Tuesday, September 8, 2015

NGƯỜI VIỆT TƯ DO TRÊN NĂM CHÂU ĐỐI VỚI KHỦNG HOẢNG DI DÂN THẾ GIỚI

1. Người Việt và khủng hoảng di dân ở Đức

clip_image004
Chính phủ liên minh Đức đồng ý chi sáu tỷ euro trong lúc 18 ngàn người đã vào Đức chỉ trong dịp cuối tuần rồi Image copyrightLe Manh Hung

Tại Berlin, trong số những cư dân địa phương chào đón và trợ giúp các di dân mới tới trong làn sóng khủng hoảng hiện thời có cả những gương mặt gốc Việt.
Từ nhiều tuần qua, họ có mặt, xông xáo giúp những người mới tới, từ chuyện nơi ăn chốn ở cho tới việc trợ giúp giấy tờ.
Tuy nhiên, ông Lê Mạnh Hùng, một người hoạt động trong ngành truyền thông tại đây nói với BBC Tiếng Việt rằng nhóm người này khá khiêm tốn nếu so sánh với cả cộng đồng người Việt ở Berlin.
'Phản ứng phụ thuộc tuổi tác, hoàn cảnh ra đi'
Có các nhóm khác nhau nếu xét về thái độ đối với câu chuyện di dân, và phản ứng của họ phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh ra đi, theo ông Hùng.
Có một nhóm gồm những người vẫn ‘hướng về biển đảo quê hương’, ‘tìm cách giúp đỡ quê hương Việt Nam’... không chú trọng tới nơi họ đang sinh sống, nơi cũng đang có vấn đề mà [lẽ ra] họ cần phải có đóng góp nào đó
"[Ở nhóm] thế hệ thứ nhất có những người mới sang, mới có gia đình và có thể chưa có con cái."
"Tôi có cảm giác phần lớn họ vẫn coi mình là những người tiếp tục cần nước Đức giúp đỡ, bởi họ còn khó khăn. Họ theo dõi tin tức với thái độ hoặc thờ ơ, hoặc không tỏ phản ứng gì," ông Hùng nói.
"Ở thế hệ thứ hai, lại có sự phân chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những người vẫn ‘hướng về biển đảo quê hương’, ‘tìm cách giúp đỡ quê hương Việt Nam’... Họ không chú trọng tới nơi họ đang sống, nơi cũng đang có vấn đề mà [lẽ ra] họ cần phải có đóng góp nào đó."
"Nhóm thứ hai trong thế hệ thứ hai này, trong đó có con gái lớn của tôi, là những người đi học, tốt nghiệp đại học, đi làm ở đây."
"Nhóm này thực sự cảm thấy đây là quê hương của mình, và thấy một khi nước Đức phải đối mặt với các khó khăn về vấn đề di dân thì họ cũng phải có tiếng nói, có hành động cụ thể để cùng giải quyết vấn đề."
Ông Hùng cho biết trong nhiều tuần qua, những người như con gái ông đã tới LaGeSo, điểm tập trung di dân 'nóng' nhất tại khu quận trung tâm Berlin để tổ chức chiến dịch giúp đỡ trong lúc chính quyền địa phương chưa ứng phó kịp.
clip_image005
Quận trưởng  Quận Mitte/Berlin (cao, mặc bộ vét đen) cùng bà nhân viên đặc trách đến thị sát tình hình tại trung tâm LaGeSo ở Berlin Image copyrightLe Manh Hung  
Tuy nhiên, nhóm người quan tâm và có hành động cụ thể trước tình hình hiện tại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, ông Hùng nhận xét.  Tâm lý 'ăn nhờ ở đậu'?
Ông Hùng nói ông "hết sức bất ngờ" trước phản ứng của phần đông những người Việt còn lại. Nhiều người có tuổi thuộc thế hệ thứ nhất nói rằng họ sẽ đi nơi khác "nếu nước Đức có vấn đề", ông cho biết.
"Tôi cho rằng suy nghĩ đó sẽ vấp phải sự phản kháng từ chính con em mình. Bởi một khi sinh ra, lớn lên ở đây, các cháu sẽ coi đây là quê hương."
"Các cháu sẽ đặt câu hỏi phải chăng chúng ta chỉ là những kẻ chuyên đi ăn bám, ăn nhờ ở đậu, hôm nay chỗ này không ổn thì mai lại bỏ đi tìm chỗ khác mà không biết đâu là quê hương, là nơi mình phải gắn bó cuộc đời và những cố gắng của mình."
Các cháu sẽ đặt câu hỏi phải chăng chúng ta chỉ là những kẻ chuyên đi ăn bám, ăn nhờ ở đậu, hôm nay chỗ này không ổn thì mai lại bỏ đi tìm chỗ khác mà không biết đâu là quê hương, là nơi mình phải gắn bó cuộc đời và những cố gắng của mình
"Tôi nghĩ cộng đồng người Việt nên nhắc nhau rằng mình đang sống ở đâu, chọn đâu là nơi sống lâu dài, và phải có trách nhiệm với nơi mình đang sống."
"Chúng ta không thể coi Đức như một nơi tạm trú để rồi lại tính tiếp bước thứ hai, thứ ba, hay lại quay trở về quê hương. Cần phải có ý thức công dân," ông Hùng nói thêm.
"Ở đây, vẫn có rất ít những lời kêu gọi giữa những người Việt với nhau rằng đây là dịp để thể hiện trách nhiệm công dân của mình."
"Một khi đã có trong tay quốc tịch Đức, một khi con, cháu mình sinh ra và lớn lên ở đây, mình phải làm gì đó để đóng góp cho đất nước này, làm gì đó để đáp lại những điều đất nước này đã dành cho mình những ngày đầu, khi mình còn gặp khó khăn." 
Thiếu gắn kết giữa các nhóm người Việt?
Về mối quan hệ giữa các nhóm người Việt, ông Hùng nhận xét nhóm những người tích cực hoạt động giúp đỡ di dân là những người đã hội nhập hoàn toàn.
Một cơ sở đạo Hồi đã dùng địa điểm của mình làm nơi tạm trú cho người tị nạn trong lúc chính quyền địa phương chưa ứng phó kịp   Image copyrightLe Manh Hung
Nhóm người này hướng tới việc sử dụng truyền thông, phối hợp với nhau thông qua các hội đoàn, tổ chức dân sự của Đức, nhằm gây tác động tới các chính trị gia, chính quyền và dân chúng trong việc tìm giải pháp tốt cứu giúp di dân.
Họ tự coi mình là công dân Đức và "không cảm thấy đặc biệt cần thiết phải nhấn mạnh tới cộng đồng người Việt ở đây", đồng thời không có nhu cầu "đánh thức hay tác động tới cộng đồng người Việt nói riêng".
"Tôi nghĩ nhu cầu đó nằm ở chính thế hệ thứ nhất, trong đó có tôi."
"Tôi muốn nói với các đồng hương của mình rằng, là các bậc cha anh, dù chúng ta ban đầu tới đây mong được nhà nước Đức giúp đỡ, nhưng điều đó xảy ra đã quá lâu rồi, hàng chục năm qua rồi. Không lẽ chúng ta vẫn cần sự giúp đỡ của nước Đức nữa?"
"Thế hệ chúng tôi hãy lãnh vai trò ‘đánh thức cộng đồng của mình’, hãy thực hiện trách nhiệm của mình trong việc cùng dân chúng bản địa ở đây, cùng nước Đức giải quyết vấn đề đang nóng bỏng hiện nay."
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/09/150908_germany_migrants_viet_community

