Fr: Huu Loi Tran * Huu Dinh Nguyen
Thành ngữ - tục ngữ vốn là những câu nói quen thuộc, thường được người Việt sử dụng hàng ngày. Những câu thành ngữ - tục ngữ thường được dùng để nói ẩn ý về một vấn đề hay con người nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên ngày nay, tiếng Việt của chúng ta đang dần mất đi sự trong sáng vốn có của nó và những câu ca dao - tục ngữ đó cũng vậy đã bị "tam sao thất bản" qua thời gian, và lâu dần chúng ta đã quen miệng dùng mà không hề hay biết. Bạn không tin ư? Hãy cùng xem qua chùm tranh vui dưới đây để kiểm chứng điều này:
1. “Ướt như chuột lột”
“Ướt như chuột lột” là một câu thành ngữ mà được nhiều người
chúng ta đang sử dụng. Thiết nghĩ chuột thì làm sao mà “lột” được? Chỉ có “rắn
lột” được thôi chứ? Điều này chứng tỏ, hầu hết mọi người đang đọc sai câu thành
ngữ này.
Nguyên bản của câu thành ngữ này phải là “ướt như chuột lội”
câu này có nghĩa chỉ một người bị ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người
giống hình ảnh của một con chuột lội từ dưới nước lên.
2. “Dùi đục chấm mắm cáy”
Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, con người ta thường nói
“dùi đục chấm mắm cáy”, thế nhưng đây là một câu nói sai. Từ đúng và nguyên dạng
của nó phải là “Bầu dục chấm mắm cáy”. Trong câu “dùi đục chấm mắm cay” thì
“dùi đục” là chỉ một dụng cụ trong nghề mộc, làm sao có thể ăn được. Còn Bầu dục
là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ăn hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một
thứ mắm xoàng nhất; có thể nói là mạt hạng, trong các loại mắm ở vùng biển! Bầu
dục, nếu ăn đúng cách là phải chấm với chanh, hay nước gừng. Còn mắm cáy thì chỉ
dùng để ăn với rau muống, dưa, cà...
3. “Chân nam đá chân chiêu”
Trong câu thành ngữ này, tác giả đã sử dụng thủ pháp “đối”,
trong câu này “chiêu” có nghĩa là bên trái, "đăm" sẽ được hiểu là bên
phải. Còn “nam” lại không có nghĩa là bên phải.
Vậy xem ra, nguyên gốc của thành ngữ trên phải là “chân đăm
đá chân chiêu” mới đúng. Mấu chốt ở đây là ở từ “xiêu”, vốn gắn liền với
nghiêng ngả, xiêu vẹo. Nó hoàn toàn phù hợp dùng để chỉ dáng điệu của ai đó hoặc
say xỉn, hoặc vội vàng tất tưởi, vụng về... mà đi đứng không ngay ngắn, vững
vàng. Anh chàng say “tít cung thang” đó đã “góp phần” làm cho dân gian nói lệch
câu thành ngữ độc đáo này.
4. “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Với câu này, chúng ta thường được sử dụng để ám chỉ sự nhầm
lẫn, lắp ghép, lộn xộn, không chấp nhận được. Trên thực tế, nghĩa câu này không
sai nhưng lại khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa gốc.
Nghĩa gốc sẽ là “Dâu ông nọ chăn tằm bà kia”, ý của câu này
để ám chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho riêng bản
thân mình.
5. “Ra ngô ra khoai”
Câu này dùng để phân biệt những thứ gần giống nhau. Nhưng
trên thực tế, ngô và khoai khác nhau hoàn toàn, không khó để chúng ta có thể
phân biệt. Chính vì thế, lâu nay chúng ta đã dùng sai, trên thực tế câu thành
ngữ đúng phải là "Làm cho ra môn ra khoai" có nghĩa là làm cho rành mạch,
rõ ràng, không thể để nhầm lẫn, lẫn lộn được. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây
khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn; Khoai môn là khoai có thân và lá
dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ; còn
cây ngô và cây khoai khác nhau rõ ràng, chỉ nhìn bằng mắt là đã có thể phân biệt
không thể lầm được.
6. “Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm” (hay mọc đuôi tôm)
Để hiểu về câu thành ngữ này, chúng ta cần phải hiểu rằng
câu trên được chia thành hai về đối nhau.
Vắng chủ nhà như bố mẹ hay người lớn tuổi trong nhà, trẻ con
hay người làm thường nghịch ngợm bày trò phá phách trong nhà.
Gà mọc đuôi tôm: gà trong thời kỳ "mọc đuôi tôm"
là thời kỳ vừa mới lớn, đuôi mới mọc một nhúm lông, thường phá phách, ăn ít phá
nhiều, ỉa lung tung.
Câu đúng phải là: “Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm” ý ám chỉ rằng
không có chủ nhà cai quản sẽ sinh mấy trò phá phách, hư hỏng.
7. “Cao chạy xa bay”
“Cao chạy xa bay" và "xa chạy cao bay”, hàm ý chỉ
sự biệt tăm, trốn kỷ khó tìm thấy ngai lập tức, đây là hai câu thành ngữ được sử
dụng song song nhau trong cuộc sống. Tùy vào từng trường hợp hội thoại mà chúng
ta có cách sử dụng cho phù hợp. Thế nhưng có thể thấy, trong cuộc sống hàng
ngày chúng ta lại quen sử dụng thành ngữ “cao chạy xa bay” hơn là “xa chạy cao
bay”, sự kết hợp của câu này vô cùng ấn tượng và bất bình thường.
Sưu Tầm
3/08/2017