Saturday, November 2, 2019

NẾU PHẢI LÀM VIỆC TỚI 100 TUỔI ...

Sẽ ra sao nếu ta phải làm việc đến 100 tuổi?

Zaria Gorvett BBC Capital
  • 8 tháng 8 2018

Ở tuổi 106, Bill Frankland có lẽ là bác sĩ hoạt động lâu năm nhất trên hành tinh, và ông không có dấu hiệu chậm lại.

Việc nghỉ hưu ngày càng trở nên tốn tiền, và các thế hệ tương lai có thể phải bỏ hẳn ý nghĩ đó. Chúng ta sẽ làm được những việc gì khi già? Liệu ta còn đủ sức không? và có ai thuê ta không?
"Từ 100 đến 105 tuổi tôi đã xuất bản 4 bài báo," người đàn ông ngồi trước mặt tôi nói. Nay đã 106, Bill Frankland có lẽ là bác sĩ hoạt động lâu năm nhất trên hành tinh này. Mặc dù tôi đang gặp ông vào sáng thứ bảy, ông vẫn ở tại văn phòng của mình ở London, ăn mặc chỉnh tề, xung quanh ông toàn là các báo có tình học thuật.
Frankland được đào tạo làm bác sỹ vào năm 1930. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và lừng lẫy của mình, ông đã trở thành người lão luyện nhất về dị ứng. Ông đã làm việc cùng với Alexander Fleming (được giải Nobel vì tìm ra thuốc kháng sinh) và có lần được mời tới Iraq để chăm sóc Saddam Hussein.

