Tuesday, September 10, 2019

BỘ PHIM AMERICAN FACTORY

Trung Quốc xôn xao về bộ phim tài liệu ‘American Factory’

Phtooo Credit: Aubrey Keith/Netflix via AP

Bloomberg – “American Factory” là một bộ phim tài liệu nói về một nhà máy thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc ở Ohio, tuy nhiên bộ phim này không được trình chiếu tại Trung Quốc. Nhưng dù sao, hàng trăm ngàn người đã theo dõi bộ phim, làm dấy lên một cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bộ phim dài 115 phút đã được thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc và đưa ra hàng chục đánh giá của các blogger và phương tiện truyền thông nhà nước. Họ tranh luận về toàn cầu hoá, sự khác biệt văn hoá, tự động hoá và quyền lợi của người lao động.
 “American Factory” được trình chiếu ở Netflix 
Bộ phim tài liệu có sự tham gia sản xuất của vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Michelle Obama, được hỗ trợ bởi công ty sản xuất phim của hai người là Higher Ground. Bộ phim kể về một nhà máy General Motors bị bỏ hoang bên ngoài thành phố Dayton, sau đó được mua lại và trở thành nhà máy do công ty Fuyao Glass của Trung Quốc điều hành. Sự phức tạp của vấn đề ở đây thể hiện rõ trong phản ứng của người xem mà bộ phim tạo nên ở Trung Quốc: khán giả nhận thấy sự tương đồng và nhóm khán giả phản đối trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ không có dấu hiệu kết thúc.
Bộ phim bắt đầu với với những dòng giới thiệu lạc quan, nhưng sự xung đột của các nền văn hóa làm việc – đặc biệt là nỗi băn khoăn về bộ phận nghiệp đoàn, đã sớm khiến nhà máy này lụi tàn. Cuối cùng, nỗ lực của nghiệp đoàn thất bại và các nhà quản lý Trung Quốc của công ty bắt đầu thay thế công nhân bằng các loại máy móc.
Mâu thuẫn giữa công nhân Mỹ và những nhà quản lý mới của Trung Quốc xuất hiện trong phim có thể bắt nguồn từ sự khác biệt trong mô hình kinh doanh vốn phổ biến ở 2 nước, một blogger tên Liu Run viết trong một bài đăng trên WeChat và số lượt xem đạt hơn 40.000. Run nhận định, trong phim, hoạt động quản lý của Fuyao thất bại là do họ theo đuổi mục tiêu giảm thiểu chi phí thay vì đầu tư để đổi mới.
Nếu sản xuất ở Hoa Kỳ là cao cấp, thì về tổng thể, sản xuất của Trung Quốc, vẫn là về lắp ráp trung bình và cấp thấp, Liu Run viết. Tự động hóa không thể là giải pháp, Liu nói thêm, nếu Mỹ và Đức tăng cường tự động hoá, thì cớ gì các công ty ở rất xa lại đầu tư vào Trung Quốc? 
Xung đột văn hóa
Trong nhiều bài đăng và bình luận, người Trung Quốc đã xem bộ phim trên các trang web phát trực tuyến và thông qua việc sử dụng các mạng ảo đã mổ xẻ sự khác biệt giữa các công nhân Mỹ và Trung Quốc.
Trong phim, một cựu nhân viên phàn nàn về thời gian làm việc quá dài, bày tỏ nỗi lo ngại về rủi ro an toàn lao động và bảo vệ môi trường, từ đó công ty cố gắng thành lập bộ phận nghiệp đoàn. Trong khi đó, công nhân Trung Quốc lại làm việc nhiều giờ hơn, họ không chú ý nhiều đến sự an toàn và ít khi phản đối yêu cầu của sếp.
Khi nỗ lực của sự hoà hợp thất bại, công nhân Trung Quốc dường như hài lòng hơn những người quản lý, có phải họ gặp Hội chức Stockholm hay không? Câu trả lời có thể khá phức tạp.
Ở Trung Quốc, mọi công ty đều có một bộ phận gọi là nghiệp đoàn. Các tổ chức này không liên quan trực tiếp đến việc đàm phán về lương bổng và lợi ích, mục đích chính của họ là lên kế hoạch xây dựng các hoạt động xây dựng đội ngũ và phát quà vào những ngày lễ. Ở trường hợp của Fuyao, bộ phận này được điều hành bởi anh rể của chủ tịch. Người này miêu tả phòng công đoàn và công ty như “hai bánh răng cưa cùng quay với nhau”. 
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói gì?
Các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của chính phủ khẳng định chắc nịch rằng bộ phim tài liệu này có liên quan đến mâu thuẫn thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ lấy “American Factory” để củng cố lập luận rằng Mỹ cần đến đầu tư của Trung Quốc để tạo thêm việc làm và rằng sự tách rời về mặt kinh tế là không thể thực hiện được.
CCTV, đài truyền hình của nhà nước Trung Quốc, đã xuất bản một bài báo trên các nền tảng truyền thông xã hội của mình chỉ ra vai trò quan trọng của Ohio trong chiến thắng bầu cử năm 2016 của Tổng thống Donald Trump và Trump từng hứa sẽ mang lại nhiều việc làm hơn cho tiểu bang này
Tuy nhiên, GM đã đóng cửa một nhà máy lớn khác ở bang này vào đầu năm nay. Điều trớ trêu hơn, căng thẳng thương mại đã khiến lượng đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh và gây ra tình trạng ‘những nhà máy Mỹ’ như một trong những nhà máy mang tính ‘huyết mạch’ của Fuyao trong khu vực.
Phim tài liệu này đang đóng “vai trò tích cực” trong việc giúp hai nhóm người thấu hiểu lẫn nhau. Hai quốc gia từ lâu đã có nhiều sự trái ngược, đi cùng với đó là sự “tách rời” và “mâu thuẫn giữa các nền văn minh”. Bộ phim này tập trung vào sự hợp tác và giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc, được đưa ra “rất đúng thời điểm, đầy tính hiện thực và có ý nghĩa.”
Zhang Ming, người đưa bộ phim lên một trang web của Trung Quốc và nhận được hơn 700.000 lượt xem, cho hay: “Cảm xúc của tôi rất khó tả. Tôi vẫn đánh giá cao sự chăm chỉ và tính tổ chức của những công nhân Trung Quốc. Nhưng mặt khác, tôi cũng cũng đồng cảm với công nhân Mỹ, những người đang đòi hỏi nhiều quyền lợi và sự bảo vệ hơn.”
Zhang nói thêm rằng: “Tôi không thấy có lời hồi đáp cho những câu trả lời này. Cõ lẽ, rồi cuối cùng tất cả sẽ được thay thế bằng tự động hoá.”
Nguyet yen

https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/trung-quoc-xon-xao-ve-bo-phim-tai-lieu-american-factory.html

American Factory | Official Trailer | Netflix

           
                     https://www.youtube.com/watch?v=m36QeKOJ2Fc

 Meet the Chinese Billionaire Who Opened Shop in Ohio (HBO)

           

               https://www.youtube.com/watch?v=ls_6A4ivmx0