Wednesday, May 12, 2021

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - CHƯƠNG 25

 


Chương 25

CHUYỆN KỂ CỦA SINDBAD NGƯỜI ĐI BIỂN

- Tâu bệ hạ, cũng dưới triều hoàng đế Theo Haroun Alraschid mà thiếp vừa nói thì ở thành phố Bagdad có một người phu khuân vác nghèo khổ có tên là Hindbad: Vào một ngày

nóng bức, anh ta vác một bọc đồ rất nặng đi từ đầu đến cuối thành phố. Đã rất mệt mỏi vì đi qua một quãng đường dài mà quãng đường phải đi tiếp cũng còn khá xa, nên khi tới một đường phố có gió mát hây hẩy, vệ hè lại được tưới nước hoa hồng thì gã thấy không còn chỗ nào hơn để nghỉ ngơi một lát lấy lại sức nữa. Thế là gã đặt bọc đồ xuơng đất cạnh một ngôi nhà lớn và đặt đít ngồi lên trên.

Gã tự cho là mình thật khôn ngoan đã dừng lại nghỉ ở đúng chỗ này vì khứu giác gã được một mùi thơm ngào ngạt của hương trầm từ các cửa sổ của ngôi nhà toả ra quyện vớI mùi thơm của nước hoa hồng đánh thức dậy thật là thú vị. Ngoài cái đó ra, gã còn nghe thấy trong nhà vang lên tiếng hoà nhạc cùng với tiếng hót du dương của vô số hoạ mi và các loại chim đặc biệt của khí hậu vùng Bagdad. Giai điệu êm ru đó cừng với khói thơm của các loại thịt thà bốc ra làm cho gã đoán chắc ở đây có tiệc tùng vui chơi gì đây. Gã rất muốn biết chủ nhân nhà này là ai vì gã ít khi đi qua đường phố này nên không rõ lắm. Để thoả mãn óc hiếu kỳ, gã đến gần mấy người đày tớ ăn vận sang trọng đứng trước cửa và hỏi một tên trong bọn chúng tên người chủ nhà này.

- Sao kia? - Người đầy tớ đáp - Anh ở Bagdad mà không biết đây là nhà ngài Slndbad người đi biển chu du nổi tiếng đã từng đi khắp năm châu bốn biển ư?

Gã khuân vác, đã từng nghe nói sự giàu có nứt đố nổ vách của Sindbad, chẳng khỏì ghen tị với một người mà điều kiện sống sung sướng như một trời một vực so vớI hoàn cảnh sống nheo nhóc của mình. Lòng tê tái bởi những suy nghĩ đó, gã ngửa cổ lên trời và nói khá to, mọi người xung quanh đều nghe thấy:

- Ối, đấng tạo hoá hùng mạnh, sáng tạo ra muôn loài. Xin Người hãy coi xem sự khác biệt giữa ngài Sindbad và con đây: hàng ngày biết bao sự mệt mỏi và bệnh tật hành hạ con. Con thật vô cùng vất vả còng lưng lao động, để nuôi sống vợ con và tự nuôi sống mình bằng bánh mì đen xấu trong khi đó thì ngài Sindbad may mắn kia tiêu pha rửng rỉnh, tiền của như nước sống một cuộc đời đầy hoan lạc. Ông ta đã làm gì để nhận được ở Người một số phận quá dễ chịu như vậy? Còn con, con đã làm gì để phải cam chịu một cuộc sống cơ cực thế này?

Nói xong, gã giậm bành bạch chân xuống đất như một người quẫn trí vì quá đau khổ và thất vọng.

Gã còn đang mải mê với những suy nghĩ buồn thảm của mình, thì thấy một người hầu từ trong nhà đi ra, bước đến chỗ gã, nắm lấy tay gã và bảo:

, Mời bác hãy đi theo tôi. Ngài Sindbad ông chủ của tôi, muốn nói chuyện với bác."

Kể đến chỗ này thì trời vừa sáng ngăn không cho Scheherazade kể tiếp nữa. Nhưng đêm sau, nàng nối lại câu chuyện như thế này:

° ° °

"- Tâu bệ hạ, chắc Người cũng dễ dàng đoán thấy là Hindbad không khỏi ngạc nhiên về lời mời đó. Sau những - lời kêu ca phàn nàn vừa rồi, gã sợ là Sindbad cho tìm vào để gây chuyện tồi tệ gì chăng. Vì vậy gã lấy cớ là không thể bỏ bọc đồ lại giữa phố được. Nhưng người hầu của Sindbad bảo sẽ có người trông và ép gã vào nên gã buộc phải nghe theo.

Tên người nhà đưa gã vào một phòng lớn ở đó đã có rất nhiều người ngồi quanh một chiếc bàn trên bày toàn những thức ăn ngon. Ỏ chỗ ngồi danh dự gã thấy một người đàn ông bệ vệ, chững chạc đáng kính, có bộ râu dài bạc trắng và phía sau ông là đám gia nhân tôi tớ đứng hầu. Nhân vật đó là Sindbad. Gã khuân vác, càng lúng túng thấy đấm đông và bàn tiệc sang trọng, vừa run vừa cất tiếng chào Sindbad bảo gã đến gần và sau khi cho gã ngồi xuổng bên tay phải, tự mình mời gã ăn và uống thứ rượu rất ngon mà trên chạn thấy bầy đầy.

Cuối bữa, Sindbad nhận thấy là những khách mời của mình không ăn nữa bèn cất tiếng hỏi Hindbad coi ngang hàng như anh em theo tục lệ Ả Rập khi chuyện trò thân mật. Ông hỏi gã tên gì và làm nghề gì.

- Thưa ngài - Gã đáp - Tên tôi là Hindbad.