Mặc dù quy chế thời đó ông phải nghỉ hưu ở tuổi 65, do không muốn từ bỏ công việc ông đã làm việc tự nguyện từ đó. "Làm thế nào khác được?" ông giải thích. Dự án mới nhất của ông sắp ra mắt. "Tôi nghĩ 'tôi phải viết một bài báo nữa khi tôi 106 tuổi'. Và thực tế ông đang viết. Tôi đã hoàn thành nó được ít nhiều."
Khỏi phải nói, thái độ của Frankland là bất thường. Hầu hết mọi người đều tưởng tượng những năm cuối đời là một kỳ nghỉ kéo dài- một cơ hội để thay bàn làm việc bằng ghế bành và bắt đầu ngủ buổi chiều. Nhưng trong tương lai sẽ có thể không phải như thế nữa.
Có một sự chênh lệch đáng kể giữa khoản tiền phần lớn người tiết kiệm được cho việc về hưu so với khoản tiền mà họ sẽ cần đến. Chênh lệch này ngày càng lớn lên. Theo một báo cáo gần đây của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF), người dân sống ở một số nền kinh tế lớn nhất thế giới- Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Canada, Úc, Trung Quốc và Ấn Độ- tất cả các nước này phải đối mặt với khoản thiếu hụt tiết kiệm là 428 nghìn tỷ đô la vào năm 2050.
Trong khi đó, dân số toàn cầu già đi hơn bao giờ hết. Tính đến 2015 có khoảng 451.000 người đang sống quá trăm tuổi, và con số này sẽ gấp 8 lần trong 3 thập kỷ tới. Ở Hoa Kỳ, họ là nhóm tuổi phát triển nhanh nhất. Ở Anh, hiện nay có nhiều đến mức Nữ Hoàng phải thuê thêm người để gửi thiếp mừng cho họ. Thực tế, phần lớn trẻ em sinh ra ở các nước giàu có ngày nay sẽ có dịp kỷ niệm ngày sinh thứ 100.
Đây là một phần của vấn đề. Ngay cả trong những năm 1960, ở Mỹ, hơn hai thập kỷ sau khi lương hưu của nhà nước được áp dụng lần đầu, thì người ta thường chỉ có thể hưởng lương hưu khoảng 5 năm- vì tuổi nghỉ hưu là 65 và tuổi thọ trung bình là 70.
 Mastanamma, một bà cố ở tuổi 107, là người gây ấn tượng trên YouTube với việc dạy nấu ăn cho khán giả. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Nhưng với những người sống trăm tuổi, việc nghỉ hưu có thể dài hơn bảy lần thế. Và với các công ty có lương hưu cao thì những người hy vọng duy trì mức lương hưu hàng năm là 44.564 đô la- là mức trung bình quốc gia của Hoa Kỳ- sẽ phải tiết kiệm khoảng một triệu đô la.
Thay vào đó, một số lượng đáng kể những con người kỳ diệu tự nhiên này có thể phải làm việc. Họ sẽ làm công việc gì? Họ có đủ khỏe không? Và có ai muốn thuê họ không?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên có thể làm bạn ngạc nhiên. Trên khắp thế giới, từ California đến Ba Lan, đến Ấn Độ, những người sống trăm tuổi đã làm việc rất tích cực. Và không có việc gì họ không làm. Quá nhiều để kê khai, nhưng nó có thể gồm nghề cắt tóc, chẳng hạn như Anthony Mancinelli, đã cắt tóc 95 năm (từ năm 1923, khi ông 12 tuổi); vận động viên, như Stanislaw Kowalski, người đã phá kỷ lục thế giới chạy 100 mét khi 104 tuổi; và các ngôi sao YouTube, cụ thể là Mastanamma, một bà cố 107 tuổi, dạy cho một triệu người cách nấu ăn, như trứng đà điểu chiên.
Thực tế, những người già thường muốn làm việc. Peter Knight, một doanh nhân có trụ sở tại Vương quốc Anh, kể rằng ông đã thành lập công ty tuyển dụng Forties People khoảng 4 năm trước. Công ty chuyên thuê các ứng viên đã lớn tuổi. "Không có tuổi giới hạn trên. Trước đây, chúng tôi đã có một khách hàng 82 tuổi và nhân viên của ông, người già nhất là 94 tuổi," ông nói.
Ông già 94 tuổi này đã nghỉ hưu ba lần từ cùng một công ty trông coi hồ sơ của Thủy Quân Lục Chiến Hoàng Gia- và mỗi lần về hưu ông tiếp tục quay trở lại văn phòng thăm bạn bè. Ông bắt đầu giúp bạn và từ việc này sang việc khác, cho đến khi họ quyết định sẽ trả cho ông một số tiền biểu tượng để ông có thể đến và đi tùy thích. "Khi đó ông là một phần của đồ nội thất cơ quan."
Tất nhiên, một số công việc là quá tốt không muốn từ bỏ. Người dẫn chương trình truyền hình Anh 92 tuổi Sir David Attenborough, làm chương trình truyền hình về động vật hoang dã cho BBC, tin tưởng rằng ông sẽ làm việc đến 100 tuổi- và ông nói nhiều lần là không có kế hoạch nghỉ hưu. Ai muốn về hưu khi công việc là lén đến gần con lười ươi, bắt chước tiếng gọi của sói, và chơi với khỉ đột con?
"Ở Anh chúng tôi không có tuổi nghỉ hưu bắt buộc nữa, nhưng nếu bạn trong ngành giáo dục đại học thì bạn sẽ tiếp tục giảng đến trên 70 tuổi," Jane Falkingham, một nhà lão khoa và giám đốc Trung Tâm Thay Đổi Dân Số tại Đại học Southampton, nói. "Tôi nghĩ rằng giáo sư già nhất ở khoa tôi là khoảng 75 tuổi. Nhưng tất nhiên cuộc sống ở giới học viện là rất tốt đẹp."
Với Frankland, tiếp tục làm việc là một quyết định thực tế- mặc dù ông rõ ràng là đam mê nghề mình. "Tôi từng say mê làm vườn, nhưng nay không làm được nữa," Frankland nói. "Tất cả những gì tôi từng làm, ở tuổi 106, tôi không thể làm được. Vậy còn việc gì để làm? Tôi đọc rất nhiều, hầu hết là về khoa học thay vì đọc tiểu thuyết hay thứ khác tương tự."
Ở công ty Forties People, không có hình mẫu thực sự nào cho các nhiệm vụ để tuyển dụng, mặc dù hầu hết là công việc văn phòng. "Đã có ba công ty báo chí gọi cho chúng tôi trong vài tuần qua," ông nói. Sau khi thử tuyển dụng nhân viên tiếp tân và nhân viên phát triển nhân lực trẻ và thấy rằng họ không đáng tin cậy, công ty đã quyết định thử với những người lớn tuổi mà họ có thể biết ưu tiên hóa công việc.
Đối với những người có công việc đòi hỏi sức khỏe, thì công việc liên tục sẽ có nhiều thách thức. Nhưng không phải lúc nào cũng thế. "Công nghệ đang thay đổi công việc chúng ta làm," Falkingham nói. "Vì vậy, thực tế một số công việc thủ công phải lao động vất vả thì đã có máy móc thực hiện. Việc này đang làm thay đổi bản chất công việc, mà nó cũng sẽ tạo thuận lợi cho con người làm việc được lâu hơn."
Vì vậy, liệu đa số người có đủ khả năng không?
Thực tế, hầu hết người sống trăm tuổi là khỏe mạnh một cách đáng ngạc nhiên. Họ có thể trông nhăn nheo, nhưng ở bên trong, họ thường có sức khỏe hơn nhiều người về hưu trẻ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng họ có xu hướng ít mắc bệnh hơn so với những người trẻ hơn họ hai thập niên.
Họ cũng không kém về tâm trí. Mặc dù đúng là một số khả năng có suy giảm khi chúng ta già đi, nhưng cái gọi là "trí tuệ kết tinh"- tức kỹ năng và kiến thức mà ta tích lũy qua nhiều năm- vẫn tiếp tục phát triển mãi sang tuổi già. Năm 2016, các nhà khoa học đã kiểm tra sức khỏe và khả năng của những người sống trăm tuổi đã đăng ký bỏ phiếu ở New York và nhận thấy rằng họ có rất ít dấu hiệu lão hóa và nhìn chung họ hoạt động ở mức độ cao.