2. Đáp đền tiếp nối của thuyền nhân

clip_image002Thuyền nhân Việt Nam mang ơn những xứ sở cưu mang mình
Image copyrightFacebookTatWaLay
Hôm 5/9, một người Anh gốc Việt tên là Tat Wa Lay chia sẻ một status cảm động trên Facebook, nhận được cả trăm ngàn lượt like và share.
Được sự cho phép của anh, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu câu chuyện của gia đình Tat cùng các bạn:
“Năm 1984, mẹ tôi đến Vương quốc Anh cùng 89 người tỵ nạn Việt Nam khác, những người được gọi là ‘thuyền nhân’. Hành trang chỉ vỏn vẹn có mảnh vải trên lưng và bốn đứa con nhỏ, bà gặp những người dân địa phương tại một chung cư của địa phương.
Do không biết nói tiếng Anh, bà lo ngại mình sẽ gặp phải sự thù ghét và phân biệt chủng tộc.
Và rồi điều này đã xảy ra.
Một chàng trai trẻ có vẻ ngoài xuềnh xoàng bước đến, cởi áo khoác và đưa cho những người tỵ nạn đang lạnh cóng. Một cử chỉ rất cảm động, khiến những người địa phương khác làm giống như anh.
Những người Anh trở về nhà lấy quần áo mà họ không cần dùng để chuyển cho những người tỵ nạn và giúp cơm nước cho họ.
Mẹ tôi không bao giờ quên được thời khắc ấy, khi bà nhận chiếc áo khoác từ người lạ để giúp những đứa con mình thôi run rẩy. Anh trai tôi vẫn còn nhớ cảm giác ấm áp mà chiếc áo khoác ấy đem lại cho anh và cảm giác ấy vẫn ở trong trái tim anh cho đến hôm nay.
Đó là những gì mà người Anh làm, những gì khiến cho họ đúng là người Anh.
Gia đình tôi sẽ không bao giờ quên được những gì nước Anh đã làm cho mình.
Và bởi vì quý vị đã cho phép chúng tôi nhập cư, chúng tôi có thể đóng góp rất nhiều cho đất nước quý vị.
Quý vị đã chăm sóc sức khỏe miễn phí cho chúng tôi. Gia đình tôi cống hiến cho xã hội Anh ba người bác sĩ. Một trong số đó gần đây bắt đầu làm tại bệnh viện Southmead.
Chúng tôi không bao giờ ăn cắp công việc của người bản xứ, chúng tôi tự tạo công ăn việc làm riêng và còn góp phần tạo công việc cho người bản xứ.
Gia đình tôi đã gầy dựng được 10 tiệm làm nail, ba nhà hàng và 14 tiệm bán đồ ăn Trung Quốc. Chúng tôi đem lại cho quý vị những món ăn tuyệt vời, đồng thời chúng tôi cũng có thể tự giúp mình.
Xin hãy dành chút thời gian để nghĩ về những người tỵ nạn Syria và chiêm nghiệm cho bản thân: điều gì làm nên một người Anh?".
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/09/150908_tat_wa_lay_status