Fr: Loan Nguyen
Có thể mất ngôn ngữ mẹ đẻ của mình không?
Sophie Hardach BBC Capital13 tháng 6 2018
Người già dễ bị quên tiếng mẹ đẻ nếu họ phải trải qua những sự kiện gây chấn thương tinh thần.Getty Images
Tôi đang ngồi trong nhà bếp nhà tôi ở London, cố gắng hiểu một tin nhắn của anh trai tôi. Anh ấy sống ở Đức, quê hương chúng tôi. Chúng tôi nói tiếng Đức với nhau, một ngôn ngữ giàu từ ngữ kỳ quặc, nhưng tôi chưa bao giờ từng nghe từ này: 'fremdschamen' ‘ngượng cho người lạ’?
Tôi quá sĩ diện nên không muốn hỏi anh ấy. Tôi biết rồi cuối cùng cũng sẽ hiểu được. Tuy nhiên, hơi thấy đau lòng là sau nhiều năm sống ở nước ngoài, tôi cảm thấy tiếng mẹ đẻ đôi khi như tiếng nước ngoài.
Hầu hết những người di cư lâu dài đều biết nói tiếng mẹ đẻ mà dở ẹc là như thế nào. Quá trình này có vẻ hiển nhiên: càng ở lâu xa quê hương thì ngôn ngữ càng trở nên tồi tệ. Nhưng nó không hẳn đơn giản như vậy.
Thực tế, khoa học về lý do tại sao, khi nào và làm thế nào chúng ta mất ngôn ngữ của mình là việc phức tạp và khác thường. Nó chỉ ra rằng thời gian xa quê lâu thường không phải là quan trọng. Giao lưu với những người nói tiếng mẹ đẻ ở nước ngoài có thể làm kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ kém đi. Và các yếu tố tình cảm như chấn thương có thể là yếu tố lớn nhất.
Cũng không chỉ là những người di cư lâu dài bị ảnh hưởng, mà ở một mức độ nào đó, bất cứ ai chuyển sang ngôn ngữ thứ hai.
"Phút mà bạn bắt đầu học một ngôn ngữ khác, là hai hệ thống bắt đầu cạnh tranh với nhau," Monika Schmid, một nhà ngôn ngữ học tại Đại học Essex, nói.
Schmid là một nhà nghiên cứu hàng đầu về sự tiêu hao ngôn ngữ, một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển, nó xem xét điều gì khiến chúng ta mất đi tiếng mẹ đẻ. Ở trẻ em, hiện tượng này có phần dễ giải thích hơn vì bộ não của chúng thường linh hoạt và dễ thích ứng hơn. Khoảng trước năm 12 tuổi thì kỹ năng ngôn ngữ của một trẻ tương đối dễ thay đổi. Những nghiên cứu về những con nuôi quốc tế cho thấy thậm chí trẻ chín tuổi có thể quên gần hết ngôn ngữ đầu tiên của chúng nếu chúng rời khỏi đất nước khai sinh của chúng.
Nhưng ở người lớn, ngôn ngữ đầu tiên khó biến mất hoàn toàn, ngoại trừ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.
Một số người nhập cư Cuba đến Miami đã thay đổi tiếng địa phương của họ do ở gần với người Mexico và người Colombia. hình ảnh Getty Images
Ví dụ, Schmid đã phân tích tiếng Đức của những người Đức Do Thái già tị nạn thời chiến ở Anh và Mỹ. Yếu tố chính ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ của họ không phụ thuộc vào việc họ ra nước ngoài được bao lâu hoặc họ rời Đức lúc bao nhiêu tuổi. Nó phụ thuộc vào mức chấn thương mà họ phải trải nghiệm do là nạn nhân của sự bức hại của Đức Quốc Xã. Những người rời Đức trong những ngày đầu của chế độ này, trước khi có sự tan ác tồi tệ nhất, có xu hướng nói tiếng Đức tốt hơn- mặc dù đã ở nước ngoài lâu nhất. Những người còn lại sau này, sau cuộc tàn sát 1938 (Reichskristallnacht), thường nói tiếng Đức rất kém hoặc không nói được.
