Friday, January 20, 2017

CHIẾN TRANH THÔNG TIN MẠNG TOÀN CẦU


malarkey : rac rưởi/ vớ vẩn  - Disinformation: thông tin xuyên tac, bóp meo( cố tình) -misinformation  :thông tin sai lạc ( ngay tình)-conspiracy theories : lý thuyết âm mưu  -Fake news : tin bia dat ,thất thiệt- propaganda: tuyên truyền  -  Rumors : tin đồn


Hí họa : Christian Science Monitor

1. Đâu là đấu trường tầm cỡ "bom hạt nhân" giúp Nga nói chuyện ngang cơ với Mỹ?

Linh Nguyễn | 19/01/2017 19:49
*****


Ảnh: alertinfo.in

Theo Washington Post, cáo buộc Nga tấn công mạng cuộc bầu cử Mỹ vừa qua dường như chỉ hé lộ một phần nhỏ của kế hoạch chạy đua toàn diện trên một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Hồi tháng 2/2016, một quan chức an ninh mạng cấp cao của Nga công bố trước hội nghị an ninh tại Moscow rằng, Nga đang thiết lập các chiến lược mới trong "đấu trường thông tin" có tầm cỡ ngang bằng thử nghiệm bom hạt nhân, và có khả năng giúp Nga "nói chuyện ngang hàng với người Mỹ."
Theo Washington Post, cố vấn cấp cao của Điện Kremlin, ông Andrei Krutskikh đưa ra tuyên bố nói trên tại diễn đàn an ninh quốc gia Nga Infoforum 2016. Lời bình luận này có thể là chìa khóa giúp giải thích động cơ đằng sau các động thái can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ vừa qua của Nga, cũng như thái độ quay lưng với châu Âu thời gian vừa qua.
Một quan chức cấp cao ẩn danh thuộc chính quyền Obama gọi Krutskikh là "cố vấn kỳ cựu" của Tổng thống Vladimir Putin, và thuộc hàng ngũ "rường cột trong các vấn đề an ninh mạng" tại Bộ Ngoại giao Nga. Mặc dù quan chức này không thể xác nhận cụ thể thông tin về tuyên bố của Krutskikh, ông cho rằng "điều đó nghe giống như những điều có thể chính Andrei sẽ nói".
Cũng theo Washington Post thì các ghi chép từ diễn đàn cho thấy, vị cố vấn cấp cao của Putin nhấn mạnh trước cử tọa về tầm quan trọng của việc chiếm được thế thượng phong trong lĩnh vực thông tin này. Krustskihk giải thích, nếu Nga "yếu đuối", Moscow sẽ phải chấp nhận nhiều thỏa hiệp.
Ngược lại, nếu Nga nắm được sức mạnh này, Moscow sẽ có khả năng đưa ra mệnh lệnh cho các nước phương Tây (cụ thể là Mỹ và đồng minh của Mỹ) từ vị thế quyền lực.
Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Nga, cố vấn cấp cao của Kremlin Andrei Andrei Krutskikh. (Ảnh: Kommersant)
Miêu tả chiến lược của Nga, vị quan chức Mỹ cho hay: "Họ coi không gian thông tin như chiến trường. Ở Mỹ, chúng ta nghiên cứu xung đột từ hai phương diện – chúng ta đang hòa bình, hoặc đang chiến tranh. Lý lẽ của người Nga coi xung đột luôn luôn tiếp diễn. Chúng ta đang ở các mức độ xung đột khác nhau, lên xuống trên một trục."
Ông cũng cho rằng, động thái tấn công an ninh mạng vào cuộc bầu cử Mỹ của Nga (theo các báo cáo từ cơ quan tình báo Mỹ) là ví dụ cho việc Nga đã sử dụng các công cụ mới trong dòng xung đột tiếp diễn này.
"Chắc hẳn người Nga đang nỗ lực gia tăng tầm ảnh hưởng trong không gian mạng, vì họ nhận ra rằng họ có thể sử dụng không gian mạng để theo đuổi các mục tiêu về chính sách ngoại giao," vị quan chức cấp cao Mỹ nói.
Từ góc nhìn của Nga, Mỹ cũng đang ráo riết nâng cao năng lực trong mảng thông tin, nhưng lại chối bỏ điều đó. "Những gì chúng ta coi là tự do ngôn luận, người Nga gọi đó là hành vi hung hăng của phương Tây," ông nhận định.
Theo quan điểm của Putin, Mỹ là bên tấn công trước trong cuộc chiến thông tin này. Và hiện nay Nga đã đủ mạnh để đáp trả, như Krutskikh đã ám chỉ khi phát biểu tại diễn đàn an ninh hồi tháng 2/2016.
Krutskikh cùng các chuyên gia an ninh mạng của Nga không tỏ ra nao núng trước lệnh trừng phạt hay cảnh báo. Hãng thông tấn Nga RIA ngày 29/12 dẫn lời Krutskikh gọi các lệnh trừng phạt từ Mỹ được công bố cùng ngày là "nỗi thống khổ của giới cầm quyền", phản ánh "mối tư thù" của Tổng thống Obama, và là "nỗ lực ngăn chặn hợp tác song phương trong tương lai."
Tuy nhiên, Krutskikh không loại bỏ khả năng lệnh trừng phạt sẽ được gỡ bỏ sau khi Trump nhậm chức. Các bình luận của Krutskikh gợi nhắc về tình hình chiến tranh thông tin đang nổi lên, nơi mà "tin tức giả" và tấn công mạng lại là vũ khí chiến đấu của nhiều quốc gia.
Quan chức cấp cao Mỹ cảnh báo rằng: "Người Nga đã tiến xa trong công nghệ, cách tổ chức và cả các học thuyết họ đưa ra. Họ đang dẫn đầu. Nhưng đừng quên vẫn còn các tay chơi khác trong cuộc chạy đua này."
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/dau-la-dau-truong-tam-co-bom-hat-nhan-giup-nga-noi-chuyen-ngang-co-voi-my-20170119135229407.htm

2. Mỹ: 6 cơ quan điều tra cáo buộc Nga giúp ông Trump thắng cử

Phạm Nghĩa | 19/01/2017 21:37
*****
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Washington hôm 17-1. Ảnh: AP

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cùng 5 cơ quan tình báo, thực thi pháp luật khác đang hợp tác điều tra nghi vấn Nga bí mật giúp ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.

