mỹ mới chính thức công nhận ngày 4/7 là ngày lễ độc lập. Ảnh: Huffington Post
Lễ độc lập cũng trùng ngày sinh của nhiều người nổi như Calvin Coolidge, tổng thống thứ 30 của nước Mỹ, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Gerard Debreu, nhà vô địch Olympic Pam Shriver hay con gái lớn của Tổng thống Barack Obama. Ảnh:AP
Ngày 4/7 cũng là lễ hội xúc xích lớn nhất trong năm. Theo tạp chí Time, người Mỹ tiêu thụ khoảng 155 triệu xúc xích trong ngày lễ độc lập. Tuy vậy, không ai biết rõ vì sao xúc xích lại có mặt ở Mỹ. Theo hiệp hội xúc xích quốc gia, nhiều khả năng xúc xích được người châu Âu mang đến Mỹ trong các cuộc di cư. Những chiếc xúc xích đầu tiên được cho là xuất hiện ở vùng Bắc Mỹ. Ảnh: Huffington Post
Ngoài xúc xích, khoai tây chiên và các món nướng, người Mỹ còn chế biến nhiều món ăn độc đáo khác để kỷ niệm ngày độc lập, trong đó phải kể đến món súp rùa. Theo truyền thuyết, ngày 4/7/1776, cựu tổng thống John Adams cùng vợ ăn mừng lễ độc lập với món chính là súp rùa, cá hồi kho với nước sốt trứng, đậu xanh và khoai tây luộc. Họ còn đặt lên bàn ăn cả món bánh pudding của Ấn Độ và bánh táo. Ảnh: Huffington Post
Theo Cục điều tra dân số Mỹ, Pennsylvania - nơi Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được thảo luận và ký - có tới 11 địa điểm có chữ "tự do" trong tên gọi. Ngoài ra, có tới 33 địa điểm khác có chứ "đoàn kết". Do đó, các nhà thống kê kết luận Pennsylvania chính là bang "yêu nước" nhất trong số các bang. Còn theo văn phòng Patriot, ở Pennsylvania còn có một thị trấn mang tên Yêu nước (Patriot) với dân số khoảng 209 người. Ảnh: Huffington Post
Trong bức thư gửi con gái Sarah Bache năm 1784, Tổng thống Mỹ Bejamin Franklin viết rằng ông không hài lòng khi đại bàng trọc được chọn là biểu tượng của đất nước. "Đại bàng là loài chim xấu. Nó không bao giờ sống một cách trung thực. Con có thể thấy nó đứng trên những cái cây chết ở sông. Nó quá lười biếng để tự bắt cá mà chỉ đợi những con khác kiếm cá và sau đó cướp công”, ông viết. Theo ông, gà tây là loài chim đáng kính hơn nhiều. "Gà tây mới thực sự là bản chất của người Mỹ. Nó luôn bàng quan, có đôi chút ngớ ngẩn và vô dụng, song lại là loài chim vô cùng dũng cảm. Nó không ngần ngại tấn công những binh sĩ Anh dám tới xâm lược trang trại của mình với bộ quân phục đỏ", Franklin mô tả. Ảnh: Huffington Post
Do có một vết nứt lớn trên thân, nên chuông Tự do - một trong những biểu tượng của nước Mỹ - chưa bao giờ được rung lên kể từ năm 1846. Vào ngày 4/7, người ta chỉ dám vỗ nhẹ 13 lần vào chiếc chuông trị giá hơn 3.000 USD và lấy đó là dấu hiệu thông báo cho các chuông khác trên khắp đất nước. Ảnh: Huffington Post
Video
http://www.washingtonpost.com/blogs/style-blog/wp/2015/07/04/july-4-fireworks-on-tv-and-online-what-time-to-watch-and-who-has-the-best-line-up/
Hải Anh 32T