"Có vẻ như rất rõ ràng đó là kết quả của chấn thương này," Schmid nói. Mặc dù tiếng Đức là ngôn ngữ của thời thơ ấu, quê hương và gia đình, nó cũng là ngôn ngữ của những kỷ niệm đau đớn. Những người tị nạn bị tổn thương nhất đã vùi dập nó đi. Một người trong số họ nói: "Tôi cảm thấy nước Đức đã phản bội tôi. Nước Mỹ là đất nước của tôi, và tiếng Anh là ngôn ngữ của tôi."
Chuyển đổi ngôn ngữ
Sự mất mát ghê gớm này là một ngoại lệ. Ở hầu hết những người di cư, ngôn ngữ mẹ đẻ ít nhiều song hành với ngôn ngữ mới. Mức độ duy trì của ngôn ngữ đầu tiên liên quan đến tài năng bẩm sinh: thường những người giỏi về ngôn ngữ có xu hướng duy trì tốt hơn tiếng mẹ đẻ, bất kể họ xa đất nước quê hương bao lâu.Nhưng tính lưu loát của tiếng mẹ đẻ cũng liên quan mạnh mẽ đến cách chúng ta xử lý các ngôn ngữ khác nhau trong não. "Sự khác biệt cơ bản giữa một bộ não đơn ngữ và một bộ não song ngữ là khi bạn trở thành song ngữ, bạn phải thêm một loại mô-đun điều khiển để giúp bạn chuyển đổi," Schmid nói.
Bà đưa ra một ví dụ. Khi bà nhìn một vật thể (thí dụ cái bàn) trước mặt, tâm trí bà có thể lựa chọn giữa hai từ, 'desk' tiếng Anh và 'Schreibtisch' tiếng Đức (Schmid là người Đức). Trong một bối cảnh tiếng Anh, não bà chặn từ 'Schreibtisch' và chọn 'desk', và ngược lại. Nếu cơ chế điều khiển này yếu thì người nói có thể phải gắng sức để tìm từ đúng hoặc lại trượt vào ngôn ngữ thứ hai của họ.
Việc giao lưu với những người nói tiếng mẹ đẻ thực tế lại làm việc này tồi tệ hơn, vì có ít động lực để phải gắn bó với một ngôn ngữ nếu người ta biết rằng cả hai ngôn ngữ đều hiểu được. Kết quả thường là một ngôn ngữ lai tạp.
Ở London, một trong những thành phố đa ngôn ngữ nhất trên thế giới, loại lai tạp này rất phổ biến đến nỗi nó gần giống như một phương ngữ đô thị. Hơn 300 ngôn ngữ được nói ở đây, và hơn 20% người London nói một ngôn ngữ chính của họ, ngoài tiếng Anh ra. Ở một cuộc đi dạo ngày Chủ Nhật qua các công viên Bắc London, tôi gặp khoảng một tá những loại tiếng này, từ tiếng Ba Lan đến tiếng Hàn Quốc, các thứ này lẫn vào tiếng Anh ở các mức độ khác nhau.
Nằm dài trên một tấm vải dã ngoại, cặp tình nhân đang trò chuyện bằng tiếng Ý. Đột nhiên, một người giật mình thốt lên: "Em quên đóng 'la finestra' (cửa sổ tiếng Ý)!"
Ở một sân chơi, ba phụ nữ đang cùng ăn quà và nói chuyện bằng tiếng Ả Rập. Một cậu bé chạy đến một người trong số họ, hét lên: "Thằng Abdullah gây gổ với con!" "Nghe đây con..." bà mẹ bắt đầu bằng tiếng Anh, rồi chuyển sang tiếng Ả Rập.
Tất nhiên chuyển đổi không phải là quên. Nhưng Schmid lập luận rằng theo thời gian, sự chuyển đổi đi đi lại lại không chính thức này có thể làm cho bộ não của bạn thấy khó khăn hơn trong việc giữ trong phạm vi một ngôn ngữ khi được yêu cầu: "Bạn thấy như mình trong một vòng xoáy tăng tốc của việc thay đổi ngôn ngữ."