  Sir David Attenborough, 92 tuổi, tin tưởng chắc chắn rằng ông sẽ đạt tới 100 tuổi- và không có kế hoạch nghỉ hưu. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Và mặc dù việc nghỉ hưu sớm thường được cho là tốt hơn cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, ngừng làm việc có thể gây ra điều ngược lại. Một nghiên cứu về công nhân ở Áo phát hiện ra rằng những người đã nghỉ hưu sớm hơn 3.5 năm có nguy cơ tử vong ở tuổi 67 cao hơn 13% - đặc biệt nếu họ là độc thân, cô đơn và coi việc nghỉ hưu như một cơ hội để giảm hoạt động thể chất.
Ở phía tây nam của các hòn đảo chính của Nhật Bản, về phía đông Biển Đông, có một tiền đồn nhiệt đới mà nó chứng mình cho điều nói trên. Okinawa nổi tiếng với tỷ lệ người trăm tuổi; ước tính cứ khoảng mỗi 2.000 người thì có 1 người trên 100 tuổi.
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu tại địa điểm đặc biệt này đã nhận thấy một số khía cạnh của lối sống Okinawa mà nó có thể giải thích cho tuổi thọ cao của họ. Chúng bao gồm việc ăn rất nhiều rau và nhìn chung ít calo hơn so với người Mỹ trung bình- nhưng cũng có cả thái độ làm việc của họ.
Không có từ "nghỉ hưu" trong ngôn ngữ Okinawa; người dân địa phương, nhiều người trong số họ là nông dân và ngư dân từ nhỏ, họ có thể thể tiếp tục làm việc cho đến khi họ chết. Người cao tuổi sống theo nguyên tắc "ikigai", tạm dịch là "có lý do để thức dậy vào buổi sáng". Hòn đảo này tự hào có ban nhạc pop "trăm tuổi" duy nhất trên thế giới. KBG84 đã có chuyến lưu diễn bán sạch vé ở Nhật Bản và chỉ chấp nhận thành viên trên 80 tuổi.
Vì vậy, những người trăm tuổi không lụ khụ như bạn nghĩ đâu, và có rất nhiều công việc mà họ có thể lựa chọn. Nhưng liệu có ai muốn thuê họ không?
  Những ca sĩ cao tuổi đến từ Okinawa này là thành viên của ban nhạc nữ KBG84 Nhật Bản, với độ tuổi trung bình là 84. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Có chứ. "Tôi nghĩ tương lai con người sẽ già hơn," Knight nói. Theo quan điểm của ông, những người già có nhiều lợi thế hơn các đồng nghiệp có bộ mặt trẻ hơn, kể cả khả năng làm việc với quần chúng và có kỹ năng cao về giao tiếp.
Ngoài ra, người già thường là chuyên gia trong nghề của họ. Frankland được mời ra tòa để nêu bằng chứng khi ông 99 tuổi. Vụ việc liên quan đến một người lái xe, người này tuyên bố tai nạn không phải là lỗi của anh ta, mà là do hậu quả của một phản ứng dị ứng sau khi anh bị ong đốt. Frankland đã thuyết phục tòa án rằng điều đó không thể xẩy ra được và bị cáo cuối cùng đã bị kết án.
Tuy nhiên, cũng có những thử thách. Knight cho biết một số khách hàng đã từ chối các ứng cử viên lớn tuổi vì họ quá tốt- họ được coi là mối đe dọa cho người thuê họ. Ví dụ, một nhân viên đã giải quyết thành công nhiều cuộc khủng hoảng trong khi một đồng nghiệp cấp trên đang đi nghỉ. Nhưng thay vì hài lòng, "họ đã không thuê bà nữa vì bà trở nên nổi tiếng hơn tại văn phòng. Họ tìm một người khác không có kỹ năng hoặc kinh nghiệm của bà."
Một khó khăn nữa, ít rõ ràng hơn, mà những người trăm tuổi có thể phải đối mặt, đó là họ già rồi. "Nếu bạn nhìn vào một trang web của một công ty và họ nói 'đây là một đội hình trẻ, năng động, mạnh mẽ,' thì điều cuối cùng họ muốn là một người già trong đó ," Knight nói. Có một khoảng cách văn hóa. Bạn hãy tưởng tượng nói với một đồng nghiệp đã có cháu về những điều thích thú mà bạn đã trải nghiệm đợt nghỉ cuối tuần. "Như vậy chẳng khác gì làm việc với cha mẹ hoặc ông bà mình."
Tuy nhiên, một nơi đang dẫn đầu là nước Nhật. Với tuổi thọ cao nhất hành tinh và tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp kỷ lục, thì gần một phần ba dân số đất nước là trên 65 tuổi. Thực tế nhân khẩu học này đã dẫn đến những phần thưởng, được chính phủ hậu thuẫn, cho các công ty lưu lại làm việc những người cao tuổi. Chính phủ cũng đang xem xét việc nâng cao độ tuổi, mà từ đó người ta có thể lựa chọn để yêu cầu trợ cấp hưu trí, lên 70.
Công ty mỹ phẩm Pola, chuyên bán các sản phẩm chăm sóc da, thực phẩm sức khỏe và đồ lót tại các siêu thị trên toàn quốc, hiện có khoảng 1.500 người- chủ yếu là phụ nữ- ở độ tuổi 70, 80 và 90. Họ thường xây dựng cơ sở khách hàng vững mạnh trong những năm qua và các nhóm người già có thể hoạt động tốt hơn những người trẻ.

