Fr: Khánh Bùi
Ga Đà Lạt
Đây là nhà ga lâu đời nhất ở Việt Nam và Đông Dương, nơi còn lưu giữ đoạn ngắn đường sắt có thêm đường ray thứ ba nằm giữa được thiết kế có răng cưa để tàu có thể leo dốc an toàn. Kiểu đường sắt này chỉ có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ.
Lúc bấy giờ, đường ray răng cưa và đầu máy răng cưa được xem là độc đáo nhất thế giới. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 cây số. “Ga Đà Lạt là của người Pháp xây dựng, cũng chính là nhà ga lâu đời nhất…” Bên trong nhà ga vẫn còn lưu giữ một số bảng hướng dẫn với cách dùng từ của thế kỷ 19. Trong ga, những phòng nghiệp vụ trống trải được chuyển đổi thành những gian hàng lưu niệm giới thiệu về nét văn hóa bản địa đặc sắc và gian bán vé tàu Thống Nhất. Hiện nay, nhà ga Đà Lạt đã bị tách rời khỏi hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam, nhưng vẫn là một điểm du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách. Một nông dân bản địa cho biết: “Tôi chủ yếu là trồng cây cảnh với làm đẹp cho ga. Hoa thì mới được (trồng) hai năm nay. Hai năm nay thì mới thay đổi, bắt đầu cho hoa vào. Bên này trước kia nó là đá với cỏ dại không”. Ga Đà Lạt ngưng hoạt động từ năm 1972 do chiến sự ác liệt. Từ năm 1980 tới năm 2004, ngành đường sắt Việt Nam dần dần cho tháo dỡ hệ thống đường ray của tuyến này; và dấu vết của đường sắt răng cưa độc đáo cũng không còn. “Vé thì chỉ có đi vào cổng là thấy bên ga người ta thu 5 nghìn. Thấy du khách hài lòng, họ vui vẻ mà. Đến thì cảnh đẹp rồi!” Như lời người nông dân này, giờ thì vào cổng ga phải mua vé. Nếu muốn lên tàu tìm lại chút hoài niệm thì tiếp tục chi mấy trăm ngàn bạc nữa cho chuyến khứ hồi tổng cộng có 14 cây số từ đây đến Trại Mát. Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã cho tháo ray, tà vẹt phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống Nhất. Những đoạn đường ray răng cưa giá trị, hiếm hoi được tháo rời. Giờ chỉ còn là hình ảnh đoạn ngắn lưu giữ để du khách hình dung về một thuở nhà ga đẹp nhất xứ Đông Dương.
Ga xe lửa đẹp nhất Đông Dương giờ ra sao? (VOA)