Vấn đề nói
Laura Dominguez, một nhà ngôn ngữ học tại Đại học Southampton, đã tìm thấy một kết quả tương tự khi so sánh hai nhóm người di cư lâu dài: người gốc Tây Ban Nha ở Anh và người Cuba ở Mỹ. Người gốc Tây Ban Nha sống ở các vùng khác nhau ở Anh và đa phần nói tiếng Anh. Người Cuba sống tất cả ở Miami, một thành phố với một cộng đồng lớn người Mỹ Latinh, và lúc nào cũng nói tiếng Tây Ban Nha."Hiển nhiên là tất cả những người nói tiếng Tây Ban Nha ở Anh nói, 'Úi, tôi quên nhiều từ.' Đây là điều người ta thường nói với bạn: 'Tôi khó tìm được đúng từ cần thiết, đặc biệt là khi tôi sử dụng vốn từ mà tôi đã học được cho nghề của mình'," Dominguez nói. Là một người Tây Ban Nha đã dành phần lớn cuộc sống nghề nghiệp của mình ở nước ngoài, bà nhận ra cái khó khăn này, và nói với tôi: "Nếu tôi phải nói câu chuyện này bằng tiếng Tây Ban Nha với một người Tây Ban Nha, tôi không nghĩ tôi có thể làm được."
Tuy nhiên, khi bà phân tích sâu hơn việc sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng thử nghiệm của mình, bà thấy một sự khác biệt nổi bật. Người Tây Ban Nha bị cô lập đã hoàn toàn bảo tồn được ngữ pháp cơ bản của họ. Nhưng người Cuba, những người thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ, đã mất đi một số đặc điểm đặc biệt của ngôn ngữ gốc. Yếu tố quan trọng không phải do ảnh hưởng của tiếng Anh, mà là các thể loại tiếng Tây Ban Nha khác ở Miami. Nói cách khác, người Cuba đã bắt đầu nói giống nhiều hơn với người Colombia hay người Mexico.
Thực tế, khi Dominguez trở về Tây Ban Nha sau thời gian ở Mỹ (nơi bà có nhiều bạn bè Mexico) thì bạn bè của bà ở quê nhà nói bà bây giờ nói phảng phất tiếng Mexico. Giả thuyết của bà là ngôn ngữ (hoặc phương ngữ) khác mà càng quen thuộc hơn, thì nó càng dễ làm thay đổi ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta.
Bà coi khả năng thích nghi này như một điều đáng mừng, đó là bằng chứng về sự sáng tạo của chúng ta, với tư cách là con người.
"Sự tiêu hao ngôn ngữ không phải là một điều xấu. Nó chỉ là một quá trình tự nhiên," bà nói. "Những người này đã thay đổi ngữ pháp để cho phù hợp với thực tế mới của họ ... Tất cả những gì cho phép chúng ta học ngôn ngữ cũng cho phép chúng ta thực hiện những thay đổi này."
Một khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ mới, hai hệ thống sẽ bắt đầu cạnh tranh với nhau Getty Images
Thật là dễ chịu khi được nhắc nhở rằng trên quan điểm của nhà ngôn ngữ học thì không có gì là tệ hại đối với ngôn ngữ của mình. Và sự tiêu hao ngôn ngữ mẹ đẻ là đảo ngược được, ít nhất là với người lớn: một chuyến về lại đất nước mình thường giải quyết được ngay. Tuy nhiên, với nhiều người, tiếng mẹ đẻ gắn bó với nhân thân sâu xa của ta, với các ký ức và ý thức về bản thân. Đó là lý do tại sao tôi, trong trường hợp này, quyết tâm tìm ra nghĩa từ 'fremdschämen' bí hiểm anh tôi viết, mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Rất vui là tôi đã tìm ra nó khá nhanh. 'Fremdschämen'mô tả cảm giác khi xem ai làm một việc gì gây ra ngượng ngùng xấu hổ khiến ta cũng xấu hổ thay cho họ. Rõ ràng đó là một từ phổ biến và đã được dùng trong nhiều năm. Nó không tới tôi, cũng như biết bao thứ thịnh hành khác ở quê nhà.
Sau 20 năm ở nước ngoài, tôi không nên ngạc nhiên vì điều này. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng có điều gì đó hơi buồn về anh trai tôi đã sử dụng những từ mà tôi không còn hiểu; một gợi ý về sự mất mát, hoặc một khoảng cách không ngờ. Chắc rằng cũng có một từ tiếng Đức để nói điều này. Nhưng tôi cần thêm chút thời gian để nhớ lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-44466002
CAN YOU LOSE YOUR NATIVE LANGUAGE ?