Trang McClatchy hôm 18-1 cho biết một phần cuộc điều tra sẽ làm rõ việc Điện Kremlin có bí mật tài trợ cho các hoạt động tấn công mạng nhằm vào Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC – Mỹ) để giúp ông Trump đạt được lợi thế trước đối thủ Hillary Clinton hay không.
Hai nhân vật giấu tên nói với McClatchy rằng các cơ quan tình báo Mỹ tham gia thảo luận bao gồm FBI, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và các đại diện của giám đốc tình báo quốc gia. Bộ Tư pháp và Mạng thực thi tội phạm tài chính thuộc Bộ Tài chính Mỹ cũng tham gia cuộc điều tra.
Theo McClatchy, nỗ lực liên ngành này không phải chính thức. Họ sẽ xem xét kỹ lưỡng sự can thiệp (có thể có) của Nga trong cuộc bầu cử 8-11-2016 ở Mỹ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của 6 cơ quan là tìm hiểu xem ai đã tài trợ các vụ tấn công mạng nhằm vào DNC. Ngoài DNC, quản lý chiến dịch tranh cử của bà Clinton, John Podesta, cũng là mục tiêu bị tấn công.
Trang web WikiLeaks bắt đầu rò rỉ các email bị đánh cắp của DNC lên mạng internet mùa hè năm ngoái, sau đó đến lượt ông Podesta trở thành nạn nhân vào tháng 10 cùng năm.
Hiện tại, các nhà điều tra đang tìm kiếm mối liên hệ giữa một số người Mỹ liên quan đến chiến dịch tranh cữ hoặc đế chế kinh doanh của ông Trump. Họ cũng tập trung tìm hiểu các mối liên hệ tiềm tàng với giới chức ở Nga hoặc những nước thuộc Liên Xô trước đây.
Hai nguồn tin giấu tên cho biết một hệ thống trả tiền trợ cấp cho hàng ngàn người Mỹ gốc Nga về hưu có thể đã bơm tiền cho một số vụ tấn công mạng thông qua trung gian.
Hồi đầu tháng này, cộng đồng tình báo Mỹ công bố một bản báo cáo đầy đủ, kết luận rằng chính phủ Nga đã tiến hành một chiến dịch tấn công mạng, đồng thời gây ảnh hưởng nhằm giúp ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ tuần trước thông báo họ đang mở cuộc điều tra về cáo buộc tình báo Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.
http://soha.vn/my-6-co-quan-dieu-tra-cao-buoc-nga-giup-ong-trump-thang-cu-20170119173756798.htm

3. Phó tổng thống Mỹ Biden cáo buộc Nga và cảnh báo Liên minh Châu Âu

Bàn tay vô hình: Thời đại công nghệ thông tin có thêm nhiều công cụ mới để can thiệp vào công việc của nước khác nhờ mạng thông tin tòan cầu và các phương tiện truyền thông. Ai can thiệp vào ai - đó là cuộc chiến của các cơ quan đặc vụ và cũng chỉ có họ mới biết cụ thể...
Phó tổng thống Mỹ Jo Biden tuyên bố về những đự tính của Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Châu Âu trong năm 2017. Ông Biden phát biểu điều này tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos.
“Trong tình hình khi mà nhiều quốc gia ở Châu Âu trong năm 2017 sẽ tiến hành các cuộc bầu cử thì hãy nên kì vọng những cuộc can thiệp của Nga vào quá trình dân chủ ở Châu Âu. Điều này thế nào cũng xảy ra, tối hứa với tất cả”, – ông Biden tuyên bố.
Lưu ý rằng, cuộc bầu cử tổng thống Pháp sẽ được tiến hành vào tháng 4 và tháng 5 năm 2017, còn vào tháng 9 sẽ có cuộc bầu cử quốc hội Đức mà đảng nào chiếm đa số (hoặc liên minh đa số) sẽ cử ra thủ tướng mới thay bà Merkel.
Ngoài ra còn có bầu cử ở một số quốc gia nhỏ hơn, chẳng hạn như ở Hà Lan cũng có cuộc bầu cử quốc hội.
“Với tổng thống Putin nước Nga sẽ sử dụng mọi công cụ khả dĩ để làm cho rạn nứt dự án Liên minh Châu Âu, tìm kiếm cách để làm tan vỡ khối đồng nhất liên minh ở phương tây và quay trở về chính sách tranh giành khu vực ảnh hưởng”, – ông Biden kết luận.
Trước đó ông Biden cũng đã tuyên bố rằng Liên minh Châu Âu không cần phải đống cửa trước mặt Ukraina, bởi vì điều này chính là cơ hội cho Ukraina tránh xa chế độ toàn trị trong quá khứ.
Nguồn: Fakty
http://nguoivietukraina.com/pho-tong-thong-my-biden-cao-buoc-nga-va-canh-bao-lien-minh-chau-au.nvu