Saturday, October 24, 2015

CON NGƯỜI VÙNG CAO VIÊT NAM

Báo Mỹ giới thiệu về vẻ đẹp con người vùng cao Việt Nam  

Mới đây, mục du lịch của trang Business Insider (Mỹ) có đăng tải khá trọn vẹn những hình ảnh về chân dung đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc của Việt Nam.

Người thực hiện bộ ảnh không phải ai xa lạ, chính là nhiếp ảnh gia Pháp Réhahn Croquevielle. Theo lời giới thiệu của Business Insider, sau chuyến đi tới Việt Nam lần đầu vào năm 2007, Réhahn “nảy sinh tình yêu” với đất và người nơi đây.

4 năm sau, anh chuyển tới sống ở Hội An. Tuy nhiên, phần lớn thời gian của nhiếp ảnh gia Pháp là những chuyến đi rong ruổi trên nhiều vùng miền xa xôi, ghi lại phong cảnh và cuộc sống người dân bản địa.
Nhờ những khoảnh khắc chụp “tự nhiên và ngẫu nhiên”, người xem có thể tưởng tượng nhiều câu chuyện phía sau hình ảnh chân dung. Trong chuyến đi 11 ngày tới các tỉnh thành miền núi phía Bắc, Réhahn tự lái xe máy tới nhiều làng bản.
Dưới đây là bộ hình vẻ đẹp con người miền cao của nhiếp ảnh gia Pháp được giới thiệu trên Business Insider:

Người Mông sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Trang phục người Mông rất khác biệt. Người Mông Đen là quần áo xanh chàm còn người Mông Hoa là trang phục nhiều màu.

Một em bé người Mông chơi một mình trước sân nhà.

Bữa trưa của những em bé người Mông.

Vẻ đẹp hùng vỹ của những cung đường phía Bắc, nơi Réhahn có dịp đặt chân tới. Đây là hình ảnh chụp tại đường tới huyện Bảo Lạc, Cao Bằng.

Nụ cười trong trẻo của em bé người Lô Lô thuộc Cốc San, huyện Bát Xát, Lào Cai.

Chuyến đi của Réhahn thực hiện vào đúng mùa mưa nên việc di chuyển sang các bản làng bằng xe máy gặp nhiều khó khăn. Đây là hình ảnh được chụp tại Đồng Văn, Hà Giang.

Người thiếu nữ ở Đồng Văn.

Nhiếp ảnh gia kể lại, đôi khi anh khó tìm được những người còn mặc nguyên trang phục truyền thống.

Một cô gái người Dao đỏ đi thu hoạch ngô.

Anh chia sẻ: “Một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến những đứa trẻ không được đến trường đó là sự nghèo đói”.

Việc đến trường với các em gặp nhiều khó khăn.

Một số em phải đi bộ mất hơn 2 tiếng, trèo đèo lội suối mới có thể tới lớp.
 
Theo Việt Hà
Dân trí