It’s possible to forget your first language, even as an adult. But how, and why, this happens is complex and counter-intuitive
- By Sophie Hardach
I’m sitting in my kitchen in London, trying to figure out a text message from my brother. He lives in our home country of Germany. We speak German to each other, a language that’s rich in quirky words, but I’ve never heard this one before: fremdschämen. ‘Stranger-ashamed’?
I’m too proud to ask him what it means. I know that eventually, I’ll get it. Still, it’s slightly painful to realise that after years of living abroad, my mother tongue can sometimes feel foreign.
Most long-term migrants know what it’s like to be a slightly rusty native speaker. The process seems obvious: the longer you are away, the more your language suffers. But it’s not quite so straightforward.
In fact, the science of why, when and how we lose our own language is complex and often counter-intuitive. It turns out that how long you’ve been away doesn’t always matter. Socialising with other native speakers abroad can worsen your own native skills. And emotional factors like trauma can be the biggest factor of all.
It’s also not just long-term migrants who are affected, but to some extent anyone who picks up a second language.“The minute you start learning another language, the two systems start to compete with each other,” says Monika Schmid, a linguist at the University of Essex.
Schmid is a leading researcher of language attrition, a growing field of research that looks at what makes us lose our mother tongue. In children, the phenomenon is somewhat easier to explain since their brains are generally more flexible and adaptable. Until the age of about 12, a person’s language skills are relatively vulnerable to change. Studies on international adoptees have found that even nine-year-olds can almost completely forget their first language when they are removed from their country of birth.
Older people are more likely to lose their native tongue if they had undergone traumatic events (Credit: Getty Images)
But in adults, the first language is unlikely to disappear entirely except in extreme circumstances.
For example, Schmid analysed the German of elderly German-Jewish wartime refugees in the UK and the US. The main factor that influenced their language skills wasn’t how long they had been abroad or how old they were when they left. It was how much trauma they had experienced as victims of Nazi persecution. Those who left Germany in the early days of the regime, before the worst atrocities, tended to speak better German – despite having been abroad the longest. Those who left later, after the 1938 pogrom known as Reichskristallnacht, tended to speak German with difficulty or not at all.
“It seemed very clearly a result of this trauma,” says Schmid. Even though German was the language of childhood, home and family, it was also the language of painful memories. The most traumatised refugees had suppressed it. As one of them said: “I feel that Germany betrayed me. America is my country, and English is my language.”
Speech switch
Such dramatic loss is an exception. In most migrants, the native language more or less coexists with the new language. How well that first language is maintained has a lot to do with innate talent: people who are generally good at languages tend to be better at preserving their mother tongue, regardless of how long they have been away.
But native fluency is also strongly linked to how we manage the different languages in our brain. “The fundamental difference between a monolingual and bilingual brain is that when you become bilingual, you have to add some kind of control module that allows you to switch,” Schmid says. She gives an example. When she looks at the object in front of her, her mind can choose between two words, the English ‘desk’ and the German ‘Schreibtisch’ (Schmid is German). In an English context, her brain suppresses ‘Schreibtisch’ and selects ‘desk’, and vice versa. If this control mechanism is weak, the speaker may struggle to find the right word or keep slipping into their second language.
Mingling with other native speakers actually can make things worse, since there’s little incentive to stick to one language if you know that both will be understood. The result is often a linguistic hybrid.
In London, one of the world’s most multilingual cities, this kind of hybrid is so common that it almost feels like an urban dialect. More than 300 languages are spoken here, and more than 20% of Londoners speak a main language other than English. On a Sunday stroll through the parks of North London, I catch about a dozen of them, from Polish to Korean, all mixed with English to varying degrees.
Stretched out on a picnic blanket, two lovers are chatting away in Italian. Suddenly, one of them gives a start and exclaims: “I forgot to close la finestra!”
Some of the Cuban immigrants to Miami have had their regional dialects changed by close proximity to Mexicans and Colombians (Credit: Getty Images)
In a playground, three women are sharing snacks and talking in Arabic. A little boy runs up to one of them, shouting: “Abdullah is being rude to me!” “Listen...” his mother begins in English, before switching back to Arabic.
