Monday, July 31, 2023

BỐ CỤC TOÀN BỘ TỔNG LUẬN

 

BỐ CỤC TOÀN BỘ TỔNG LUẬN:


Xin xác định rõ chúng tôi không thay đổi cấu trúc hay bố cục của Đại Bát Nhã (phần nói về bố cục và nguồn gốc ĐBN được ghi làm một phần riêng gọi là Phần thứ II Tổng luận) ở đây chúng tôi chỉ trình bày bố cục thiên Tổng luận này theo quan điểm của chúng tôi, cốt làm nổi bậc các giáo lý chính của ĐBN để độc giả dễ nắm toàn thể quan điểm của ĐBN. Vì vậy, toàn bộ Tổng luận này được chia làm 3 phần chính:

THÀNH KÍNH CÁM ƠN

THÀNH KÍNH CÁM ƠN:


Đệ tử Thiện Bửu xin cảm ơn công đức dưỡng dục sanh thành của bố mẹ, đã cho con một đời đáng sống. Kế đến người viết xin cảm ơn người bạn đường, chịu nhiều khổ cực giúp soạn giả hoàn thành thiên Tổng luận Đại Bát Nhã Ba La Mật ròng rã trong 12 năm qua.

 Sau nữa, xin chân thành cảm ơn những vị sau đây đã đem lại nhiều ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống tâm linh của chúng con:

1- Tổ Sư Minh Đăng Quang, khai sáng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam, Ngài cũng là Sư phụ truyền Tam Quy Ngũ Giới và ban pháp danh Thiện Bửu cho đệ tử vào năm 13 tuổi ở kiếp này.

2- Đệ tử xin cảm ơn HT Thích Thiện Hoa, người đã hóa đạo cho soạn giả qua bộ sách Phật Học Phổ Thông, được xem như Bồ Tát của VN, đã có công trong việc xiển dương đạo Phật trong thời cận đại.

3- Sau cùng, soạn giả xin chân thành cảm tạ Thiền sư D.T. Suzuki, người được xem như là Bồ Tát trong thời đại mới, đã có công xiển dương đạo Phật tại các quốc gia Tây Âu và cũng là người đã mở con mắt đạo cho soạn giả về Tánh không Bát Nhã.

Sau cùng, xin cảm ơn những ai đã từng khổ nhọc hy sinh công của góp phần xây dựng lâu đài Phật đạo Việt nam nói riêng và thế giới nói chung, nhờ đó soạn giả có đủ chất liệu để học, để tu, để giải, để hành.

Chúng con xin hồi hướng công đức biên soạn bộ sách này cho pháp giới chúng sanh, hữu tình và vô tình, đều trọn thành Phật đạo.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát.

San Jose, California, cập nhật vào Tháng Tư /2022

Cư sĩ Thiện Bửu cẩn chí.


---o0o---


“Chân thành cảm ơn và tán thán công đức Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dày công nghiên cứu, viết và gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử bộ sách giá trị này”.

Nam Mô A Di Đà Phật,
TM. Ban Biên Tập, chủ biên: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

(Melbourne, mùa chống dịch Covid-19, 09/04/2020) 

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

 

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU:


Đại Bát Nhã Ba La Mật Tổng Luận mà chúng tôi sắp trình bày sau đây là kết quả tóm tắt và lược giải trên căn bản của hai kinh:

TỰA

 

TỰA


Nói về quá trình thành lập và triển khai của Kinh điển thuộc hệ Bát Nhã(1), thì Đạo Hành Kinh 10 quyển của Chi Lâu Ca Sấm (Lokaraksha) có lẽ là bộ Kinh Bát Nhã cổ nhất, dịch vào thời Hậu Hán, xuất hiện vào năm 172(2). Tiểu Phẩm Bát Nhã Kinh, 10 quyển, gồm 29 phẩm, do Ngài Cưu Ma La Thập (Kumaràjiva) dịch vào đời Hậu Tần cũng xuất hiện sớm: Nội dung thuyết minh về các giáo pháp Bát nhã Ba la mật (các bản dịch khác của kinh nầy gồm: Kinh Đại Minh Độ Vô Cực 6 quyển, do Ngài Chi Khiêm dịch vào đời Ngô, thời Tam Quốc; Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Sao 5 quyển, do các Ngài Đàm Ma Tì và Trúc Phật Niệm cùng dịch vào đời Tiền Tần). Kế tiếp là Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa 27 quyển (hoặc 30 hoặc 40 quyển), gọi là Đại phẩm Bát Nhã, cũng do Cưu Ma La Thập dịch vào thời Hậu Tần: Nội dung cũng thuyết minh về các giáo pháp Bát nhã Ba la mật. Đây là bộ kinh căn bản nói về Bát Nhã Không Quán ở thời kỳ đầu của Phật giáo Đại thừa (các bản dịch khác của kinh này là Kinh Quang Tán Bát Nhã, 10 quyển, thiếu nửa sau, do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn và Kinh Phóng Quang Bát Nhã, 20 quyển, do Ngài Vô La Xoa dịch vào đời Tây Tấn). Sau hết là Kinh Đại Bát Nhã của Ngài Huyền Trang dịch và các bộ Bát Nhã khác như Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật xuất hiện tiếp theo.

LỜI GIỚI THIỆU

 

LỜI GIỚI THIỆU

Của TT Thích Nguyên Tạng


Kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, hơn 6 triệu chữ, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh các của Phật Giáo Đại Thừa do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Bài Bát Nhã Tâm Kinh mà chúng ta thường thọ trì hằng ngày tại Việt Nam là do Pháp Sư Huyền Trang dịch từ Phạn sang Hán, vốn là cốt tủy rút ra từ Bộ Đại Bát Nhã 600 quyển trên. Bộ Kinh đã truyền đến quê hương Việt Nam vào năm 1958 và được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) phát tâm dịch sang tiếng Việt. Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã phiên dịch bộ kinh này ròng rã suốt 8 năm, từ 1972 đến 1980 mới hoàn tất. Và theo lời Hòa Thượng Thích Đỗng Minh, Hòa Thượng Trí Nghiêm đã dịch theo bản Biệt Hành, gồm 24 tập, mỗi tập gần 1.000 trang với 25 quyển nhỏ, và cũng đóng thành 24 tập như nguyên bản chữ Hán.

Tuesday, July 18, 2023

3 THÓI QUEN HÀNG ĐẦU VÀO BUỔI SÁNG ĐỂ KHỎE MẠNH VÀ SỐNG THỌ

Bạn có biết thói quen buổi sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ?

Huấn luyện viên cá nhân kiêm chuyên gia dinh dưỡng Daniel Herman, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Bio-synergy (Anh), đã chia sẻ 3 thói quen không thể thiếu vào buổi sáng.

Uống đủ nước, tập thể dục và tiếp xúc với vitamin D đều có thể giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

Uống 1 ly nước ngay khi thức dậy

Chuyên gia Herman khuyên: Uống 1 ly nước ngay khi thức dậy để bù nước cho cơ thể sau thời gian ngủ. Điều này giúp khởi động quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa, theo tờ Express.

Hoạt động thể chất


Đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe hoặc tập các bài tập thể dục khác, nếu tập thường xuyên đều giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tâm trạng và kéo dài tuổi thọ.

SHUTTERSTOCK