Không thể dừng lại, sẽ không dừng lại. Artyn Elmayan, người Argentina sinh ra ở Armenia, 100 tuổi, đang khởi động trước một buổi tập tennis. Bản quyền hình ảnh Getty Images
 Vậy làm thế nào mà Frankland lại tìm được việc làm ở tuổi 106? "Bây giờ tôi có đủ các loại rào cản thể chất, điếc là một trong số đó. Chỉ phải xử lý công việc là khó khăn rồi," ông nói. "Tìm kiếm các tạp chí và sự việc là việc chán khủng khiếp. Tôi bị rất hạn chế về thể chất. Trước tôi nói 'có' với mọi thứ, bây giờ tôi bắt đầu nói 'không'."
Khả năng tinh thần của Frankland lại là chuyện khác. Thật khó để tìm được một người để phỏng vấn hấp dẫn hơn- tại lúc này, tôi được thưởng thức những câu chuyện về mọi thứ, từ thời gian ông là tù binh chiến tranh Nhật đến quyển sách đã gây cảm hứng cho ông trở thành bác sỹ.
Không phải ai cũng nghĩ có một sống về già thơ mộng; đối với nhiều người, sức khỏe kém sẽ có nghĩa là không thể làm việc tới quá 65 tuổi. Nhưng rõ ràng có thể thực hiện được. Và nếu đây là tương lai của công việc, thì văn phòng sắp trở nên thú vị hơn nhiều.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-45107982