Switching is of course not the same as forgetting. But Schmid argues that over time, this informal back-and-forth can make it harder for your brain to stay on a single linguistic track when required: “You find yourself in an accelerated spiral of language change.”
Speak out
Laura Dominguez, a linguist at the University of Southampton, found a similar effect when she compared two groups of long-term migrants: Spaniards in the UK and Cubans in the US. The Spaniards lived in different parts of the UK and mostly spoke English. The Cubans all lived in Miami, a city with a large Latin American community, and spoke Spanish all the time.
“Obviously, all of the Spanish speakers in the UK said, ‘Oh, I forget words.’ This is typically what people tell you: ‘I have difficulty finding right word, especially when I use vocabulary that I learned for my job’,” Dominguez says. As a Spaniard who has spent most of her professional life abroad, she recognises that struggle, telling me: “If I had to have this conversation in Spanish with a Spanish person, I don’t think I could do it.”
Her theory is that the more familiar another language or dialect is, the more likely it is to change our native languageHowever, when she analysed her test subjects’ language use further, she found a striking difference. The isolated Spaniards had perfectly preserved their underlying grammar. But the Cubans – who constantly used their mother tongue – had lost certain distinctive native traits. The key factor was not the influence of English, but of Miami’s other varieties of Spanish. In other words, the Cubans had started to speak more like Colombians or Mexicans.
In fact, when Dominguez returned to Spain after her stay in the US, where she had many Mexican friends, her friends back home said she now sounded a little Mexican. Her theory is that the more familiar another language or dialect is, the more likely it is to change our native language.
She sees this adaptability as something to celebrate – proof of our inventiveness as humans.
Once you start learning a new language, the two systems start competing with each other (Credit: Getty Images)
“Attrition is not a bad thing. It’s just a natural process,” she says. “These people have made changes to their grammar that is consistent with their new reality... Whatever allows us to learn languages also allows us to make these changes.”
It is nice to be reminded that from a linguist’s point of view, there is no such thing as being terrible at your own language. And native language attrition is reversible, at least in adults: a trip home usually helps. Still, for many of us, our mother tongue is bound up with our deeper identity, our memories and sense of self. Which is why I for one was determined to crack my brother’s mysterious text about ‘fremdschämen’ without any outside help.
To my relief, I figured it out pretty quickly. Fremdschämendescribes the sensation of watching someone do something so cringeworthy that you are embarrassed on their behalf. Apparently, it’s a popular word and has been around for years. It just passed me by, like countless other trends back home.
After 20 years abroad, I shouldn’t be surprised by this. Still, I have to admit that there is something a bit sad about my own brother using words I no longer understand; a hint of loss, perhaps, or unexpected distance. There’s probably a German word for that, too. But I’ll need a bit more time to recall it.
BẢNG TỪ VỰNG 4 CỘT
Từ điển điện tử sử dụng https://www.macmillandictionary.com/
Words | Syllables | I.P.A | Pronunciation |
argue | ar-gue | /ˈɑː(r)ɡju/ | /argue |
argument | ar-gu-ment | /ˈɑː(r)ɡjʊmənt/ | / argument |
minute | min-ute | /ˈmɪnɪt/ | /minute_2 |
minute | mi-nute | /maɪˈnjuːt/ | /minute_3 |
intuit | in-tu-it | /ɪnˈtjuːɪt/ | /intuit |
intuition | in-tu-i-tion | /ˌɪntjuˈɪʃ(ə)n/ | /intuition |
intuitive | in-tu-i-tive | /ɪnˈtjuːətɪv/ | /intuitive |
pogrom | po-gram | /ˈpɒɡrəm/ | /pogrom |
program | pro-gram | /ˈprəʊɡræm/ | /program_1 |
Nguồn :
http://www.bbc.com/future/story/20180606-can-you-lose-your-native-language
Join 800,000+ Future fans by liking us on Facebook, or follow us on Twitter.
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter, called “If You Only Read 6 Things This Week”. A handpicked selection of stories from BBC Future, Earth, Culture, Capital, and Travel, delivered to your inbox every Friday.