Ta rất vui được gặp người anh em - Sindbad nói - và tất cả nhũng người có mặt tại đây cũng thế. Nhưng ta muốn được nghe lại những lời người anh em đã nói vừa rồi ở ngoài phố.

Sindbad trước khi ngồi vào tiệc, đã nghe thấy tất cả những điều gã nói qua một khung cửa sổ, cũng vì vậy nên ông đã cho gọi gã vào.

Nghe lời yêu cầu đó, Hindbad ngượng ngập cúi đầu nói:

- Thưa ngài, thủ thực là vì thấy trong người quá mệt mỏi nên đâm ra cáu kỉnh, vô tình có thốt ra lời nào bất nhã, xin ngài rộng lòng tha thứ cho.

- Ồ! Người anh em chớ nghĩ là ta quá cố chấp mà còn giữ trong bụng điều đó - Sindbad nói - Ta thông cảm hoàn cảnh của người anh em. Đáng lẽ trách anh bạn về những lời kêu ca thì ta lại lấy làm ái ngại cho bạn. Nhưng ta cần phải kéo bạn ra khỏi việc bạn hiểu lầm về ta. Chắc bạn cho là ta có một cuộc sống an nhàn và đầy đủ tiện nghi như thế này mà chẳng phải làm ăn khó nhọc gì, chẳng phải đổ một giọt mồ hôi nào phải không? Bạn đã nhầm đấy. Qua bao năm tháng gian lao vất vả, lao tâm khổ tứ ít người tưởng tượng được cả về vật chất lẫn tinh thần ta mới có được như ngày nay đấy. Vâng, thưa tất cả các ngài - Ông nói thêm với cả đám - Tôi xin đoan chắc với các ngài là những công việc khó khăn nhọc nhằn đó kỳ lạ đến mức làm cho những kẻ hám giàu có nhất cũng phải tiêu tan ý muốn tai hại vượt biển đi tìm của cải. Các ngài chắc là cũng được nghe một cách lơ mơ những cuộc phiêu lưu kỳ thú và những hiểm nguy mà tôi đã từag trải qua trong bảy chuyến đi của tôi. Nhân tiện đây, tôi sẽ kể lại thật trung thực và tôi nghĩ là chắc các ngài chẳng lấy làm bực mình khi được nghe.

Vì Sindbad muốn kể chuyện ông, đặc biệt vì gã khuân vác nên trước khi bắt đầu, ông cho người đem hộ bọc hàng của gã khuân vác để trên hè phố đến nơi mà gã định mang tới. Rồi ông kể như sau:

Tôi được thừa hưởng của gia đình một tài sản lớn, và chi tiêu vung phí một phần đáng kể trong các cuộc chơi bời phóng túng của tuổi trẻ. Nhưng tôi đã kịp hồl tỉnh lại và thấy là sự giàu có sẽ chẳng bền, chẳng mấy chốc mà tiêu tan khi người ta cững vung tay quá trán như tôi. Thêm nữa, tôi nghĩ là trong cuộc sống ẩu tả không nền nếp, tôi đã vung phí thời gian là thứ quí nhất trên đời. Tôi còn thấy là nỗi khổ nhất trong các nỗi khổ là chiu cảnh nghèo túng trong tuổi già. Tôi lại nhớ câu nói nổi tiếng của Salomon vĩ đại ngày xưa tôi thường được nghe cha tới nói lại: Chui vào nấm mồ còn dễ ehịu hơn là sống trong nghèo khổ . Thấm thía những điều suy ngẫm đó, tôi thu gom tất cả tài sản còn lại đem bán đấu giá ở giữa chợ tất cả các đồ đạc, giường tủ, bàn ghế... Sau đó, tôi tìm cách kết thân với một vài thương gia buôn bán trên đường biển, tôi tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để được nghe những lời khuyên tốt. Cuối cùng tôi quyết làm cho sinh lợi khoản vốn liếng còn lại và khi đã có quyết định đó, đem ra thi hành ngay không để chậm trễ. Tôi đi tới Balsora và ở đó đáp xuống một con tàu cùng thuê chung với nhiều nhà buôn khác.

Chúng tôi giương buồm thẳng đường sang Đông Ấn qua vịnh Ba Tư hình thành bởi bờ biển xứ Arabie hạnh phúc về bên phải và bờ biển Ba Tư bên trái chỗ rộng nhất ở đây theo dư luận chung ước chừng bảy mươi hải lý. Ra khỏi vịnh Ba Tư là vào biển xứ Levant cũng chính là biển Ấn Độ rộng mênh mông. Một phía nó có giớl hạn là bờ biển nước Abyssinie và muốn tới quần đảo Vakvak thì đường dài là bốn ngàn năm trăm hải lý. Lúc đầu tôi rất khổ vì bị say sóng nhưng rồi quen đi và sức khoẻ tôi phục hồi rất nhanh.

Dọc đường đi, chúng tôi ghé vào nhiều đảo để mua bán hoặc trao đổi hàng hoá. Một hôm tàu đang chạy thì gió lặng làm tàu chúng tôi sững lại trước một hòn đảo nhỏ là là trên mặt nước, màu xanh của nó trông giống như một bãi cỏ chăn nuôi. Thuyền trưởng cho hạ buồm, lái tàu ghé vào đảo và cho phép những người trên tàu lên bờ nếu họ muốn. Tôi cũng là người trong số người đặt chân lên đảo.

Nhưng trong lúc chúng tôi vui đùa ăn uống, giải toả mệt nhọc thì bỗng thấy hòn đảo rung lên và làm cho một cái huých mạnh.

Nói đến đây Scheherazade dừng lại vì trời đã sáng rõ. Cuối đêm hôm sau nàng kể tiếp:

° ° °