What if we have to work until we're 100?




Retirement is becoming more and more expensive – and future generations may have to abandon the idea altogether. So what kinds of jobs will we do when we’re old and grey? Will we be well enough to work? And will anyone want to employ us?

By Zaria Gorvett
15th July 2018
Through the end of the year, we are examining life’s marquee moments through the unique experiences of baby boomers, Gen X and millennials in a series called the Generation Project. As part of the series, we’re bringing back some of our favourite articles that tell these stories.
“Between the ages of 100 and 105, I published four articles,” says the elderly man sitting opposite me. Now 106, Bill Frankland is probably the oldest active doctor on the planet. Though I’m meeting him on a bright, cloudless Saturday morning, he is happily settled in his office in London, dressed in a suit and tie, surrounded by a sea of academic papers.

As of 2015 there were are around 451,000 living centenarians, and this number is set to increase eightfold over the next three decades

Frankland first trained as a doctor in the 1930s. During his long and illustrious career, he has become the world’s foremost authority on allergy. He worked with the Nobel Prize-winning discoverer of antibiotics, Alexander Fleming, and was once called out to Iraq to treat dictator Saddam Hussein.
Though the rules at the time meant he had to retire officially at 65, there was no question of giving up work and he has been working in a voluntary capacity ever since. “What would I do otherwise?” he explains. His latest project will be out soon. “I thought ‘I must write another article when I’m 106’. And actually it’s scribbled out already. I’ve more or less finished it."

At 106, Bill Frankland is probably the oldest active doctor on the planet, and he shows no signs of slowing (Credit: Zaria Gorvett)
Needless to say, Frankland’s attitude is unusual. Most people imagine their later years as an extended holiday – a chance to swap desk chairs for arm chairs and start taking afternoon naps. But this might not be quite how things pan out in the future.
There’s a sizeable gap between the amount that most people are saving towards their retirement, and the amount that they’re likely to need. It’s growing every day. According to a recent report by the World Economic Forum (WEF), people living in some of the world’s largest economies – the US, UK, Japan, Netherlands, Canada, Australia, China and India – collectively face an eye-watering $428 trillion savings hole by 2050.
Meanwhile, the global population is older than ever before. As of 2015 there were are around 451,000 living centenarians, and this number is set to increase eightfold over the next three decades. In the US, they’re the fastest growing age group. In the UK, there are now so many that the Queen has hired extra staff to send them cards. In fact, the majority of children born into wealthy countries today can expect to celebrate their 100th birthdays.
This is part of the problem. Even in 1960s America, more than two decades after state pensions were first introduced, people were typically only able to enjoy them for around five years – since the retirement age was 65 and the average life expectancy was barely 70.
But for centenarians, retirement could be up to seven times longer. And with companies moving away from expensive final-salary pensions, those hoping to maintain an annual salary of $44,564 – the US national average – will have to save around a million dollars.
Instead, a substantial number of these natural marvels may have to work. What kinds of job will they do? Will they be well enough? And will anyone want to employ them?

Those hoping to maintain an annual salary of $44,564 – the US national average – will have to save around a million dollars

The answer to the first question may surprise you. Across the globe, from California to Poland, to India, centenarians are already hard at work. And it seems no profession is off the table. There are far too many to list, but they include barbers, such as Anthony Mancinelli, who has been cutting people’s hair for 95 years (he started in 1923, when he was 12); athletes, like Stanislaw Kowalski, who broke a World Record for a 100-metre run at 104; and YouTube stars, namely Mastanamma, a great-grandmother aged 107, who teaches her million followers how to cook dishes such as fried emu egg.

Mastanamma, a great-grandmother aged 107, is a YouTube sensation who teaches her audience to cook (Credit: Getty Images)
In fact, older people often want to work. This is something Peter Knight, an entrepreneur based in the UK, can relate to. He set up the recruitment company Forties People about four years ago. They specialise in hiring mature candidates. “There’s no upper limit. We have in the past had a client who is 82 and their employee, the oldest is 94,” he says.
The 94-year-old had retired three times from the same company, which looks after the records of Royal Marines – and each time he kept going back into the office to see his colleagues. He started helping out and one thing led to another, until they decided they would pay him a token amount so that he could come and go as he pleased. “He was part of the furniture then.”
Of course, some jobs are just too good to give up. The 92-year-old British television presenter and national treasure Sir David Attenborough, who makes TV programmes about wildlife for the BBC, is reassuringly confident that he’ll make it to 100 – and he’s said several times that he has no plans to retire. Who would, when the job involves sneaking up on sloths, honing your wolf call and playing with baby gorillas?

Sir David Attenborough, 92, is reassuringly confident that he’ll make it to 100 – and he has no plans to retire (Credit: Getty Images)
“We don’t have a compulsory retirement age anymore in the UK, but if you take the higher education sector you have people continuing to lecture well into their 70s,” says Jane Falkingham, a gerontologist and director of the Centre of Population Change at the University of Southampton. “I think the oldest professor we have in my faculty is in their mid-70s. But of course academia is quite a nice life.”
For Frankland, continuing to work was a practical decision – though he is clearly passionate about his subject. “I used to be a manic gardener, but now I can’t do that,” says Frankland. “All the things that I used to do, at the age of 106, I cannot do. So what is left? I do quite a lot of reading, mostly scientific stuff rather than novels or anything like that.”
At Forties People, there’s no real pattern to the roles that they recruit for, though most are office-based. “We’ve had three press companies phone us in the last few weeks,” he says. After trying to recruit younger receptionists and HR staff and finding them to be unreliable, they had decided to try older workers who can prioritise their jobs.
For people with more physically demanding jobs, continuing work is more of a challenge. But this might not always be the case. “Technology is changing the work that we do,” says Falkingham. “So actually some of the more manual jobs in terms of hard labour are being done by machines. It’s changing the nature of work, which will facilitate people working longer as well.”
So will most people be well enough?
In fact, most centenarians are surprisingly healthy. They might have more wrinkles than a naked mole rat, but on the inside, they’re often in better shape than much younger pensioners. One recent study found that they tend to suffer from fewer diseases than those who are up to two decades younger.
They’re not doing badly mentally either. While it’s true that some abilities decline as we age, so-called “crystallised intelligence” – the skills and knowledge we’ve built up over the years – continues maturing well into later life. Back in 2016, scientists examined the health and abilities of centenarians who had registered to vote in New York and found that they showed very few signs of senility and were, overall, functioning at a remarkably high level.
And while retiring early is generally thought to be better for your health, in some circumstances giving up work might achieve the opposite. One study of blue collar workers in Austria found that men who retired three and a half years early were 13% more likely to die by the age of 67 – particularly if they were single, lonely and used it as an opportunity to reduce their physical activity.
South-west of Japan’s main islands, in the East China Sea, is a tropical outpost that seems to back this up. Okinawa is famed for its high proportion of centenarians; it’s been estimated that roughly one in every 2,000 people there are over the age of 100.
Over the years, researchers studying this remarkable place have noticed several aspects of the Okinawan lifestyle that might explain their longevity. These include eating lots of vegetables and fewer calories overall than the average American – but also their attitude to work.
There is no word for “retirement” in the Okinawan language; the locals, many of whom grew up as farmers and fisherpeople, may carry on working until they die. Elderly residents live by the principle of “ikigai”, which is loosely translated as “having a reason to get up in the morning”. Predictably, the island boasts the world’s only “centenarian” pop band. KBG84 has played a sell-out Japanese tour and only accepts members over the age of 80.

These elderly singers from Okinawa are members of Japanese 'girl band' KBG84, with an average age of 84 (Credit: Getty Images)
So centenarians aren’t as decrepit as you’d think, and there are plenty of jobs that they can choose from. But will anyone want to employ them?
Well, yes. “The future has got to be older, I think,” says Knight. In his view, older workers have several advantages over their more fresh-faced colleagues, including the ability to work with people and superior communication skills.
Besides, elderly workers are likely to be experts in their field. Frankland was invited to give evidence in court at the age of 99. The case involved a driver who claimed an accident wasn’t their fault, but the consequence of an allergic reaction following a wasp sting. He persuaded the court that this was unlikely and the accused was eventually convicted.
There are challenges, however. Knight says several clients have rejected older candidates because they were too good – they were seen as a threat to the person employing them. For example, one worker successfully managed several crises while a senior colleague was on holiday. But instead of being pleased, “they got rid of her because she became more popular in the office. They asked for someone else without her skills or experience.”
Another problem centenarians may face is slightly more obvious – they’re old. “If you look on a company website and they say ‘this is a young, dynamic, vibrant team’, the last thing they want is a mature worker there,” says Knight. There’s a cultural gap. Imagine telling a colleague with grandchildren about that rave you went to at the weekend. “It’s like working with your parent or your grandparent.”
Nevertheless, one place that’s leading the way is Japan. With the longest life expectancy on the planet and birth rates plunging to a record low, nearly a third of the nation’s population is over the age of 65. This demographic reality has led to new government-backed rewards for companies that hang on to older workers. They’re also considering raising the age from which people can choose to claim a state pension to 70.

Can't stop, won't stop. Armenian-born Argentine 100-year-old Artyn Elmayan stretches before a tennis session (Credit: Getty Images)
The cosmetics company Pola, which sells skincare products, health foods and underwear at department stores across the country, now employs around 1,500 people – mostly women – in their 70s, 80s and 90s. They’ve often built up strong customer bases over the years, and older teams can outperform those that are more youthful.
So how does Frankland find working at 106? “I have all sorts of physical barriers now, deafness is one of them. Just handling things is difficult,” he says. “Looking for journals and things is an awful bore. I’m very limited, physically. I always used to say yes to everything and now I am beginning to say no.”
Frankland’s mental abilities are a different story. It would be hard to find a more engaging interviewee – at this point I have been regaled with stories about everything from his time as a Japanese prisoner of war to the book that inspired him to become a doctor. (If you’re interested, it’s The Story of San Michele by Axel Munthe.)
It may not be everyone’s idea of an idyllic later life; for many, ill health will mean that working past the age of 65 is impossible. But evidently it can be done. And if this is the future of work, offices are about to get a lot more interesting.

https://www.bbc.com/worklife/article/20180710-whats-it-like-working-past-your-100th-birthday